Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 92 - 114)

1.2.1 .Khái niệm

3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá

3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ

- Thứ nhất: NHNN cần phối hợp tốt với chính sách tài khóa để điều hành

chính sách tiền tệ linh hoạt theo định hướng của Chính phủ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo đảm an sinh xã hội, kiểm sốt tốt cán cân thanh toán, ngoại hối, vàng, chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là giảm lạm phát về mức thấp (khoảng dưới 8%/năm) để nguồn vốn huy động áp dụng lãi suất thấp, từ đó lãi suất cho vay khách hàng cá nhân có thể giảm xuống mức thấp, nhằm kích thích, hỗ trợ người dân vay tiêu dùng, chi tiêu thẻ tín dụng, mua nhà đất, xe ô tô, kinh doanh … từ các NHTM;

- Thứ hai: NHNN cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và chế tài xử lý

các NHTM, các cá nhân vi phạm các quy định của NHNN và cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong huy động vốn và các loại phí chính thức, phi chính thức có tính áp đặt phổ biến trong hoạt động cấp tín dụng cá nhân của NHTM mà khách hàng phải trả. Phí trả thêm để huy động vốn là chi phí vốn trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn cung vốn cho các cá nhân vay và các loại phí tín dụng sẽ gây mất ổn định, xáo trộn trong hoạt động ngân hàng, làm giảm lịng tìn của người dân vào hệ thống NHTM. Từ đó tín dụng đen có cơ hội phát triển bùng phát hơn nữa, làm giảm vai trị của NHTM, hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM từ đó cũng bị tác động tiêu cực.

- Thứ ba: NHNN cần tạo điều kiện cho các NHTM có năng lực tài chính, có

trình độ quản lý điều hành, có kinh nghiệm như VCB mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, kênh phân phối điện tử để VCB có thể phát triển hoạt động tín dụng cá nhân theo khả năng cung ứng và theo nhu cầu của thị trường.

- Thứ tư: có những kiến nghị nhằm cải cách thủ tục hành chính liên quan đến

thủ tục đất đai, phương tiện vận tải theo hướng công khai thủ tục, có chế tài xử lý trách nhiệm và rút ngắn thời gian xử lý. Đề xuất ban hành các quy định chuẩn, cập nhật và có tính thống nhất theo từng cấp đơn vị hành chính địa phương trên tồn

81

quốc trong các giao dịch có liên quan đến cơng chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp chủ quyền bất động sản của các dự án (quyền sử dụng đất và nhà, quyền sử dụng đất, căn hộ), hỏi tin quy hoạch nhà đất, xin phép xây sửa nhà, thủ tục cấp giấy đăng ký xe ô tô, đăng ký ngăn chặn (xe ô tô) để những cá nhân, tổ chức tham gia dễ dàng thực hiện và có tính nhất qn cho từng cơ quan xử lý trực thuộc các đơn vị hành chính như cấp tỉnh (Thành phố), quận (huyện), phường (xã)…

- Thứ năm: có quy định nới lỏng cho vay tiêu dùng để khai thác thị trường nội

địa tiềm năng với mức độ mở tùy thuộc theo diễn biến của nền kinh tế, trong đó quy định bắt buộc thêm nhiều trường hợp phải áp dụng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong giải ngân. Nhằm hỗ trợ NHTM kiểm soát vốn vay đúng mục đích và giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận và làm quen dần với phương thức thanh toán hiện đại và nhanh chóng. Cần ban hành các quy định bắt buộc thêm nhiều trường hợp Doanh nghiệp phải chi trả lương cho người lao động qua hệ thống tài khoản tại các NHTM, từng bước yêu cầu các cá nhân thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, chi phí mua sắm tài sản, tiêu dùng. Đây là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển tốt mảng cho vay kinh doanh, tiêu dùng trong tương lai và phát hành thẻ tín dụng của NHTM.

-Thứ sáu: nhanh chóng hồn chỉnh mơ hình và cấp phép đưa cơng ty thơng tín

tín dụng tư nhân vào hoạt động chính thức, đồng thời phải có sự hỗ trợ thường xuyên để cơng ty thơng tin tín dụng tư nhân hoạt động và phát triển song song với Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới, giúp các NHTM cũng như VCB có được những nguồn thơng tin tín dụng có chất lượng và cập nhật, tạo thêm cơ sở cho hoạt động cấp tín dụng được đẩy đủ, rõ ràng và nhanh chóng hơn.

