3. Những thành quả quan trọng trong hoạt động đối ngoại của ngoại giao
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng
Trong điều kiện mới, trên cơ sở đánh giá tình hình ta và địch, Báo cáo chính trị tại Hội nghị lần thứ 21 BCHTƯ Đảng (tháng 6 – 1973) nhận định: “Âm mưu lâu dài của đế quốc Mỹ và tay sai là tìm mọi cách xố bỏ sự tồn tại của chính quyền và quân đội cách mạng để chúng độc chiếm miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành một nước riêng với một chế độ chính trị "quốc gia" thân Mỹ” [40, tr. 577]. Hội nghị dự báo hai khả năng phát triển của tình hình miền Nam: 1). Ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành
Hiệp định Paris về Việt Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam còn lâu dài, khó khăn, phức tạp, nhưng ngày càng phát triển và ở thế tiến lên mạnh mẽ; 2). Ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn [40, tr. 231]. Trong hai khả năng đó, phải “phải hết sức tranh thủ thực hiện khả năng thứ nhất và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng thứ hai” [40, tr.231]. Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt ở miền Nam: “Đấu tranh đòi Mỹ - ngụy phải thi hành Hiệp định để thực sự lập lại hồ bình” [40, tr. 231]. Để thực hiện nhiệm vụ đó, phải “đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt, tùy theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp giữa các mặt trận đó cho thích hợp” [40, tr. 237].
Như vậy, trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, yếu của địch và của ta, trước thái độ phá hoại Hiệp định Paris của Mỹ - Thiệu, Trung ương Đảng nhận định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và chống CNTD mới của Mỹ là cuộc đấu tranh quyết liệt, giải quyết vấn đề “ai thắng ai”, chiến tranh hay hịa bình, thống nhất dân tộc hay chia cắt đất nước. Đảng đã dự đoán các khả năng và chỉ rõ nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới, trong đó tiếp tục chủ trương kết hợp hoạt động trên ba mặt trận đấu tranh thi hành Hiệp định.
Trước thái độ phá hoại Hiệp định của Mỹ - Thiệu, Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao của hai miền là:“Nắm vững pháp lý của Hiệp định Paris về Việt Nam, giương cao ngọn cờ hịa bình và lập trường chính nghĩa của ta, kiên quyết vạch trần trước dư luận trong nước và dư luận thế giới mọi âm mưu và hành động của địch vi phạm Hiệp định” [40, tr. 256].
Trước sự ngoan cố của Mỹ - Thiệu, Đảng cũng lường định rằng, giữa ta và địch sẽ diễn ra một trạng thái giằng co rất quyết liệt và phức tạp, vì cả ta và địch đều ra sức phát huy lợi thế hiện có của mình để giành thế mạnh nhằm triển khai cuộc đấu tranh "ai thắng ai" trong điều kiện mới. Vì thế, muốn giành thắng lợi, phải rất kiên quyết và khôn khéo với phương hướng chung là “ta phải mạnh
đồng thời đề cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp phải dùng đến chiến tranh cách mạng để giành thắng lợi” [40, tr. 614].
Trung ương Đảng cũng xác định rõ:
Đấu tranh thi hành Hiệp định Pari về Việt Nam là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp, cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ ở trong và ngoài nước, trên bàn đàm phán với phong trào đấu tranh của quần chúng trong từng thời gian, phát huy vai trò của Chính phủ cách mạng lâm thời, đồng thời phát huy tác dụng rất quan trọng của miền Bắc thì mới đạt kết quả tốt [40, tr.256 - 257]. Như vậy, Trung ương Đảng chủ trương tiếp tục tăng cường phối hợp và phát huy ưu thế ngoại giao của hai miền, phát huy vai trò của CPCMLTCHMNVN trong đấu tranh thi hành Hiệp định.
