1.2.1 .Khái niệm
1.2.6. Biện pháp bảo đảm trong tín dụng cá nhân
Ngồi các khoản cấp tín dụng nhằm mục đích tiêu dùng, có giá trị nhỏ phục vụ cho đối tượng cá nhân là cán bộ công nhân viên đang công tác tại NHTM, các cơ quan, tổ chức, cịn lại các khoản cấp tín dụng cá nhân khác hầu hết đều phải có biện pháp bảo đảm theo chính sách cấp tín dụng của từng NHTM.
Theo Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005 của Việt Nam thì hiện có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp.
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng cá nhân hiện nay của các NHTM thường chỉ áp dụng các biện pháp bảo đảm chủ yếu sau: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và
18
bảo lãnh. Căn cứ theo Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11, ta có những định nghĩa sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc
sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.