- Thứ bảy: kiểm sốt và có cơ chế quản lý về hồ sơ, thủ tục đối với các cá nhân

vay và NHTM cho vay đầu cơ bất động sản. Nghiên cứu và ban hành hệ thống tra cứu tài sản cá nhân sở hữu có giá trị như bất động sản để kiểm soát các khoản vay mua bất động sản để ở hay để đầu tư, kinh doanh. Giống như hệ thống thuế thu

82

nhập cá nhân quản lý, tra cứu tồn quốc trên mạng internet thì nay có thể dùng số CMND (và/hoặc Passport) để cập nhật và thống kê tài sản (đã mua, đang mua) có giá trị của khách hàng vay. Các NHTM có thể dựa vào thơng tin tra cứu cập nhật liên tục trên internet để phục vụ xét duyệt cấp tín dụng bất động sản phục vụ nhu cầu ở của người dân, đây là nhu cầu thực và đẩy mạnh nó sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản nước ta phát triển ổn định hơn và NHTM có được nguồn tiêu thụ vốn đơng đảo và hiệu quả.

- Thứ tám: thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn và những câu hỏi thường gặp nhằm phổ cập, tuyên truyền đến các cá nhân ở thành thị cho đến nông thôn hiểu biết về quy trình, sản phẩm, dịch vụ tín dụng, thông tin liên hệ của ngân hàng, nhằm cập nhật kiến thức và chủ trương của Chính phủ, NHNN về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mơ, qua đó nâng cao trình độ dân trí của người dân cũng như hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của NHTM, tránh bị kẻ xấu lừa đảo, “cị tín dụng” chiếm dụng vốn …

- Thứ chín: có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và NHTM trong việc

xử lý tài sản đảm bảo nhằm đẩy nhanh tốc độ khai thơng dịng vốn, hạn chế thiệt hại cho các bên. Cần trao quyền tự quyết nhiều hơn cho NHTM trong việc xử lý tài sản nhằm hạn chế thiệt hại cho khách hàng, chủ yếu là do giảm giá tài sản do khấu hao và rủi ro giá cả thị trường, chi phí lãi vay ngày càng nhiều do lãi trong hạn + lãi phạt do để quá hạn và hạn chế thiệt hại cho NHTM như: thiệt hại về tài sản bảo đảm giảm sút về giá trị theo thời gian, nợ gốc + chi phí lãi vay và lãi phạt ngày càng nhiều (có thể xem xét miễn giảm lãi) + chi phí phát sinh (phí bảo quản, trơng giữ Tài sản…) tuy nhiên vẫn có nguy cơ vượt quá giá trị tài sản bảo đảm, gây tổn thất cho NHTM, nợ xấu để kéo dài chờ kiện tụng, chờ xử lý tài sản trong khi NHTM vẫn phải trích lập, sử dụng dự phòng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NHTM, ảnh hưởng đến uy tín của ban lãnh đạo, phịng tín dụng, uy tín của chi nhánh và hội sở chính NHTM, làm cho nguồn thu nhập của cán bộ, nhân viên bị ảnh hưởng (do lợi nhuận NHTM giảm hoặc khơng có do phải dùng lợi nhuận để trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro)…

83

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 của Luận văn tác giả đã giới thiệu về một số mục tiêu và định hướng phát triển có liên quan đến hoạt động tín dụng cá nhân của VCB trong thời gian tới. Từ thực trạng phân tích ở chương 2 kết hợp với mục tiêu và định hướng nêu trên, đúc kết từ kinh nghiệm làm việc thực tế và quá trình nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại VCB áp dụng cho Hội sở chính VCB đến các giải pháp cụ thể đối với các Chi nhánh VCB, trong đó, tập trung chủ yếu vào giải pháp cạnh tranh mạnh về giá, mạnh về chất lượng, tiện ích và kết hợp với cơng nghệ ngân hàng dựa trên nền tạng chất lượng nhân sự tốt, công nghệ hiện đại và kết hợp tập trung quyết liệt cho việc nâng cao chất lương dịch vụ càng sớm càng tốt, đây cũng là điểm yếu cần cải thiện của VCB. Bên cạnh đó, một số giải pháp, kiến nghị liên quan đến các cơ quan chức năng cũng được đề cập đến nhằm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng cá nhân của VCB được phát triển phù hợp, an toàn và chuyên nghiệp hơn.

Những giải pháp nêu trên chủ yếu được học viên nghiên cứu, đúc kết trong quá trình cơng tác thực tế tại VCB trên vận dụng lý thuyết cơ bản, quan sát tình hình thực tế và tham khảo, tuy nhiên, đây là những nhận định, đề xuất hợp lý mang tính chủ quan của bản thân tác giả, do đó, những giải pháp có thể phù hợp hoặc chưa phù hợp theo quan điểm của từng cá nhân, từng tổ chức. Đồng thời để giải pháp đưa vào thực tiễn thì cần có thời gian để Ban lãnh đạo VCB xem xét, đánh giá và lựa chọn. Tác giả hy vọng những giải pháp nêu trên sẽ góp phần giúp cho hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại VCB phát triển nhanh, mạnh, an toàn và hiệu quả hơn nữa.

84

PHẦN KẾT LUẬN

Mặc dù đã có khơng ít tác giả nghiên cứu về đề tài tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM, tuy nhiên, trước những diễn biến liên tục của thị trường tài chính - ngân hàng, các NHTM tại Việt Nam phải luôn đối mặt với áp lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, quản lý rủi ro, phát triển quy mô… và đặc biệt là xu hướng phát triển mảng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là chiến lược ưu tiên cho nhiều NHTM tại Việt Nam. Vì vậy, hoạt động tín dụng cá nhân vẫn luôn là mối quan tâm lớn của nhiều NHTM tại Việt Nam và việc nghiên cứu về đề tài này vẫn có những giá trị hữu ích trong giai đoạn hiện nay.

Với việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Hai là, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011, qua đó chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Ba là, trên cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh và kế hoạch mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020, luận văn đã đề xuất các giải pháp cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các giải pháp hỗ trợ đối với Chính phủ, NHNN, Hiệp hội ngân hàng và các cơ quan chức năng có liên quan nhằm góp phần phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Mục tiêu của VCB trong mảng tín dụng khách hàng cá nhân đã có nêu trong

85

luận văn, tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của chính VCB trong việc thực thi đồng bộ các giải pháp về chiến lược, chất lượng dịch vụ khách hàng, con người, quản trị rủi ro, kênh phân phối, truyền thơng… VCB cũng cần có sự quan tâm, hỗ trợ, đổi mới ở tầm vĩ mơ từ phía Chính phủ, NHNN, các cơ quan, ban ngành có liên quan để hoạt động tín dụng cá nhân của VCB phát triển hiệu quả hơn.

Với những giải pháp nêu trong luận văn này, học viên mong muốn sẽ góp phần giúp cho hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát triển hơn nữa và đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là trở thành một trong những NHTM có thị phần tín dụng cá nhân hàng đầu ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thu Trang. 2011. Phân tích chiến lược hiện tại và đề xuất hoàn thiện chiến lược cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Đồ án nghiên cứu. Đại học HELP, Malaysia.

2. Hồ Thiện Bảo Lộc, 2009. Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh TP.HCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Tp.HCM.

3. Huỳnh Nguyễn Đức Huy, 2007. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoài quốc doanh - Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

4. Lê Thị Kim Nhung. 2010. Giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học thương mại. Số 36/2010.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, 2011. Chương trình phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn TP.HCM.

6. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên.

7. Ngân hàng TMCP Á Châu, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên.

9. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên

10. Ngân hàng TMCP Đông Á, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên

11. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên 12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên

13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2012. Báo cáo chuyên đề hội nghị triển khai hoạt động kinh doanh năm 2012.

14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 2012. Báo cáo phân tích cạnh tranh. 15. Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên

16. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên 17. Ngân hàng TMCP Sài gịn Thương Tín, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường niên 18. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, 2009 – 2010 – 2011. Báo cáo thường

niên.

19. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê.

21. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản thống kê. 22. Nguyễn Thị Mỹ Tiên, 2012. Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng cá nhân

tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

23. Nguyễn Thị Ngọc Tú, 2012. Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

24. Nhà xuất bản Tài Chính, 2012. Quy định mới về quản lý hoạt động cho vay – huy động vốn, phân tích tài chính doanh nghiệp quy trình kiểm tốn & thanh tra – giám sát đối với các tổ chức tín dụng – ngân hàng 2012.

25. Phạm Thị Lan Anh, 2009. Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Kinh tế Tp.HCM.

27. Tạp chí Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2009, 2010, 2011 28. Tạp chí thơng tin tín dụng CIC, 2009 - 2010 – 2011.

29. Thời báo kinh tế sài gòn, 2009 – 2010 – 2011. 30. Website tham khảo:

- Website Ngân hàng TMCP Á Châu, www.acb.com.vn - Website Báo lao động, www.laodong.com.vn

- Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, www.vnba.org.vn - Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn - Website bách khoa toàn thư mở, http://vi.wikipedia.org

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

Một số quy định của Chính phủ, NHNN có tác động lớn đến hoạt động tín dụng cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 92 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)