Bước sang năm 1974, chúng ta tiếp tục phải đối diện với hàng loạt khó khăn, trong đó có những khó khăn ngay từ những người bạn lớn: Liên Xô chấm dứt viện trợ quân sự cho miền Bắc; Trung Quốc giảm viện trợ đáng kể cho Việt Nam. Đặc biệt, lợi dụng cơ hội lúc Mỹ rút, chính quyền Sài Gịn suy yếu, Trung Quốc đã đưa qn đội đánh chiếm các đảo phía Tây Hồng Sa (20 – 1 – 1974), trước khi chúng ta kịp hồn tồn giải phóng miền Nam. Có lẽ điều khó nhất là ở chỗ trong khi chúng ta “còn phải đương đầu với đế quốc Mỹ và bọn tay sai trong khi các nước anh em đánh giá tình hình thế giới mỗi nước một khác” [41, tr. 41]. Về vấn đề này, TBT Lê Duẩn nhận xét: “Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, ta có thể đánh giá Mỹ đúng được, nhưng đánh giá bạn ta thì lại khó như vậy đấy” [41, tr. 41]. Vì thế, trên tinh thần độc lập tự chủ, sự nghiệp cách mạng của chúng ta thì tự chúng ta phải chủ động làm lấy, “trong quá trình tiến lên, ta phải giữ vững độc lập, tự chủ, đồng thời phải cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em. Phải độc lập tự chủ mới thắng được, nhưng phải biết đoàn kết với anh em, đừng để mình bị cơ lập” [41, tr. 43]. Sự chỉ đạo trên của TBT Lê Duẩn đồng thời cũng là tinh thần cơ bản đường lối đối ngoại của Đảng.
Đầu năm 1975, với những diễn biến theo chiều hướng thắng lợi cả trên trường quốc tế cũng như ở trong nước, coi đấu tranh ngoại giao là một mũi đấu tranh quan trọng, Hội nghị BCT (7 – 1 – 1975) yêu cầu:
Sử dụng khôn khéo vũ khí đấu tranh ngoại giao, góp phần giương cao ngọn cờ hồ bình, độc lập, hồ hợp dân tộc nhằm cơ lập bọn tay sai ngoan cố; làm sáng tỏ chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới; ngăn chặn âm mưu và thủ đoạn can thiệp, phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế [41, tr. 196].
Bởi vì, trận quyết chiến chiến lược này là một sự nghiệp trọng đại. Nó sẽ đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hồn tồn, góp phần làm thay đổi cục diện ở Đông Dương, Đông Nam Á, mở ra một bước phát triển mới trong phong trào cách mạng của nhân dân thế giới và “Đảng ta quyết làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang đối với dân tộc và nghĩa vụ quốc tế cao cả” [42, tr. 10].
Một cách tổng quát, trong những năm 1973 – 1975, nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng Việt Nam là đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, chuẩn bị cho cơng cuộc giải phóng hồn tồn đất nước khi có thời cơ và điều kiện. Do vậy, tồn bộ nhiệm vụ đối ngoại nói chung, hoạt động của CPCMLTCHMNVN dưới sự lãnh đạo của Đảng nói riêng đều hướng vào phục vụ mục tiêu đó. Đây đồng thời cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp vì sự ủng hộ của một số nước XHCN đối với cơng cuộc giải phóng đất nước của chúng ta khơng phải lúc nào cũng “thuận buồm, xuôi gió”, vì thế, gây ra cho chúng ta những cản trở, khó khăn nhất định. Đặc biệt, đế quốc Mỹ dù đã ngậm ngùi cuốn cờ, rút khỏi miền Nam Việt Nam, song vẫn ngầm ủng hộ chính quyền Thiệu trong nỗ lực cuối cùng giữ lấy miền Nam Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Đảng chủ trương tiếp tục phát huy ưu thế ngoại giao hai miền, kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao với các mặt đấu tranh khác;
làm tốt nhiệm vụ vạch trần âm mưu của địch và tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; đồng thời, hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế.