“tuy hai mà một, tuy một mà hai” trên bàn đàm phán Hội nghị Paris
Ngay từ giữa năm 1960, khi đế quốc Mỹ ráo riết tăng quân viễn chinh, chư hầu và phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, ném bom hủy diệt miền Bắc, thực hiện loại hình “Chiến tranh cục bộ” hòng đánh nhanh, thắng nhanh về quân sự, Trung ương Đảng đã nhận rõ âm mưu của Mỹ là “cố giành thắng lợi quân sự và mong tạo cái thế vững vàng cho chúng để làm hậu thuẫn cho một giải pháp chính trị đi đến kết thúc chiến tranh một cách có lợi cho chúng, đồng thời chuẩn bị điều kiện để khi cần thì kéo dài chiến tranh” [35, tr. 173]. Do đó, từ cuối năm 1965, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Trung ương Đảng đã nêu quan điểm mở mặt trận đấu tranh ngoại giao
phối hợp với hai mặt trận quân sự và chính trị. Sau đó, Hội nghị lần thứ 13 (tháng 1 – 1967) của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Đi đôi với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch về mặt ngoại giao, phối hợp với hai mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa” [34, tr. 174], tranh thủ khả năng vừa đánh, vừa đàm với nguyên tắc “chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường” [35, tr. 174]. Trong khi phối hợp với đấu tranh quân sự và chính trị, “đấu tranh ngoại giao phải giữ vai trị quan trọng, tích cực và chủ động”. Với Nghị quyết 13, Đảng đã quyết định đưa ngoại giao lên thành một mặt trận, phối hợp với hai mặt trận qn sự và chính trị, trong đó nhấn mạnh qn sự vẫn là mặt trận quan trọng nhất. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 có giá trị như là một bản cương lĩnh về đấu tranh ngoại giao của Đảng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Tinh thần cơ bản bản nhất của Hội nghị được thể hiện trong Nghị quyết là đường lối độc lập, tự chủ và sự chủ động, tích cực tiến cơng địch về ngoại giao. Lần đầu tiên trong một văn kiện chính thức, Đảng coi đấu tranh ngoại giao là một mặt trận. Điều đó khơng chỉ được thể hiện ở câu chữ mà cịn ở từng nội dung của đường lối, chủ trương, phương châm, nhiệm vụ và những biện pháp thể hiện trong Nghị quyết của Hội nghị. Vì vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 13 được coi là hội nghị mở đầu mặt trận ngoại giao chống Mỹ, cứu nước. Nhất quán với chủ trương đối ngoại từ những năm đầu chống Mỹ, cứu nước và đặc biệt là quan điểm của Hội nghị Trung ương 13 (1 – 1967), từ năm 1969, chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là coi ngoại giao là một mặt trận quan trọng, có vị trí khơng thể thay thế, phải hết sức phát huy vai trò của mặt trận này trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các mặt trận khác, làm cho sức mạnh ngoại giao ngày càng được nhân lên, đến lượt mình, ngoại giao có nhiệm vụ tăng cường ảnh hưởng của những thắng lợi quân sự trên chiến trường. Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn vừa đánh, vừa đàm, thì hơn bao giờ hết, ngoại giao càng phải được coi trọng, càng phải phát huy tối đa tác dụng, vai trị to lớn của mình,
nhằm đạt tới những thắng lợi trên bàn đàm phán có lợi nhất cho ta, góp phần nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh.
Để thực hiện các mục tiêu chung của ngoại giao cả nước, ngay từ khi mở mặt trận ngoại giao, Trung ương Đảng đã có chủ trương phối hợp ngoại giao hai miền Nam, Bắc, tập hợp thêm lực lượng, các xu hướng khác nhau ủng hộ Việt Nam ở trong nước và trên thế giới. Nhìn chung, chủ trương phối hợp ngoại giao hai miền đã được Đảng đưa ra từ rất sớm. Ngay từ Hội nghị cán bộ Bộ Ngoại giao lần thứ năm, ngày 16 – 3 – 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Bây giờ ngoại giao của ta vừa là một vừa là hai; vừa là hai mà lại là một. Ta vừa có ngoại giao của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, vừa có ngoại giao của Mặt trận dân tộc giải phóng. Hai cái vừa là hai mà lại vừa là một, vừa là một mà lại vừa là hai. Hai khối đó phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Có khi Mặt trận nói chứ Việt Nam dân chủ cộng hịa nói thì khơng đúng. Có khi cả hai đều nói. Phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng bàn bạc với nhau [8, tr. 97]. Như vậy, chủ trương phối hợp ngoại giao hai miền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ khá sớm. Bên cạnh việc cùng bàn bạc thống nhất về tinh thần chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cao tính chủ động, tích cực của ngoại giao miền Nam.
