Nắm vững tình hình, nhiệm vụ cách mạng cả nƣớc, cũng nhƣ của miền Nam, để xác định chủ trƣơng đối ngoại thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 134 - 136)

3. Khi nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề trên bàn Hội nghị,

3.2.1. Nắm vững tình hình, nhiệm vụ cách mạng cả nƣớc, cũng nhƣ của miền Nam, để xác định chủ trƣơng đối ngoại thích hợp

của miền Nam, để xác định chủ trƣơng đối ngoại thích hợp

CPCMLTCHMNVN được thành lập (6 – 1969) là một bước đi sách lược đúng lúc, kịp thời, nhằm đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của mọi lực lượng u chuộng hịa bình trong nước và quốc tế, khơng phân biệt chế độ chính trị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Là đại diện chân chính, duy nhất của nhân dân miền Nam, CPCMLTCHMNVN bước vào bàn đàm phán trong lúc quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, mâu thuẫn Liên Xô – Trung Quốc trở nên gay gắt khi hai bên lên án nhau là xét lại, là giáo điều, thậm chí xảy ra xung đột vũ trang ở biên giới hai nước, thái độ của mỗi nước với chiến tranh Việt Nam cũng rất khác nhau. Ở trong nước, bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, sau Tổng tiến công Mậu Thân 1968, cách mạng miền Nam gặp rất nhiều khó khăn, bị địch giành dân, giành đất. Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 – 1968), miền Bắc bị tàn phá nặng nề. Yêu cầu chung của cách mạng cả nước lúc này là tiếp tục củng cố miền Bắc, chi viện cho tuyền tuyến lớn miền Nam. Yêu cầu của cách mạng miền Nam khắc phục những khó khăn, phát huy mạnh mẽ hơn nữa thế mạnh, thế thắng, thế chủ động của nhân dân ta trên ba mặt đấu tranh (quân sự, chính trị, ngoại giao). Với yêu cầu cách mạng chung

của cả nước, của miền Nam Việt Nam, nhiệm vụ của ngoại giao Việt Nam là vạch trần âm mưu của Mỹ ở Việt Nam, vạch trần bản chất tay sai của chính phủ VNCH; khoét sâu thêm mâu thuẫn nội bộ Mỹ, giữa Mỹ với chính quyền Sài Gòn. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ cơ bản của ngoại giao CPCMLTCHMNVN là phối hợp đấu tranh trên bàn đàm phán với Đoàn Ngoại giao VNDCCH; mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế; kết hợp chặt chẽ các mũi đấu tranh ngoại giao trên và ngoài bàn đàm phán, buộc địch ký kết Hiệp định với những điều khoản có thể chấp nhận được.

Từ năm 1973 đến năm 1975, sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, chúng ta bước vào giai đoạn đấu tranh thi hành Hiệp định. Lúc này, miền Bắc XHCN đang đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng kinh tế - văn hóa; cách mạng miền Nam đang ở thế thắng: Lực lượng vũ trang trưởng thành, vùng giải phóng mở rộng, phong trào đấu tranh ở đơ thị lên cao… Tuy nhiên, chính quyền Sài Gịn vẫn rất mạnh, do có sự viện trợ, bảo trợ của Mỹ, đang kiểm sốt được các đơ thị; một bộ phận dư luận thế giới coi cuộc chiến tranh ở miền Nam là cuộc nội chiến. Do vậy, nhiệm vụ ngoại giao của hai miền Nam, Bắc là tiếp tục phối hợp chặt chẽ, trong đó, ngoại giao CPCMLTCHMNVN phải hết sức sử dụng địa vị pháp lý của mình, để đấu tranh địi Mỹ, chính quyền Sài Gịn thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, trong đó có ba vấn đề cấp bách: Ngừng bắn, thả tù chính trị, Tổng tuyển cử; đồng thời, làm rõ trước dư luận thế giới việc Mỹ tiếp tục chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.

Trong sự chuyển biến của tình thế cách mạng, phương châm của chúng ta ở cả hai miền là giương cao ngọn cờ độc lập, hịa bình, đấu tranh thi hành Hiệp định Paris; đổng thời, tiếp tục chủ trương vừa đánh, vừa đàm, phối hợp ngoại giao hai miền. Trên các diễn đàn (Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam, BLHQS bốn bên và hai bên), hai Đồn Ngoại giao kiên trì đấu tranh địi thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định. Tuy nhiên, Đảng xác định rằng, phía Sài Gịn nhận họp là do sức ép dư luận, thực tế chúng vẫn vi phạm Hiệp định ngày

một nghiêm trọng, nên ở giai đoạn này, hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN phải hướng vào đấu tranh tranh thủ dư luận ngoài bàn đàm phán, coi đó là hoạt động chính. Do vậy, hoạt động ngoại giao của CPCMLTCHMNVN trở nên sơi nổi, hình thức phong phú trong những năm cuối của cuộc kháng chiến (1973 – 1975).

Như vậy, đánh giá đúng đắn tình hình thực tiễn; nhận thức đầy đủ yêu cầu cách mạng chung cả nước và yêu cầu của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1969 – 1975, đặt ngoại giao của CPCMLTCHMNVN trong nền ngoại giao chung cả nước, phối hợp chặt chẽ với ngoại giao VNDCCH. Trung ương Đảng đã đề ra những chủ trương đối ngoại sát hợp cho CPCMLTCHMNVN, chỉ đạo sát sao để ngoại giao CPCMLTCHMNVN hiện thực hóa các chủ trương đó; nhờ thế, phát huy được ưu thế ngoại giao của CPCMLTCHMNVN. Đây cũng đồng thời là nét nổi bật của ngoại giao Việt Nam những năm 1969 – 1975; đồng thời cũng là một thành cơng đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nói chung, của CPCMLTCHMNVN nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy khó khăn, gian khổ và hy sinh để đi tới ngày toàn thắng. Đây cũng là một kinh nghiệm cơ bản được đúc rút từ sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN những năm 1969 – 1975 và hiện nay vẫn còn nguyên giá trị soi rọi thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)