3. Khi nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề trên bàn Hội nghị,
3.1.4. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973 –
phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973 – 1975 vừa có sự thống nhất căn bản, vừa bƣớc phát triển nhất định so với giai đoạn 1969 – 1972
Sau khi CPCMLTHMNVN ra đời, hoạt động ngoại giao của Chính phủ trải qua hai giai đoạn: 1969 – 1972; 1973 – 1975 với những mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại chung và riêng cho từng giai đoạn. Xuyên suốt hai giai đoạn là mục tiêu đấu tranh vì độc lập, tự do thống nhất đất nước và toàn bộ nền ngoại giao Việt Nam dốc sức phục vụ cho mục tiêu đó.
Bước sang năm 1969, trước những biến chuyển mới của tình hình, đặc biệt là những chuyển biến quân sự trên chiến trường và đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán Hội nghị Paris, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 16 (5 – 1969) chủ trương đẩy mạnh tiến cơng ngoại giao, vì đây là mũi tiến cơng có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Hội nghị chỉ rõ rằng, tiến công ngoại giao cần tiến hành liên tục, sắc bén, kiên trì nguyên tắc, khéo vận dụng sách lược, vừa kiên quyết vừa linh hoạt, buộc Mỹ phải rút quân và nhận một giải pháp chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của chúng ta. Để thực hiện thành công mục tiêu nêu trên, Đảng chủ trương kết hợp và phát huy ưu thế ngoại giao hai miền Nam, Bắc - “ngoại giao tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Đây là là một chủ trương lớn, quan trọng, độc đáo, xuyên suốt toàn bộ thời kỳ 1969 – 1975, nhằm tập hợp thêm lực lượng, tranh thủ các xu hướng khác nhau ủng hộ Việt Nam ở trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đối ngoại của CPCMLTHMNVN được xác
định gọn, rõ, đầy đủ trong Chương trình hành động của Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam, bao gồm:
Một là, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước và
nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ;
Hai là, tích cực ủng hộ phong trào độc lập dân tộc của nhân dân châu Á,
châu Phi, châu Mỹ La-tinh;
Ba là, tích cực phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ chống
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam [88, tr. 11].
Có thể khẳng định rằng, những nhiệm vụ đối ngoại này là sự cụ thể hóa chủ trương đối ngoại chung của ĐCSVN trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thể hiện lập trường hịa bình, trung lập của CPCMLTHMNVN - một lập trường cần thiết cho việc tập hợp lực lượng khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đi vào giai đoạn quyết liệt, hy sinh gian khó nhất.
Trên nền tảng các nhiệm vụ đối ngoại được xác định phù hợp đó, hoạt động đối ngoại của CPCMLTHMNVN, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, tích cực thực hiện cuộc vận động quốc tế, khẳng định vai trò hợp hiến, hợp pháp của mình, nâng cao địa vị trên trường quốc tế, tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, tích cực vận động để CPCMLTCHMNVN trở thành thành viên của Phong trào Không liên kết.
Năm 1969, khi Hội nghị Paris bước vào giai đoạn hai - giai đoạn đàm phán bốn bên, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, trên bàn đàm phán, Đồn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đấu tranh địi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, nói chuyện nghiêm chỉnh với CPCMLTCHMNVN, đấu tranh với thái độ cố tình hạ thấp Hội nghị Paris của Mỹ và chính quyền Sài Gịn; đồng thời, bóc trần âm mưu ngoan cố của địch, rút quân nhỏ giọt và kéo dài chiến tranh xâm lược [37, tr. 62]; đấu tranh đòi Mỹ rút hết quân trước ngày 30
– 6 – 1971 và địi gạt bỏ nhóm Thiệu – Kỳ - Khiêm để thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam; gắn vấn đề Mỹ rút quân với trao trả tù binh…. Có thể khẳng định rằng, các hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN giai đoạn 1969 – 1972 thích ứng với việc thúc đẩy đàm phán trên bàn Hội nghị đi vào thực chất, thúc đẩy Mỹ, chính quyền Sài Gịn ký kết Hiệp định với yêu cầu là buộc địch phải ký kết với những điều khoản có lợi nhất cho chúng ta.
Sau khi Hiệp định được ký kết (1 – 1973), nhất quán với chủ trương kết hợp đấu tranh ngoại giao “tuy hai mà một, tuy một mà hai”, trên nền tảng nhiệm vụ, mục tiêu đối ngoại được xác định trong Chương trình hành động của
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hoạt động đối
ngoại của CPCMLTCHMNVN giai đoạn 1973 – 1975 hướng vào việc “đấu tranh đòi Mỹ - ngụy phải thi hành Hiệp định để thực sự lập lại hồ bình” [40, tr. 613]; đồng thời, “kiên quyết vạch trần trước dư luận trong nước và dư luận thế giới mọi âm mưu và hành động của địch vi phạm Hiệp định” [40, tr. 256].
Như vậy, trong sự khác biệt với giai đoạn 1969 – 1972, trong giai đoạn 1973 – 1975, nhằm hoàn thành nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng Việt Nam là đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris, chuẩn bị cho công cuộc giải phóng hồn tồn đất nước khi có thời cơ và điều kiện, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, toàn bộ hoạt động của CPCMLTCHMNVN đều hướng vào phục vụ mục tiêu đó, kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao với các mặt đấu tranh khác; tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; đồng thời, hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế.