Quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn còn một số hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 127 - 134)

3. Khi nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề trên bàn Hội nghị,

3.1.5. Quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn còn một số hạn

Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, tồn tại

Về cơ bản chủ trương, phương hướng đối ngoại, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN là đúng đắn, kịp thời, sát hợp thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, q trình ĐCSVN lãnh đạo

hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, ở một số thời điểm, Trung ương Đảng còn chậm chễ, chưa

thực sự có sự nghiên cứu sâu sắc về các nước lớn và về chiến lược các nước lớn (Mỹ, Liên Xơ, Trung Quốc).

Trong q trình tiến hành đàm phán trên bàn Hội nghị Paris, dù bước đầu, Trung ương Đảng đã có chú ý nghiên cứu chiến lược của Mỹ và Liên Xô, Trung Quốc, song do hạn chế của hoàn cảnh khách quan, chúng ta chưa nắm kỹ, chưa có hiểu biết sâu sắc về chính sách ngoại giao của các nước lớn. Với Mỹ, chúng ta chưa hiểu sâu về nền chính trị nước Mỹ, về quan hệ giữa hành pháp và lập pháp, Trung ương Đảng đã chỉ đạo các Đoàn Ngoại giao VNDCCH và CPCMLTCHMNVN đưa ra những đòi hỏi cứng nhắc (địi hỏi Mỹ phải nói chuyện với Mặt trận; đồng ý về bồi thường chiến tranh bằng một Công hàm của Tổng thống, nhưng trên thực tế Cơng hàm đó khơng có giá trị….).

Khi cuộc đàm phán của chúng ta bước vào giai đoạn quyết liệt chính là lúc mâu thuẫn giữa các nước lớn XHCN bộc lộ gay gắt. Chính quyền Mỹ chủ trương khai thác tình hình bất đồng đó để phục vụ “Việt Nam hóa chiến tranh” và để ra khỏi chiến tranh trên thế mạnh ngoại giao. Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Liên Xô – Trung, những chuyển động trong quan hệ Mỹ - Trung - đó là những vận động, biến chuyển có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; đặc biệt, sự lợi dụng của Mỹ đã làm quan hệ giữa các nước lớn có sự vận động, thay đổi đáng kể … Tuy nhiên, do tác động của những lý do khách quan, chủ quan, Trung ương Đảng chưa có những hiểu biết sâu về một số vấn đề này, về một số vấn đề chính trị thế giới và về các nước lớn, trong đó có các nước lớn đồng minh, dẫn đến việc hiểu các nước anh em chưa hoàn toàn sát thực, như TBT Lê Duẩn đã thừa nhận: “Ta có thể đánh giá Mỹ đúng được, nhưng đánh giá bạn ta thì lại khó như vậy đấy” [41, tr. 41], mặc dù bước

đầu Trung ương Đảng cũng đã nhận thức được rằng, “những thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt của Mỹ lợi dụng sự chia rẽ Xô - Trung, và thái độ của các nước này muốn cải thiện quan hệ giữa họ với Mỹ đẻ ra nhiều điều tiêu cực…” [41, tr. 41]. Một thời gian dài, Trung ương Đảng chưa đánh giá thật đúng tính chất và nguyên nhân của mâu thuẫn Xô – Trung, cho nên chỉ đạo ứng xử ngoại giao của hai Đoàn Ngoại giao VNDCCH và CPCMLTCHMNVN đối với Liên Xô, Trung Quốc cịn thiên về tính hình thức, chưa đi vào đối diện với thực chất vấn đề (là mâu thuẫn về lợi ích quốc gia dân tộc). Đối với Trung Quốc, dù biết Trung Quốc chống Việt Nam “đánh, đàm” với Mỹ, nhưng chưa thực sự hiểu biết ý đồ thực chất của Trung Quốc đằng sau sự phản đối này. Bởi vậy, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với ngoại giao CPCMLTCHMNVN trong tranh thủ Trung Quốc tại một số thời điểm còn chậm chễ.

Thứ hai, chỉ đạo ứng xử của Đoàn Ngoại giao VNDCCH và

CPCMLTCHMNVN đối với phía Mỹ trong đàm phán còn cứng nhắc.

