luận thế giới bên ngoài bàn đàm phán Hội nghị Paris
Khi mở Mặt trận ngoại giao phục vụ kháng chiến chống Mỹ, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho ngành đối ngoại: “Ta cần có chính sách đúng đắn, phải làm sao vui lòng được mọi người, làm vui lịng từ người binh nhất, binh nhì… Tuy khơng được vừa lịng 100% nhưng không được làm mất lịng ai 100 %, vì cách mạng của ta phải dựa vào họ giúp đỡ”; “ngoại giao của ta là cốt tranh thủ nhiều người ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước” [73, tr. 7]. Thấm nhuần tư tưởng đó, bên cạnh đấu tranh trực tiếp với địch trên bàn đàm phán, Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN còn tiến hành những hoạt động đối ngoại phong phú bên ngoài Hội nghị, nhằm tranh thủ tối đa dư luận quốc tế, cơ lập Mỹ và chính quyền Sài Gịn, đặt trọng tâm vào việc tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ, chính quyền Sài Gòn, cũng như âm mưu của Mỹ - Thiệu kéo dài chiến tranh.
Ngay từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc và chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Trung ương Đảng chỉ đạo công tác tuyên truyền đối ngoại xoay quanh các chủ đề chính sau: 1). Tuyên truyền về tính chính nghĩa của kháng chiến chống Mỹ chống chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ, đập tan những luận điệu tuyên truyền bịp bợm của Mỹ - ngụy xuyên tạc cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta; 2). Tố cáo tội ác của Mỹ trên cả hai miền Nam Bắc nước ta; 3). Phát huy chiến thắng của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc và đề cao vai trị và vị trí của MTDTGP miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam [8, tr. 307]. Đặc biệt, ngay sau khi CPCMLTCHMNVN ra đời, Đảng đã khẳng định” “Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời đánh dấu
những thắng lợi to lớn của thời kỳ tổng tấn công và nổi dậy, sự trưởng thành của phong trào cách mạng miền Nam, nhất định sẽ phát huy tác dụng tích cực trong cuộc đấu tranh tấn cơng địch trên ba mặt trận: qn sự, chính trị và ngoại giao” [36, tr. 186]. Trên cơ sở đó, BBT chỉ thị: “Tranh thủ rộng rãi hơn nữa sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và qua đó góp phần phát triển hành động chung của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược và ủng hộ Việt Nam” [36, tr. 202].
Bước sang năm 1970, nhận định về những thành tựu đạt được trong bước chuyển của cách mạng, Trung ương Đảng chỉ rõ: “Những thắng lợi của ta trong hai năm qua là những thắng lợi to lớn, toàn diện về chiến lược trong giai đoạn phát triển cao của chiến lược tiến công của ta, giai đoạn ta tiến lên giành thắng lợi quyết định. Những thất bại của địch là những thất bại nặng nề, toàn diện về chiến lược trong giai đoạn cuối, giai đoạn xuống thang và đi đến thất bại” [37, tr. 32] và khẳng định rằng, những thắng lợi to lớn nói trên có ý nghĩa
quốc tế hết sức lớn lao, nâng cao hơn bao giờ hết “địa vị quốc tế và uy tín của
cách mạng Việt Nam, của Đảng ta, của dân tộc ta trên thế giới” [37, tr. 34] và điều quan trọng hơn cả, nó là cơ sở để “tăng cường mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết và ủng hộ nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược” [37, tr. 34]. Như vậy, tiến công ngoại giao và đấu tranh quốc tế trong giai đoạn mới, ngày càng có những khả năng mới, càng có ý nghĩa quan trọng. Nó phát huy thế thắng và thế chủ động của chúng ta, nhằm tiến công một kẻ địch đang thất bại và bị động về mọi mặt và phải xuống thang, đang ngoan cố kéo dài chiến tranh xâm lược và “Việt Nam hóa chiến tranh” để cứu vãn tình thế; đặc biệt, “tiến cơng ngoại giao lại có nhiệm vụ phối hợp với đấu tranh chính trị ở trong nước và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ” [37, tr. 115]. Về biện pháp cụ thể, cần:
Đẩy mạnh và mở rộng phong trào nhân dân thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước, hướng dư luận thế giới
và dư luận Mỹ đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, nhanh chóng rút tồn bộ và khơng điều kiện quân Mỹ và chư hầu của Mỹ
ra khỏi miền Nam, chấm dứt việc ủng hộ ngụy quyền Thiệu - Kỳ - Khiêm, chấm dứt những hành động tội ác đối với nhân dân miền Nam Việt Nam và việc xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [37, tr. 134].
Nhằm tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ, sẻ chia của nhân dân tiến bộ thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, Trung ương Đảng chủ trương: “Lúc này vấn đề tố cáo tội ác của địch có một tầm quan trọng rất lớn để khơi sâu lòng căm thù giặc của nhân dân ta, làm cho địch càng bị lên án ở Mỹ và trên thế giới, buộc chúng phải chùn tay một phần nào trong chính sách dã man tàn bạo của chúng” [37, tr. 63]. Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh rằng, cần “tố cáo một cách có hệ thống chính sách và tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ trong 20 năm qua, đặc biệt là âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh để kéo dài chiến tranh xâm lược và những thủ đoạn chiến tranh tàn bạo, chủ yếu tập trung tố cáo việc chúng rải chất độc hóa học, gây ra những vụ thảm sát dã man và đối xử vô nhân đạo với những người yêu nước bị chúng giam giữ ở miền Nam” [37, tr.133]. Thực hiện nhiệm vụ nói trên, Đồn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN phối hợp chặt chẽ với Đoàn Ngoại giao VNDCCH tích cực tố cáo tội ác man rợ mà đế quốc không run tay gây ra ở Việt Nam. Vụ thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) do quân đội Mỹ gây ra ngày 16 – 3 – 1968, giết hại hơn 500 đồng bào ta, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em; việc giam giữ, đầy ải những người yêu nước trong các “chuồng cọp” ở Côn Đảo… đã được Đoàn Ngoại giao của cả CPCMLTCHMNVN và VNDCCH đưa ra trước công luận, khiến nhân dân Mỹ và dư luận thế giới vô cùng căm phẫn, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân u chuộng hịa bình thế giới ủng hộ Việt Nam. Phịng thơng tin của CPCMLTCHMNVN đã công bố nhiều tư liệu, danh sách nạn nhân tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gịn. Để tăng thêm tính thuyết phục, Đoàn Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN còn mời sang châu Âu những nhân chứng sống của tội ác Sơn Mỹ, nhà tù Côn Đảo… Những nhân chứng này tham dự các cuộc họp báo quốc tế do Đoàn tổ chức,
nhận lời mời nói chuyện của các tổ chức xã hội ở nhiều nước châu Âu. Những bằng chứng sống, đầy sức thuyết phục đó đã thức tỉnh lương tri của nhân loại tiến bộ, làm dấy lên những làn sóng mạnh mẽ phản đối cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương.
Trong điều kiện khi Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, lật đổ chính quyền trung lập Sihanouk, tấn cơng vùng giải phóng Lào, đẩy cách mạng miền Nam vào thế khó khăn và trong những ngày đầu tháng 5 – 1970, khi máy bay Mỹ liên tiếp tập trung ném bom, bắn phá từng đợt các tỉnh Quảng Bình và Nghệ An, BBT ra Chỉ thị số 178-CT/TW (12 – 5 – 1970), xác định nhiệm vụ “tập trung lên án Mỹ xâm lược Campuchia, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương; lên án những hành động chiến tranh của Mỹ xâm phạm chủ quyền và an ninh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vi phạm trắng trợn lời cam kết của Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tố cáo mạnh mẽ các tội ác chiến tranh của địch” [37, tr. 210] và “động viên mạnh mẽ phong trào của nhân dân thế giới và của nhân dân tiến bộ Mỹ địi Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương và phải rút quân ra khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào [37, tr. 210]. Thực hiện Chỉ thị trên, các hoạt động đối ngoại của Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN cịn có thêm nội dung tố cáo hành động mở rộng chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương, chỉ rõ đây khơng phải là “phi Mỹ hóa chiến tranh” mà là “Đơng Dương hóa chiến tranh”. Trong các Tuyên bố, các cuộc tiếp xúc được tổ chức khá thường xuyên, Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã bóc trần những thủ đoạn tấn công bịp bợm và ý đồ muốn dùng áp lực quân sự để thương lượng trên thế mạnh của Tổng thống R.Nixon; nêu rõ chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ ở Việt Nam nhất định thất bại. Ngày 13 – 4 – 1970, trước hành động của chính quyền Lonnol – Xirich Ma - tak khủng bố dã man Việt kiều Campuchia, Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố lên án tội ác của chính quyền Lonnol. Khi Mỹ xâm lược Campuchia (5 – 1970) và
thành lập cái gọi là “chế độ cộng hòa Khơme” (10 – 1970), Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN lập tức có tuyên bố lên án hành động xâm lược này.