Đầu năm 1969, Hội nghị Paris bước vào giai đoạn hai - giai đoạn đàm phán bốn bên. Lúc này, dư luận thế giới, sự ủng hộ quốc tế ngày càng có lợi cho chúng ta. Nhanh nhạy nắm bắt tình hình đó, BCT, Trung ương Đảng chủ trương đề cao vị trí quốc tế của MTDTGPMNVN. Khi CPCMLTCHMNVN được thành lập, BCT Trung ương Đảng xác định, trong khi phối hợp với ngoại giao VNDCCH, ngoại giao của CPCMLT với tư cách là ngoại giao của một nhà nước, cũng cần có những sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng miền Nam. Cụ thể hóa chủ trương trên, Điểm 12 của Chương trình hành
động của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chỉ
sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam; 2). Tích cực ủng hộ phong trào độc lập dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc và CNTD cũ và mới; 3). Tích cực phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam [88, tr. 11].
Trên đây là những nhiệm vụ đối ngoại lớn, quan trọng, bao trùm, thể hiện nhất quán mục tiêu đấu tranh ngay từ khi CPCMLTCHMNVN ra đời – đó là phấn đấu cho một nền hịa bình, độc lập, thống nhất thực sự. Để có thể tập hợp một cách rộng rãi mọi lực lượng hịa bình, tiến bộ trên thế giới và trong nước ủng hộ cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang đi vào hồi quyết định, Điểm 12 của Chương trình tiếp tục nêu lên những chính sách đối ngoại thể hiện rõ lập trường hịa bình, trung lập của Chính phủ trên năm nguyên tắc chung sống hịa bình: 1). Lập quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa với tất cả các nước khơng phân biệt chế độ chính trị và xã hội, kể cả với Mỹ, đồng thời, chú trọng quan hệ hữu nghị và chính sách láng giềng tốt với Vương quốc Lào và Campuchia; 2). Nhận viện trợ về vốn, kỹ thuật, chuyên gia của tất cả các nước khơng kèm theo điều kiện chính trị; 3). Khơng tham gia khối liên minh quân sự với nước ngồi, khơng cho phép nước ngồi có căn cứ qn sự, quân đội và nhân viên qn sự trên đất mình, khơng cơng nhận sự bảo hộ của bất cứ nước nào hoặc liên minh quân sự nào.
Ngay khi CPCMLTCHMNVN ra đời, chính quyền Sài Gịn đã đẩy mạnh tuyên truyền trước dư luận thế giới về vị trí hợp pháp và hợp hiến của mình, khẳng định mình là đại diện duy nhất cho nhân dân miền Nam, coi CPCMLTCHMNVN là một “chính phủ ma”. Vì vậy, khi Đồn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN tới Paris, hai Đoàn Ngoại giao của VNDCCH và CPCMLTCHMNVN đã cùng họp bàn, chuẩn bị, dự kiến các tình huống có thể xảy ra do thái độ của Mỹ và chính quyền Sài Gịn trước sự kiện mới này. Điều được cả hai Đoàn quan tâm nhất là liệu Mỹ có bỏ Hội nghị? Hai Đồn nhận
định tình hình, phân tích và cùng đi tới thống nhất rằng, khả năng đó rất ít, nhưng cũng chuẩn bị sẵn các phương án nếu điều đó xảy ra. Hai Đồn cũng nhất trí rằng, trên bàn đàm phán Hội nghị Paris, hoạt động ngoại giao của Đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn đại biểu VNDCCH. Nhiệm vụ chung của hai Đoàn là phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với trong đấu tranh ngoại giao, cịn đối với những cơng tác cụ thể để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cơ bản ấy, thì về phương pháp, cố nhiên phải làm cho sát hợp với tình hình từng lúc, từng nơi, như lời dặn của TBT Lê Duẩn: “Về công tác ngoại giao, phải vận dụng như thế nào cho thích hợp để đảm bảo được yêu cầu đã đề ra, thì các anh phải suy nghĩ, sáng tạo và khéo léo…” [38, tr. 408].