Sự cứng nhắc về ứng xử trong đàm phán có nguyên nhân ở sự ám ảnh về quan hệ nước lớn – nước nhỏ. Do đó, chỉ đạo của Trung ương Đảng trong ứng xử ngoại giao của cả hai Đoàn là phải giữ phần hơn, ví dụ như các Đồn Ngoại giao của Việt Nam thường phải là người nói trước; đồng thời, là người nói lời cuối cùng; địa điểm gặp riêng nhất thiết là nơi do ta thu xếp; không nhận gặp nơi do Mỹ bố trí (trừ phiên gần chót khi Hiệp định đã hoàn thành); trong đàm phán quá chú ý đến câu chữ do chúng ta lựa chọn; hoặc bàn về phân bổ chi phí cho Ủy ban quốc tế, các Đoàn Ngoại giao Việt Nam cũng được chỉ đạo phải phân chia công bằng…

Thứ ba, ở một số thời điểm, Trung ương Đảng chỉ đạo Đoàn Ngoại giao

CPCMLTCHMNVN đưa ra yêu cầu đàm phán quá cao.

Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1972, BCT đã quyết định đi vào đàm phán thực chất để tranh thủ đạt giải pháp trước bầu cử Tổng thống Mỹ

(đầu tháng 11 – 1972), song Trung ương Đảng đã chỉ đạo các Đoàn Ngoại giao Việt Nam đưa ra cùng lúc quá nhiều yêu cầu và đều là những yêu cầu cao: Vẫn giữ lập trường giải quyết cả quân sự, chính trị, lập chính phủ (liên hiệp, hịa hợp dân tộc), Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến… Khi thấy đàm phán chậm tiến triển, đánh giá lại tình hình, cuối tháng 9 – 1972, BCT mới có sự điều chỉnh và quyết định phương hướng mới: “Tranh thủ chấm dứt chiến tranh trước bầu cử ở Mỹ, ép Mỹ ký Hiệp định chính thức, có ngừng bắn, rút qn, trả tù binh. Muốn vậy ta phải chủ động về yêu cầu giải pháp, nội dung, thời điểm, cách ký, cách đàm phán” [8, tr. 254]. Nhờ việc chúng ta tạm gác các vấn đề chính trị nội bộ miền Nam, tạm gác u cầu xóa bỏ chính quyền Sài Gịn, gạt Nguyễn Văn Thiệu, tạm gác các vấn đề gai góc như bầu cử, hiến pháp…, tập trung giải quyết các vấn đề quân sự, ngừng bắn, Mỹ rút quân, trao trả tù binh, nên lập trường hai bên có độ xích lại gần nhau và đến 20 – 10 – 1972, đạt Thỏa

thuận Hiệp định (gọi là Văn bản 20 – 10 – 1972). Tuy nhiên, đạt Thỏa thuận

này vẫn là chậm, vì chỉ trước bầu cử Tổng thống Mỹ có ba tuần.

Thứ tư, có lúc Trung ương Đảng còn chưa đánh giá hết sự ngoan cố của

Mỹ và chính quyền Sài Gịn trong thi hành Hiệp định, để có những chủ trương sát sao hơn nữa.

Hơn một tháng sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, Hội nghị Thường vụ Trung ương Cục đã họp trong hai ngày 9, 10 – 3 – 1973 bàn phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng miền Nam sau ngày thi hành Hiệp định. Hội nghị thống nhất nhận định: “Tình hình miền Nam chưa ổn và đang diễn biến phức tạp. Cuộc chiến tranh giữa ta và địch khơng cịn quyết liệt như trước đây nhưng cũng chưa có hịa bình” [84, tr. 954]. Nhận định “cuộc chiến tranh giữa ta và địch khơng cịn quyết liệt như trước đây” là nhận định có phần dễ dãi khi đánh giá kẻ thù. Trên thực tế, sau gần hai tháng thi hành Hiệp định, địch vi phạm ngừng bắn ở cả 7 khu vực miền Nam Việt Nam 23.560 vụ, 8.420 vụ vi