Trước âm mưu mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương và việc thực hiện chính sách “dùng người Đơng Dương đánh người Đông Dương” của đế quốc Mỹ, Nghị quyết BCT, ngày 19 – 6 – 1970, nêu rõ nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao và hoạt động quốc tế là phải kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và phải phát huy vai trị tích cực, chủ động góp phần đánh bại kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở chiến trường, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với chúng ta và cô lập cao độ chúng trước dư luận trong nước và trên thế giới. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, trước mắt, hoạt động ngoại giao cần phải tập trung vào những nội dung sau: 1). Tố cáo âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh và những tội ác của Mỹ và tay sai ở Việt Nam và các nước ở Đơng Dương; 2). Tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước trung gian và nhân dân u chuộng hịa bình thế giới [37, tr. 256 – 257]. Quán triệt quan điểm của Nghị quyết BCT (19 – 6 – 1970), cuối tháng 11 – 1970, khi đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc, với lý do trừng phạt “sự thỏa thuận ngầm” giữa hai phái đoàn ngoại giao của ta, gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho dân thường vô tội, Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã ra tuyên bố lên án hành động chiến tranh cực kỳ nghiêm trọng của đế quốc Mỹ chống VNDCCH. Đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN cũng ra tuyên bố kịch liệt lên án hành động chiến tranh trên của Mỹ. Hai đoàn đại biểu cũng tuyên bố không dự phiên họp ngày 25 – 11 – 1970. Ngày 23 – 11 – 1970, Bộ trưởng Xuân Thủy họp báo, khẳng định: “Tuyệt đối khơng có sự thỏa thuận ngầm nào cả và Mỹ hồn tồn khơng có quyền cho máy bay do thám trên miền Bắc Việt Nam” [50, tr. 4]. Cùng ngày, Đoàn đại biểu của CPCMLTCHMNVN tiếp tục ra tuyên bố kịch liệt lên án hành động bắn phá dã man, làm tổn hại đến dân thường nêu trên của đế quốc Mỹ.
Khi cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán chưa đi vào thực chất, Mỹ và quân đội Sài Gòn đã mở chiến dịch Lam Sơn 719, nhằm xoay chuyển tình thế và gây sức ép trên bàn đàm phán. Những hình ảnh về chiến dịch này được các báo chí và truyền hình các nước Âu - Mỹ đăng tải rộng rãi, trong đó có cả hình ảnh các cuộc tháo chạy của quân đội Mỹ - ngụy. Nhân sự việc này, Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã họp báo, vạch rõ thực chất của cái gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” và bày tỏ lịng cơng phẫn trước số phận của binh lính Sài Gịn bị ném vào chỗ chết để R.Nixon thể nghiệm chiến lược của ông ta. Như vậy, bên cạnh đàm phán để tranh thủ dư luận, tập hợp bạn bè quốc tế, bên ngoài bàn đàm phán, hai Đoàn Ngoại giao Việt Nam phối hợp chặt chẽ hoạt động, tích cực tác động vào nội bộ nước Mỹ, phối hợp với phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút nhanh, rút hết qn Mỹ khỏi Đơng Dương; tác động vào nội tình miền Nam Việt Nam, góp phần phân hóa và cơ lập thêm ngụy quyền Thiệu – Kỳ - Khiêm.
Nhìn chung, xuyên suốt trong các hoạt động của cả hai Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN và VNDCCH những năm 1969 – 1972 là tố cáo thái độ hiếu chiến của chính quyền R.Nixon, kịch liệt lên án tội ác man rợ của Mỹ tiến hành chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam và nêu rõ quyết tâm của nhân dân ta chống Mỹ xâm lược. Đánh giá về những hoạt động ngoại giao tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ tại Việt Nam mà hai Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN và VNDCCH đã tiến hành, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 18 (1 – 1970) đã biểu dương: “Chưa bao giờ cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác và những hành động man rợ của Mỹ ở Việt Nam bị dư luận rộng rãi ở khắp thế giới lên án mạnh mẽ như ngày nay. Ta đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ ngày càng mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ” [37, tr. 32]. Có thể khẳng định rằng, hoạt động tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ cùng với việc tranh thủ sự thừa nhận và ủng hộ quốc tế đối với CPCMLTCHMNVN đã làm cho vai trò cũng như vị thế quốc tế của CPCMLTCHMNVN ngày càng được củng cố, không ngừng tăng cao trên
trường quốc tế, trở thành điều kiện thuận lợi phát huy ưu thế ngoại giao “tuy hai mà một, tuy một mà hai” mà Đảng ta đã chủ trương từ rất sớm và được đẩy mạnh sau khi CPCMLTCHMNVN ra đời, tạo nên hiệu quả ngoại giao tích cực. Điều đó cũng đồng thời cho thấy, việc thành lập CPCMLTCHMNVN là một giải pháp kịp thời, đúng thời điểm, đưa cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta tiến những bước dài, góp phần đắc lực từng bước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi tới thắng lợi.