1.2.1 .Khái niệm
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại VCB
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong khoảng thời gian ba năm (từ năm 2009 đến hết năm 2011) triển khai, hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của VCB đã được một số mặt tích cực nhất định, đóng góp vào thành quả hoạt động chung của VCB cũng như mang lại những tiện ích về vốn và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng.
Đồng thời việc đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của VCB cũng chủ yếu căn cứ vào những tiêu chí đánh giá đã nêu ở chương một, cụ thể như sau:
2.3.1.1. Dƣ nợ tín dụng khách hàng cá nhân
Năm 2011 hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách vĩ mơ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là tỷ lệ cho vay phi sản xuất tối đa/tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2011 là 16%. Đứng trước tình hình đó, VCB một mặt tn thủ quy định của cơ quan chức năng, mặt khác rà sốt, đánh giá lại tình hình cấp tín dụng khách hàng cá nhân tại các Chi nhánh, Sở giao dịch. Trên cơ sở đó phân bổ hợp lý dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tối đa theo đặc thù từng Chi nhánh và đưa ra chính sách ưu tiên cho vay đối với những khách hàng truyền thống, năng lực tài chính tốt, uy tín. Do đó, hoạt động tín dụng cá nhân của VCB vẫn đạt được tỷ lệ tăng trưởng tương đối khả quan. Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân của VCB từ năm 2009 đến 2011 đều có sự tăng trưởng cả về số dư tuyệt đối và tỷ lệ tăng tương đối.
47
Bảng 2.11: Tăng trƣởng tín dụng khách hàng cá nhân của VCB năm 2009-2011.
Tiêu chí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ TDCN (tỷ đồng) 13,677 19,158 20,873 Tăng số tuyệt đối (tỷ đồng) 5,481 1,715
Tỷ lệ tăng 40% 9%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2009 – 2011)
2.3.1.2. Thị phần tín dụng cá nhân.
Trong nhiều năm qua, VCB luôn là một NHTM lớn ở Việt nam trong nhiều mảng hoạt động, thị phần tín dụng chiếm khoảng 11%, xếp thứ tư tồn hệ thống tính đến cuối năm 2011. Tuy nhiên, thị phần tín dụng cá nhân của VCB lại khá khiêm tốn so với một số NHTM cổ phần lớn ở Việt Nam.
Bảng 2.12: Thị phần tín dụng khách hàng cá nhân của một số ngân hàng Việt Nam năm 2009 - 2011.
Ngân hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Eximbank 5.4% 6.6% 4.9%
ACB 10.4% 9.7% 9.3%
Sacombank 11.2% 9.2% 7.0%
Techcombank 5.2% 5.7% 5.9%
VCB 6.2% 5.6% 5.4%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và tính tốn của học viên)
Nhìn vào bảng trên cho thấy thị phần TDCN của VCB tại Việt Nam có xu hướng giảm trong vòng ba năm qua, tuy tỷ lệ giảm không nhiều nhưng cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các NHTM cổ phần trong mảng TDCN, trong khi VCB vẫn khơng có nhiều chuyển biến tích cực dẫn đến thị phần TDCN của VCB bị giảm sút. Đây là dấu hiệu cảnh báo VCB đang mất dần thị phần của mảng kinh doanh chiến lược vào tay đối thủ cạnh tranh.
48
Ngoài ra, thị phần TDCN của VCB cịn có thể bị giảm sút nhiều hơn nữa do xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, việc cạnh tranh mảng TDCN tại Việt nam khơng chỉ cịn là “sân chơi” của các NHTM Việt Nam mà cịn có cả những ngân hàng nước ngồi như: ANZ, HSBC, Citibank… Chính vì vậy, đây cũng là một vấn đề mà Ban lãnh đạo của VCB cũng phải quan tâm vì xu hướng cho vay đối với khách hàng cá nhân là xu thế phổ biến của các NHTM trên thế giới và kể cả các NHTM tại Việt Nam.
2.3.1.3. Kênh phân phối
Một trong những biện pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân mà các NHTM trong nước đang sử dụng đó là việc phát triển kênh phân phối, đặc biệt là mở rộng mạng lưới Chi nhánh/PGD mạnh mẽ. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Techcombank có tốc độ mở mới điểm giao dịch khá nhanh, trung bình khoảng 200%/năm. Trong khi VCB chỉ mới mở thêm 4 Chi nhánh và một số ít PGD. Việc mở rộng mạng lưới là cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về tính tiện lợi, khả năng bán hàng. Tuy nhiên để gọi là "đủ" thì cần phải có các nỗ lực khác nữa như: phát triển thêm các kênh phân phối, đặc biệt là các kênh phân phối qua internet, điện thoại, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ trên nền công nghệ hiện đại…
Bảng 2.13: Số lƣợng điểm giao dịch của VCB và một số NHTM năm 2011
Ngân hàng Số điểm giao dịch (Chi nhánh, PGD) Tại tỉnh, thành Công ty con Nhân sự (ngƣời) Cty Liên doanh Số chi nhánh ở nƣớc ngoài Agribank Gần 2.400 CN & PGD (158 CN loại 1,2; 776 CN loại 3; >1392 PGD) 63 10 42.000 1 Campuchia Vietinbank 1.151 (trong đó 1 SGD, 150 CN và trên 1.000 PGD/QTK) 63 7 18.622 1 Đức, sắp tới là Lào, Myanma
49
BIDV 114 CN cấp 1; 373 PGD;
142 quỹ tiết kiệm 63 6 17.169 4
Lào, Campuchia, Nga, Myanma, Séc VCB 78 CN, 304 PGD 46 6 12.565 HongKong, Mỹ ACB 325 6 4 8.613 Eximbank 183 (1 Sở giao dịch, 39 CN, 143 PGD) 19 1 5.430 Techcombank 318 45 1 8.335
Sacombank 369 55 5 9.600 Lào, Campuchia
Quân đội 180 (1 HSC, 1 SGD, 178
CN và PGD) 63 5 5.098 Lào
Đông Á 235 57 4 4.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và thống kê của tác giá)
Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy VCB khơng có thế mạnh về mạng lưới hoạt động, đang tạm xếp thứ 4 sau ba NHTM nhà nước khác là Agribank, Vietinbank và BIDV. Tính đến cuối năm 2011, VCB có 382 điểm giao dịch và đang bị một số NHTM cổ phần khác sắp đuổi kịp như Sacombank, ACB và nhiều NHTM khác cũng đang nghiên cứu đầu tư phát triển mạng lưới giao dịch của mình. Các NHTM này có tốc độ tăng trưởng mạng lưới rất nhanh, trong khi VCB thì duy trì tốc độ tăng khá dè chừng. Một phần vì chính sách quản lý mạng lưới của VCB khá cẩn trọng trong việc phát triển ồ ạt điểm giao dịch mà không quản lý được sẽ dẫn đến rủi ro, ảnh hưởng đến thương hiệu VCB. Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay thì việc thành lập các điểm giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các thành phố, thị xã lớn, phát triển dường như đã bão hòa, trong khi đang có nhu cầu rất lớn về sử dụng dịch vụ, giao dịch với ngân hàng ở những nơi đang phát triển hoặc có tiềm năng phát triển như thị trấn, trung tâm huyện, xã, khu công nghiệp mới...
50
Bảng 2.14: Dƣ nợ TDCN theo khu vực của VCB năm 2009 – 2011
(ĐVT: tỷ đồng)
Khu vực
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dƣ nợ/Chi nhánh Dƣ nợ/Chi nhánh Dƣ nợ/Chi nhánh Hà Nội 144 283 264 Bắc Bộ 88 170 212
Miền Trung & Tây Nguyên 258 326 337
Hồ Chí Minh 243 298 302
Đông Nam Bộ 171 226 259
Tây Nam Bộ 208 217 219
Dƣ nợ bình quân/chi nhánh 195 264 275
(Nguồn: Số liệu báo cáo của VCB)
Theo bảng trên cho thấy dư nợ TDCN bình quân trên một chi nhánh của VCB có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Tuy nhiên mức tăng tuyệt đối năm 2011 so với 2010 là thấp hơn mức tăng của năm 2010 so với năm 2009, điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của Chi nhánh VCB có xu hướng giảm, đặc biệt trong năm 2011, các Chi nhánh VCB tại khu vực Hà Nội đã giảm dư nợ TDCN so với năm 2010, trong khi các khu vực khác của VCB đều có sự tăng trưởng dư nợ TDCN.