phạm điều khoản về tự do dân chủ [100, tr. 2]; tiến hành hàng vạn các cuộc hành quân lấn chiếm; hành hung các sĩ quan và nhân viên của Đoàn VNDCCH tại BLHQS bốn bên, tiến cơng nơi hẹn đón tổ Liên hợp quân sự của CPCMLTCHMNVN ở Đà Lạt (khu vực Nam Ban - tỉnh Tuyên Đức); chính phủ Hoa Kỳ chở trái phép vũ khí vào miền Nam Việt Nam; lật lọng, hủy bỏ kế hoạch trao trả, rút hết quân đội Hoa Kỳ và đồng minh nước ngoài ra khỏi miền Nam Việt Nam… Như vậy, trong khi quân địch phá hoại Hiệp định rất nghiêm trọng và có hệ thống, Đảng vẫn chỉ đạo chủ yếu đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định, trước mắt đòi phải ngừng bắn, đẩy lùi địch từng bước, còn trên

chiến trường, đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, phản ứng chậm trong một số trận đánh, trận càn quét của địch, sau đó để địch lấn chiếm được một số địa bàn đông dân thuộc vùng giải phóng và phải tới cuối tháng 10 – 1973 chúng ta mới kiên quyết đánh trả trên khắp các chiến trường. Như vậy, chỉ đạo kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao cịn chưa chặt chẽ, vì thế, đơi chỗ, đơi lúc khơng phát huy được hết sức mạnh của đấu tranh ngoại giao.

Thứ năm, việc chuyển phương châm, phương hướng chỉ đạo ở một số

lúc chưa kịp thời và còn lúng túng.

Tồn tại này có nguồn gốc từ một số đánh giá chưa sát tình hình của Trung ương Đảng. Do nhận định cuộc chiến tranh giữa ta và địch khơng cịn quyết liệt như trước nên Trung ương Đảng chủ trương lấy đấu tranh chính trị làm cơ sở, lấy cơ sở pháp lý của Hiệp định làm cơ sở đẩy mạnh đấu tranh. Trên các diễn đàn ngoại giao, Đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc trong hai tháng đầu tích cực và kiên trì lên án hành động phá hoại Hiệp định của Mỹ, chính quyền Sài Gịn. Chỉ từ giữa năm 1974, nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề gì tại bàn Hội nghị, Trung ương Đảng mới chỉ đạo cắt các diễn đàn (Hội nghị hai bên VNDCCH và Hoa Kỳ, Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam, BLHQS hai bên và Tổ liên hợp quân sự bốn bên). Ngoài ra, theo nội dung Hiệp định Paris, sau khi Hiệp định có hiệu lực thì BLHQS bốn bên phải được thành lập và

hoạt động ngay, có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp của các bên về thực hiện các điều khoản về ngừng bắn, rút quân Mỹ và quân nước ngoài ra khỏi Việt Nam, trao trả nhân viên quân sự các bên và thường dân nước ngoài bị bắt, giúp nhau tìm kiếm những tin tức về những người mất tích, song phiên họp đầu tiên là phiên cấp Phó Trưởng đồn diễn ra chậm một ngày (29 – 1 – 1973), do chúng ta khơng lường trước phía Sài Gịn gây khó khăn cho các Phó đồn khi đáp máy bay xuống Tân Sơn Nhất. Sau đó, trong các phiên họp cấp Trưởng đồn, lý ra chúng ta phải nhanh chóng đi vào bàn việc thi hành các điều khoản trọng tâm trong hạn định 60 ngày, thì chúng ta đã mất nhiều thời gian tranh cãi về việc thành lập các tiểu ban thủ tục, trao trả và tiểu ban quân sự.

