3. Khi nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề trên bàn Hội nghị,
3.2.2. Kiên trì các nguyên tắc đối ngoại, song có sách lƣợc, biện pháp linh hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo thực hiện
linh hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo thực hiện
Trong hoạt động của các quốc gia, đối ngoại là một trong những lĩnh vực hoạt động rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ đắc lực và trực tiếp cho các chính sách đối nội. Đối tượng của hoạt động đối ngoại là các quốc gia, các chính phủ, các vùng lãnh thổ, các tổ chức nước ngoài. Để thiết lập, duy trì, củng cố mối quan hệ với bên ngoài, phục vụ tốt nhiệm vụ đối nội, hoạt động đối ngoại của bất kỳ một nhà nước nào cũng cần có và tuân theo những nguyên tắc nhất định.
Trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, của thời kỳ 1969 – 1975 nói riêng, hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN đã tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, “thêm bạn, bớt thù”
Đây là nguyên tắc cơ bản, bất biến của ngoại giao Việt Nam nói chung, của CPCMLTCHMNVN nói riêng. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế đối ngoại của đất nước – luôn phải đối đầu với ngoại giao nước lớn.
Nguyên tắc đối ngoại “thêm bạn, bớt thù” trong đấu tranh ngoại giao chỉ có thể thành hiện thực trên cơ sở tính chính nghĩa, thu phục nhân tâm của chính bản thân cuộc đấu tranh. Tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện qua khát vọng cao cả, thiêng liêng của cả dân tộc – độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên tuyến đầu chống Mỹ, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh vì hịa bình, dân chủ, vì các quyền dân tộc thiêng liêng. Bên cạnh đó, tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, cách mạng Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu cách mạng của thời đại. Việt Nam trở thành nơi tập trung mâu thuẫn cơ bản của thế giới. Và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng, là biểu hiện rõ rệt nhất của mâu thuẫn hai phe XHCN và TBCN: “Cuộc chiến đấu của chúng ta gắn liền với việc bảo vệ hịa bình, bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa, với sự an ninh và sự trưởng thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa; và trong thực tế, cuộc kháng chiến của ta đã làm lợi rất nhiều cho các nước anh em ta. Cho nên anh em ta thấy cần thiết phải cùng ta chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ” [41, tr. 42]. Mang tính chính nghĩa sâu sắc, ngoại giao Việt Nam, ngoại giao CPCMLTCHMNVN có đầy đủ cơ sở, điều kiện để thực hiện nguyên tắc đối
ngoại “thêm bạn, bớt thù”. Các cuộc gặp gỡ của CPCMLTCHMNVN với các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các lực lượng hịa bình, trung lập… nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình, mở rộng thêm các mối quan hệ mới không ngừng được đẩy mạnh. Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN cũng duy trì đều đặn quan hệ với rất nhiều chính phủ, kể cả các chính phủ thân Mỹ; duy trì quan hệ với các tổ chức quốc tế, tạo nên một Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, làm cho CPCMLTCHMNVN nhiều bạn và ít kẻ thù hơn bao giờ hết.
Thứ hai, “kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ”
Trong quan hệ quốc tế, để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất đối với mọi quốc gia trên thế giới là cần có đường lối đối ngoại đúng đắn. Tính đúng đắn của đường lối đối ngoại trước tiên và cụ thể nhất thể hiện qua sự độc lập, tự chủ của đường lối – sự độc lập, tự chủ của một quốc gia có chủ quyền, bình đẳng với các nước khác trong cộng đồng quốc tế.
Là một nước nhỏ, mới giành được độc lập năm 1945, lại bị chi phối mạnh, đa chiều bởi lợi ích của các cường quốc, Việt Nam đã sớm ý thức và kiên trì đường lối độc lập, tự chủ. Năm 1969, chúng ta đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận ngoại giao khi chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt, trong bối cảnh xu thế hịa hỗn đang thắng thế và mâu thuẫn giữa hai nước XHCN lớn ngày một gay gắt; mỗi nước đều có tính tốn riêng trong chiến tranh Việt Nam. Mỹ muốn lợi dụng xu thế hịa hỗn và kht sâu mâu thuẫn giữa Trung Quốc, Liên Xô, để gây áp lực cho Việt Nam. Trong tình thế khó khăn đó, ngoại giao “đánh, đàm” của Việt Nam khơng được sự ủng hộ từ Trung Quốc. Khi chúng ta địi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc khơng điều kiện, Trung Quốc cho rằng đòi hỏi này “q thấp”, “khơng giải quyết được việc gì”, vì Trung Quốc đang chờ tín hiệu hịa hỗn từ Mỹ, nếu Việt Nam và Mỹ nói chuyện trực tiếp, thì vai trị trung gian của Trung Quốc khơng cịn. Liên Xô – nước đồng minh số 1, quan
trọng của Việt Nam, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, cũng không muốn chúng ta đấy mạnh cuộc đấu tranh lên cao hơn nữa, lo ngại chiến tranh tiếp tục sẽ gây khó khăn cho quan hệ Xơ – Mỹ, thể hiện mong muốn giữ nguyên hiện trạng miền Nam. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ tiếp tục dính líu vào Việt Nam. Trung Quốc muốn duy trì tình trạng Việt Nam sau Hiệp định, khuyên chúng ta đấu tranh chính trị. Liên Xô tuy vẫn tuyên bố ủng hộ Việt Nam, nhưng sau mỗi lần tiếp xúc với chúng ta cũng đều có những lời nói cốt để Mỹ biết là họ đã thuyết phục được Việt Nam “giữ vững hịa bình”. Có thể nói rằng, đây là những yếu tố tác động trực tiếp tới việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối, chủ trương đối ngoại nói riêng; và trong bối cảnh đó, việc giữ vững đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ không phải là việc đơn giản. Để giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không phụ thuộc vào nước nào, dù đó là nước lớn và là nước lớn đồng minh, chúng ta vẫn kiên trì thuyết phục, giữ thái độ chân thành với Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ viện trợ vật chất, tinh thần, nhưng không lôi kéo hai nước tham gia vào chiến tranh Việt Nam. Kết quả là chúng ta vẫn kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, giải quyết các vấn đề dựa trên lợi ích tối cao là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Việc giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ chính là một trong những tiền đề để đối ngoại Việt Nam, đối ngoại CPCMLTCHMNVN thành công trong các hoạt động của mình.
Thứ ba, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến" – lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với
mn sự thay đổi, lấy cái "vạn biến" để bảo vệ, giữ gìn, củng cố và phát triển cái "bất biến" chính là nguyên tắc cách mạng nói chung và nguyên tắc ngoại giao Việt Nam nói riêng. Cái "bất biến" là lợi ích của dân tộc, là độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đó là những khát vọng thiết tha, cao đẹp, là mục tiêu cốt tử mà dân tộc Việt Nam hướng tới, quyết tâm thực hiện. Độc lập, tự do là quy luật phát triển và tồn tại của dân tộc Việt Nam. Chỉ có trên cơ sở nắm chắc và kiên trì
mục tiêu cuối cùng, mới có thể sáng tạo những sách lược thích hợp và dám chấp nhận những thỏa hiệp cục bộ trong một số vấn đề không cơ bản, để duy trì, tranh thủ những lợi ích cơ bản, lâu dài và to lớn hơn cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Để thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tranh thủ mọi sự ủng hộ rộng rãi trong và ngoài nước, ngay khi ra đời, CPCMLTCHMNVN đã giương cao ngọn cờ “hịa bình, trung lập”. Khẩu hiệu “hịa bình” tranh thủ được sự ủng hộ của tất cả những ai muốn hịa bình, phản đối chiến tranh. Khẩu hiệu “trung lập” nhằm mở rộng mặt trận đồn kết quốc tế, khơng phân biệt chính kiến, đảng phái, tơn giáo. Hịa bình, trung lập là chủ trương lớn, là cái “vạn biến”, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của đơng đảo các lực lượng u chuộng hịa bình, tự do, cơng lý trên thế giới; vì thế, được các lực lượng này đồng tình, ủng hộ. Vào thời điểm đó, có những lực lượng tuy không tán thành CNXH, nhưng lại nhiệt tình ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam Việt Nam. Mặt khác, lúc này xu thế hịa bình, trung lập đang là xu thế chung của thế giới. Việc nêu cao khẩu hiệu này góp phần gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với phong trào bảo vệ hịa bình thế giới, với phong trào các nước Không liên kết; tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi; đồng thời, đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, chống CNĐQ hiếu chiến và xâm lược. Từ ưu thế đó của CPCMLTCHMNVN, ngoại giao hịa bình, trung lập của CPCMLTCHMNVN có nhiều ưu thế so với ngoại giao của một nước XHCN: Quan hệ ngoại giao không bị giới hạn bởi thể chế chính trị; có điều kiện mở rộng quan hệ với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trên thế giới; dễ dàng tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế, trong đó có dư luận Mỹ. Trên thực tế, ở nhiều nước (các nước XHCN), CPCMLTCHMNVN và VNDCCH đều đặt cơ quan ngoại giao, nhưng cũng có trường hợp chỉ có Đại diện của CPCMLTCHMNVN tại một nước, một tổ chức,
một hội nghị quốc tế. Như vậy, tuân thủ nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN góp phần quan trọng buộc chính quyền Mỹ, Thiệu ký kết và thực hiện Hiệp định Paris.
Thứ tư, sách lược, biện pháp linh hoạt, mềm dẻo
Để hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN đạt hiệu quả, tuân thủ các nguyên tắc ngoại giao đã nêu ở trên, Trung ương Đảng đã đưa ra nhiều sách lược, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong chỉ đạo. Đó là vừa kết hợp, phát huy ưu thế ngoại giao hai miền; phối hợp ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân. Trong mọi hoạt động liên quan, ngoại giao hai miền Nam, Bắc cùng bàn chung chủ trương, nhưng phân công hoạt động riêng theo cách thức phù hợp với đặc điểm, ưu thế mỗi miền. Trong thời gian đàm phán với Mỹ, Đoàn VNDCCH gặp riêng Đoàn Hoa Kỳ, nhưng khi cần tấn công ngoại giao, trong nhiều trường hợp, CPCMLTCHMNVN lại đưa ra giải pháp trước. Thơng thường, Đồn CPCMLTCHMNVN nêu vấn đề, giải pháp trước, Đoàn VNDCCH ủng hộ. Nhưng trong nhiều trường hợp, để khách quan, chúng ta để dư luận lên tiếng ủng hộ các giải pháp của CPCMLTCHMNVN, sau đó chính phủ VNDCCH mới ra tun bố ủng hộ. Có việc ta để nhân dân miền Nam lên tiếng trước, CPCMLTCHMNVN khẳng định sau; có lúc thì ngược lại. Với sự việc xảy ra ở miền Nam Việt Nam, thì Đồn ngoại giao CPCMLTCHMNVN lên tiếng trước, Đồn VNDCCH lên tiếng ủng hộ sau; có khi, buổi sáng Đoàn CPCMLTCHMNVN họp báo tố cáo trước, buổi chiều Đoàn VNDCCH họp báo tiếp tục tố cáo. Các bước đấu tranh đều được thống nhất trước và phối hợp với nhau ăn ý.
Có lúc, Trung ương Đảng đưa ra biện pháp ngoại giao nhân dân đi trước (bằng các buổi họp báo quốc tế, các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với nhân dân các nước, các giới, các tổ chức), ngoại giao nhà nước đi sau (những chuyến thăm hữu nghị chính thức, những cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo các chính phủ, quốc
hội). Có lúc, Đồn Ngoại giao của hai miền cùng tới thăm hữu nghị một nước, hoặc tham dự một hội nghị quốc tế; có lúc lại tổ chức những chuyến viếng thăm riêng biệt, nhất là khi tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ các giải pháp của Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN.
Thêm bạn bớt thù, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tuân thủ nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nhưng ln có sách lược, biện pháp linh hoạt trong từng trường hợp, từng thời điểm cụ thể là một trong những kinh nghiệm quan trọng được đúc rút từ quá trình Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN trong những năm tháng đấu tranh ký kết và đòi địch thi hành Hiệp định Paris, phục vụ Tổng tấn công Mùa xuân 1975. Kinh nghiệm ấy hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.