Các Chi nhánh của VCB phân bổ tại khu vực Miền Trung & Tây Ngun có số dư TDCN bình quân cao nhất với 337 tỷ đồng cho một Chi nhánh, kế đến là khu vực Tp.HCM với 302 tỷ đồng cho một Chi nhánh. Dư nợ TDCN thấp nhất là các Chi nhánh VCB khu vực Bắc Bộ với số dư khá khiêm tốn chỉ khoảng 212 tỷ đồng/Chi nhánh. Lý giải điều này là do một số Chi nhánh VCB khu vực miền Trung & Tây Nguyên như Chi nhánh Gia Lai, chi nhánh Đaklak có thế mạnh về cho vay sản xuất, kinh doanh nông sản (cà phê, tiêu, điều…) nên dư nợ cho vay là rất lớn so với những chi nhánh VCB khác. Bên cạnh đó, miền Đơng Nam Bộ là khu vực kinh tế rất năng động và là các tỉnh thành vệ tinh của TpHCM nên thừa hưởng nhiều thành quả phát triển của TpHCM, đặc biệt là Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, chính vì vậy cần phải phát triển mạng lưới nhiều hơn nữa tại các tỉnh
51
Đông Nam Bộ, nhằm đón đầu xu hướng phát triển mạnh về kinh tế, dân số trẻ, năng động và xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày một tăng tại đây. Còn tại khu vực Bắc Bộ thì kinh tế cịn chậm phát triển, trình độ dân trí cịn thấp nên việc triển khai hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến dư nợ cho vay không cao.
2.3.1.4. Nợ xấu
Chất lượng dư nợ tín dụng của các NHTM Việt Nam luôn là vấn đề được dư luận rất quan tâm, vì nó khơng những ảnh hưởng đến bản thân NHTM mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng ln là một vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với tất cả các ngân hàng, kể cả VCB.
Căn cứ theo bảng Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của VCB năm 2009 – 2011 cho thấy: nhìn chung chất lượng dư nợ TDCN của VCB qua 3 năm gần đây là khá tốt, tỷ lệ nợ xấu trung bình ở mức 1,97%/năm, tỷ lệ nợ xấu cá nhân luôn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của VCB 2,44% . Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của nợ xấu cá nhân cũng là khá nhỏ đối với hoạt động tín dụng của VCB. Ngoài ra, với việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, chất lượng tín dụng cá nhân của VCB được phản ánh chính xác hơn, theo đó số liệu nợ xấu sẽ cao hơn và dần phù hợp với chuẩn quốc tế hơn. Việc này có thể dẫn đến VCB phải trích lập dự phòng nhiều hơn, làm tăng chi phí, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của VCB, nhưng bù lại VCB có thể có những con số chính xác hơn về chất lượng tín dụng để từ đó có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, phù hợp.
Bên cạnh đó, vào tháng 03/2011, VCB đã chính thức triển khai hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân trên toàn hệ thống.
Việc chấm điểm của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân được tiến hành qua 3 bước: Bước 1 - Chấm điểm để đánh giá các rủi ro của khách hàng vay vốn, Bước 2 - chấm điểm để đánh giá tài sản bảo đảm, Bước 3 – Ra quyết định cho vay theo sản phẩm chuẩn.
52
nhân là chấm điểm, xếp loại rủi ro và ra quyết định cho vay đối với khách hàng có đề nghị vay vốn tại VCB. Tuy nhiên, hiện mới chỉ dừng lại ở bước chấm điểm khách hàng.
Đánh giá: với việc ban hành và triển khai Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho
khách hàng cá nhân, VCB đã tiến thêm một bước trong việc đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng một cách chính thức và chun nghiệp hơn, đồng thời chuẩn hóa quy trình, giảm sự tham gia của yếu tố rủi ro chủ quan của con người trong quá trình thẩm định phê duyệt tín dụng. Từ đó, VCB sẽ dễ dàng triển khai bán hàng cũng như quản lý rủi ro chặt chẽ chun nghiệp hơn, có tính thống nhất trên tồn hệ thống, rủi ro tín dụng được xác định trên hệ thống chuẩn theo từng mức độ và chính hệ thống sẽ cho ra quyết định cho vay cụ thể đối với từng trường hợp trong thời gian tới.