Việc đấu tranh của Đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN trong việc trao trả người bị bắt cũng có những hạn chế nhất định. Ba đợt trao trả nhân viên quân sự, phía Sài Gòn trả cho CPCMLTCHMNVN 27.619 người; CPCMLTCHMNVN đã trao trả cho Mỹ 128 nhân viên quân sự Mỹ và nước ngồi bị bắt, trao trả cho phía Sài Gịn 5.428 nhân viên qn sự. Khi BLHQS hai bên đi vào hoạt động, phía Sài Gịn đã trả cho chúng ta 5.075 nhân viên dân sự và 130 nhân viên quân sự; chúng ta trả cho họ 637 nhân viên dân sự và 410 nhân viên quân sự [8, tr. 251]. Trên thực tế, hơn 15.000 nhân viên quân sự của CPCMLTCHMNVN và hơn 200.000 nhân viên dân sự, gồm người của CPCMLTCHMNVN và người của các lực lượng chính trị khơng đứng về bên nào, bị Sài Gòn bắt trước ngày ký Hiệp định vẫn còn bị họ giam cầm, đày đọa và giết hại dần mòn.

Thứ sáu, Trung ương Đảng chưa đánh giá đúng vai trị, vị trí, ảnh hưởng

của lực lượng thứ ba, vì thế cịn chậm chễ, thiếu linh hoạt trong chỉ đạo CPCMLTCHMNVN tranh thủ, đoàn kết với lực lượng này.

Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, ở các đô thị miền Nam nhiều giai tầng, lực lượng, kể cả các nhân sĩ, các nhà tư sản, thậm chí cả những sĩ quan

cao cấp trong quân đội Sài Gịn cũng đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều khuynh hướng khác nhau chống lại chế độ độc tài tay sai của Mỹ, đứng về phía chính nghĩa của dân tộc, trong đó có lực lượng chính trị thứ ba - khơng cộng sản. Đây là lực lượng đã hình thành và phát triển ngay trong lịng địch. Mặc dù ln bị chụp mũ là “tay sai cộng sản”, là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” và thường xuyên bị đàn áp khủng bố, nhưng phong trào vẫn hoạt động công khai, đa dạng tập hợp đông đảo các thành phần xã hội, công nhân lao động, nhân sĩ trí thức, tơn giáo, thương gia... đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn. Khi Việt Nam tiến hành đàm phán Hội nghị Paris, lực lượng chính trị thứ ba đã góp phần quan trọng cho thắng lợi trên bàn đàm phán. Khi Hiệp định Paris được ký kết, về mặt pháp lý, vai trị của lực lượng chính trị thứ ba được cơng nhận bình đẳng với “hai phe miền Nam” trong Hội đồng quốc gia hoà giải hoà hợp dân tộc, để đôn đốc thi hành Hiệp định Paris và tổ chức Tổng tuyển cử, lực lượng thứ ba càng có điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong đấu tranh đòi địch nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định. Sau Hiệp định, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vi phạm Hiệp định, lấn chiếm vùng giải phóng bắt bớ, giam cầm tù nhân chính trị… Trong bối cảnh đó, lực lượng chính trị thứ ba đã cơng khai triển khai có hiệu quả việc thi hành Hiệp định Paris, vận dụng vai trò hợp pháp của Uỷ ban quốc tế, kiểm sát và giám sát trong đấu tranh. Tuy nhiên, mặc dù Đảng chủ trương vận động, đoàn kết với với lực lượng này, nhưng trong chỉ đạo thực hiện cịn mang tính hình thức, khơng thực sự “xố bỏ hết những thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau” chưa quán triệt tinh thần “đoàn kết là một chính sách dân tộc chứ khơng phải là thủ đoạn chính trị”; “lấy nhân nghĩa để cảm hố, lấy khoan hồng để đối xử”. Vì thế, khơng phải lúc nào CPCMLTCHMNVN cũng tranh thủ được lực lượng này, phối kết hợp tốt với họ và phát huy hết vai trò, tác dụng của họ trong đấu tranh đàm phán, thi hành Hiệp định

Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao diễn ra quyết liệt không kém trên mặt trận quân sự, thậm chí việc đấu lý, đấu trí trực diện với kẻ thù trên và ngoài bàn đàm phán đòi hỏi sự tỉnh tảo, sáng suốt cao độ. Trong cuộc đấu tranh ấy của Chính phủ cách mạng, bên cạnh những thành tựu to lớn không thể phủ nhận, hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN, vì thế, khó có thể tránh khỏi một số tồn tại nhất định như đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 127 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)