Cần lưu ý là trước đó, đàm phán ở Hội nghị Paris vẫn chưa đi vào thực chất. Thế trận vừa đánh, vừa đàm chúng ta triển khai mới được hơn một năm. Cơ sở để đấu tranh lúc này vẫn là Lập trường bốn điểm của VNDCCH và Giải
pháp toàn bộ 10 điểm của MTDTGPMNVN (xem thêm Phụ lục 1, tr. 161).
Ngày 14 – 5 – 1969, R. Nixon đưa ra kế hoạch đầu tiên về giải pháp cho vấn đề Việt Nam - Kế hoạch hịa bình 8 điểm, trong đó có một số điểm trùng hợp với
Giải pháp 10 điểm của Mặt trận, nhưng về cơ bản, nội dung của Kế hoạch hịa bình 8 điểm vẫn xem kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược như nhau, vẫn giữ
nguyên chính quyền thân Mỹ và giảm nhẹ vai trị của MTDTGPMNVN. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận đây là lần đầu tiên trên bàn đàm phán có hai kế hoạch giải quyết hịa bình vấn đề Việt Nam, theo đó, Mỹ địi qn miền Bắc rút cùng quân Mỹ và giữ ngun chính quyền Sài Gịn; cịn phía Việt Nam đòi giữ quân miền Bắc ở lại miền Nam sau khi Mỹ rút và xóa bỏ chính quyền Sài Gịn. Như vậy, quan điểm của hai bên về hai điểm này là hoàn toàn trái ngược.
Tại phiên họp thứ 21 (12 – 6 – 1969), phiên họp đầu tiên mà Đồn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN có mặt tại Hội nghị Paris, Trưởng đồn Nguyễn Thị Bình đã cơng bố Chương trình hành động 12 điểm và ra Tun bố địi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, nói chuyện nghiêm chỉnh với CPCMLTCHMNVN trên cơ sở Giải pháp toàn bộ 10 điểm và nhấn mạnh đó là
lối thoát danh dự cho Mỹ. Sự có mặt của Đồn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN cũng như giải pháp mà Đoàn đưa ra vấp phải sự phản ứng mạnh từ phía Đồn đại biểu Mỹ, nhưng cuối cùng họ cũng phải chấp nhận sự có mặt của CPCMLTCHMNVN tại bàn đàm phán như là một lực lượng độc lập. Dư luận thế giới, đặc biệt là ở Pháp và ở Mỹ, đều coi những địi hỏi của Việt Nam là hợp tình, hợp lý.
Trong khi đó, tại nước Mỹ, trước nỗ lực tuyên truyền, vận động của chính phủ VNDCCH, của CPCMLTCHMNVN, nhân dân Mỹ thấy rằng không phải Bắc Việt Nam, mà chính nhà cầm quyền Mỹ muốn kéo dài chiến tranh. Các cuộc đấu tranh ủng hộ nhân dân, phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Cụ thể là các cuộc biểu tình chống chiến tranh trước Lầu năm góc, trước nhà riêng R. Nixon ở miền Tây nước Mỹ, phong trào đốt thẻ gọi quân dịch ở New York… làm cho dư luận xã hội Mỹ trở nên nóng bỏng, tác động trực tiếp đến chính quyền R. Nixon. Bên cạnh đó, các nghị sĩ thượng viện và hạ viện liên tiếp phản đối chính sách của R. Nixon ở Việt Nam, tố cáo chính quyền Sài Gịn là trở ngại chính cho hịa bình, địi R. Nixon có sáng kiến mới cho hịa bình… càng làm hậu trường chính trị nước Mỹ rối ren, buộc Mỹ phải có những điều chỉnh nhất định. Tháng 11 – 1969, để thể hiện thiện chí, Mỹ ngừng tăng quân, chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, chấp nhận tuyển cử ở miền Nam, rút 25.000 quân (trong kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh”) và sẽ rút thêm; đồng thời, sẽ giảm bớt 10% số phi vụ của máy bay B52 và hoạt động của máy bay chiến thuật. Tất nhiên, sự rút quân nhỏ giọt, tình trạng mù mờ, khơng rõ ràng về vấn đề tổ chức tuyển cử ở miền Nam trong kế hoạch của Mỹ, khiến chúng ta và dư luận thế giới không thể không nghi ngờ về ý đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ.
Suốt nửa cuối năm 1969, trên chiến trường miền Nam, quân đội ta tiếp tục gặp khó khăn. Hoạt động quân sự giảm, chủ yếu là thực hiện pháo kích vào một số căn cứ của địch, đợt mạnh nhất là tháng 11, nhưng ít kết quả. Trong khi đó, khu V vùng giải phóng bị thu hẹp, địch lấn và chiếm gần hết vùng giải
phóng của ta ở nông thôn đồng bằng Nam Bộ, đánh phá ác liệt các tuyến vận tải Bắc Nam, hòng cắt đứt tiếp tế hậu cần cho miền Nam và giữa lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Nhân cơ hội đó, Mỹ tích cực tìm kiếm thắng lợi trên chiến trường, hy vọng sau sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam sẽ nao núng ý chí chiến đấu. Đồng thời, R. Nixon cũng tuyên bố: “Thời gian cho hịa bình đã tới”, kêu gọi đại biểu các nước trong Đại hội đồng Liên hợp quốc thuyết phục Chính phủ VNDCCH đi vào “thương lượng nghiêm chỉnh”.
Trước tình hình đó, ngày 10 – 12 – 1969, Trung ương Đảng chỉ thị cho hai đoàn Ngoại giao Việt Nam ở Paris về thái độ ứng phó: “Xuất phát từ tình hình chung, nhất là sau diễn văn ngày 3 tháng 11 của Nixon, ta tỏ thái độ cứng để tấn công lại Mỹ, không chịu sức ép của họ” [80, tr. 100]. Tiếp đó, sang đầu năm 1970, Mỹ giật dây lật đổ Hoàng thân Sihanouk, quyết định cho quân đánh lớn vào Campuchia, uy hiếp và nhằm xóa bỏ chỗ đứng chân của lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam dọc biên giới Campuchia, nhất là ở vùng Mỏ Vẹt và Móc Câu (đây cũng là nơi đóng quân của Trung ương cục miền Nam), thể hiện rõ ràng mưu đồ kéo dài chiến tranh, quyết giành thắng lợi về mặt quân sự, hòng giành thế mạnh trên bàn đàm phán. Nhằm đưa ra những định hướng lớn đáp ứng sự biến chuyển của tình hình, Hội nghị lần thứ 18 BCHTƯ Đảng đã nhóm họp vào ngày 27 – 1 – 1970. Hội nghị tổng kết tình hình các mặt đấu tranh trong những năm 1968 – 1970. Về đối ngoại, Hội nghị nêu lên những thành tựu to lớn đã đạt được:
Phát huy thắng lợi to lớn về quân sự và chính trị trên chiến trường, ta đã kiên quyết và khéo léo tiến công địch, đẩy lùi địch từng bước, buộc địch phải chấp nhận vừa đánh vừa đàm một cách bị động, từ chỗ phải nói chuyện với đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến chỗ phải nhận cuộc hội nghị bốn bên, phải ngồi lại nói chuyện với đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, với đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời [37, tr. 31].
Hội nghị cũng khẳng định rằng, “với chủ trương ngoại giao vừa kiên quyết, vừa linh hoạt của Đảng ta, chúng ta đã giành được thắng lợi to lớn trên bàn hội nghị, dồn địch vào thế chống đỡ bị động, cơ lập kẻ địch, phân hóa hàng ngũ của chúng” [37, tr. 37- 38]. Phân tích tình hình mọi mặt, đặc biệt phân tích những diễn biến mới nhất, cũng như ý đồ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Hội nghị Trung ương lần thứ 18 nhận định:
Về mặt ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục giữ vững lập trường xâm lược ngoan cố. Một mặt, cố tình hạ thấp Hội nghị Paris; mặt khác sẽ tìm cách đưa ra những đề nghị bịp bợm về vấn đề hịa bình nhằm lừa dối dư luận. Chỉ khi nào chúng vấp phải thất bại nghiêm trọng hơn, hết hy vọng vào âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” thì chúng mới buộc phải đi vào con đường thương lượng nghiêm chỉnh để tìm một giải pháp chính trị [37, tr. 49].
Vì thế, nhiệm vụ ngoại giao được xác định: 1). Bóc trần âm mưu ngoan