2.3.1.5. Lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng cá nhân
Trong nhiều năm qua, thu nhập của VCB cũng như của nhiều NHTM Việt Nam chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là các NHTM Nhà nước thì nguồn thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng cao trung bình khoảng 70% tổng thu nhập. Nguyên nhân chính là do truyền thống kinh doanh lâu đời của VCB chính là huy động vốn, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Trong khi nguồn thu từ dịch vụ chưa phát triển mạnh, thì VCB vẫn phải dựa vào kênh tín dụng để duy trì nguồn thu lớn cho hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.15: Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân của VCB năm 2009-2011.
STT Tiêu chí 2009 2010 2011
1 Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 5,004 5,479 5,730 2 Tỷ lệ lợi nhuận từ Tín dụng/Tổng LNTT 60.6% 66.7% 64.9% 3 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng (tỷ đồng) 3,033 3,655 3,719
4 Lợi nhuận từ TDCN (tỷ đồng) 294 391 371
5 Tỷ lệ lợi nhuận TDCN/Tổng LNTT 5.9% 7.1% 6.5%
53
Với việc ưu tiên cho tín dụng doanh nghiệp, khơng chú trọng đầu tư nhiều cho mảng tín dụng cá nhân nên nhiều năm qua nguồn thu từ hoạt động TDCN của VCB là khá thấp: cụ thể lợi nhuận năm 2009 đạt 294 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 391 tỷ đồng, đến năm 2011 lại giảm xuống chỉ đạt 371 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận TDCN/tổng LNTT của VCB năm 2011 chỉ đạt gần 7%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này của ACB đạt vào khoảng 32%.
2.3.1.6. Chiến lƣợc kinh doanh
Sau nhiều năm thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng trên tồn hệ thống VCB khơng mang lại nhiều hiệu quả cũng như không mang lại những chuyển biến tích cực, đến nay, VCB đã chú trọng quan tâm, đầu tư nhiều vào chiến lược kinh doanh đối với nhóm đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Trong đó, VCB cũng đã có những chiến lược, mục tiêu riêng cho hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân nhằm nhằm phát triển hoạt động này trong tổng thể hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo đó, chiến lược kinh doanh tín dụng cá nhân của VCB đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Trở thành một trong bốn NHTM hàng đầu về thị phần tín dụng cá nhân tại Việt Nam với tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân chiếm 20% tổng dư nợ cho vay; tăng trưởng dư nợ TDCN đạt mức bình quân 20%/năm và mở rộng mạng lưới hoạt động với tổng cộng 500 Chi nhánh và phòng giao dịch nhằm phục vụ cho hoạt động TDCN tốt hơn.
2.3.1.7. Chất lƣợng dịch vụ khách hàng
Chất lượng dịch vụ khách hàng của VCB đã có nhiều chuyển biến tích cực từ sau khi được cổ phần hóa. Một số khách hàng vay cũ của VCB cảm thấy khá hài lịng vì được hưởng lợi nhiều hơn với những sản phẩm đa dạng, thủ tục hồ sơ đơn giản, quy trình thực hiện nhanh chóng hơn, đặc biệt là có một sự thay đổi tương đối lớn trong cung cách phục vụ của CBTD theo chiều hướng tích cực, tận tình và gần gũi hơn. Tuy nhiên, một số khách hàng mới khi đến giao dịch tại VCB vẫn cảm thấy còn dư âm đâu đó nét văn hóa của một “doanh nghiệp Nhà nước”, tập trung
54
chủ yếu ở phong cách làm việc của CBTD, lối ứng xử và tâm lý “trên cơ” với khách hàng, cách đối xử với CBTD mới, điều này có thể thấy rõ nét hơn ở một vài CBTD lâu năm. Chính vì vậy, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng là một việc làm cấp thiết và đang được ban lãnh đạo VCB rất quan tâm.
2.3.1.8. Tính đa dạng của sản phẩm TDCN
Nhằm mục đích đẩy mạnh và chun mơn hóa mảng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, VCB Hội sở chính đã thành lập phịng Chính sách sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ vào năm 2007 và phòng Quản lý sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ vào năm 2011. Điều này đã tạo ra nhựng chuyển biến mới trong hoạt động TDCN của VCB. Theo đó, một loạt các sản phẩm TDCN chuẩn hóa được ban hành, cụ thể: