Kết hợp linh hoạt các mũi tấn công ngoại giao; đồng thời, kết hợp các phƣơng thức, cách thức ngoại giao khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 142 - 146)

3. Khi nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề trên bàn Hội nghị,

3.2.3. Kết hợp linh hoạt các mũi tấn công ngoại giao; đồng thời, kết hợp các phƣơng thức, cách thức ngoại giao khác nhau

hợp các phƣơng thức, cách thức ngoại giao khác nhau

Hoạt động ngoại giao là một trong những hoạt động đa diện, phức tạp, được thực hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Trong đấu tranh ngoại giao, thơng thường, có rất nhiều mũi tấn công ngoại giao; phương thức ngoại giao cũng rất đang dạng, nếu biết kết hợp, sẽ tạo ra những hiệu quả ngoại giao tích cực.

Đấu tranh chống lại một kẻ thù có tiềm năng to lớn về nhiều mặt, lại rất xảo quyệt trong thực hiện và che dấu âm mưu, xảo quyệt trong các hoạt động ngoại giao; đặc biệt, trong điều kiện tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và chính sách của các nước lớn XHCN thay đổi nhanh chóng, thì vấn đề tổ chức triển khai mặt trận ngoại giao một cách thích hợp, năng động là hết sức cần thiết, trở thành yêu cầu khách quan trong những năm 1969 – 1975. Hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Nhất quán trong toàn bộ hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN là kết hợp linh hoạt các mũi tấn công ngoại giao khác nhau, kết hợp trong một tổng

thể ngoại giao hoàn chỉnh, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ, hịa bình, tiến bộ trong nước và thế giới.

Các mũi tấn công ngoại giao của CPCMLTCHMNVN những năm 1969 – 1975 được thực hiện chủ yếu trên hai hướng: Trên bàn đàm phán và bên ngoài bàn đàm phán. Với hai hướng đó, các mũi tiến cơng ngoại giao lại tiếp tục được chia nhỏ: Đấu tranh địi Mỹ, chính quyền Sài Gịn nhanh chóng ký kết và thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris; đấu tranh vạch trần âm mưu trì hỗn đàm phán, kéo dài chiến tranh của Mỹ, chính quyền Sài Gòn; đấu tranh tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ, chính quyền Sài Gịn đối với nhân dân Việt Nam; đấu tranh nâng cao vị thế của CPCMLTCHMNVN, tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho CPCMLTCHMNVN; đấu tranh đòi trao trả hết nhân viên dân sự bị bắt và bị giam giữ, thực hiện tự do dân chủ cho nhân dân miền Nam; tăng cường mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương chống Mỹ…

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, hoạt động ngoại giao nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân đã phát huy hết năng lực, tác dụng của mình. Bên cạnh các cuộc gặp gỡ, trao đổi từ phía các nhà lãnh đạo của CPCMLTCHMNVN với đại diện các chính phủ, các chính khách, các đồn đại biểu của MTDTGPMNVN (phụ nữ, thanh niên, y tế, văn hóa, kinh tế …), các Ủy ban đồn kết với các nước cũng có những hoạt động ngoại giao sơi nổi, ảnh hưởng tích cực đến cuộc đấu tranh ngoại giao chung. Điểm nổi bật trong các mũi đấu tranh ngoại giao giai đoạn này là mũi tiến công ngoại giao nhân dân rất sôi nổi. Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập Ban Quốc tế nhân dân và Ủy ban Việt Nam đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước (6 – 1974), đưa ngoại

giao nhân dân phát triển thêm một bước mới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Các tổ chức khác như ngoại thương, văn hóa, thanh niên, phụ nữ, cơng đoàn… cũng đều làm ngoại giao cả” [73, tr.15]. Các đồn đại biểu về hợp tác kinh tế, văn hóa, y tế… của miền Nam Việt Nam đã lên đường đi thăm nhiều nước XHCN, nhiều nước dân tộc chủ nghĩa. Vùng giải phóng của chúng ta

cũng đã đón hàng trăm đồn đại biểu của các chính phủ, tổ chức và cá nhân tới thăm. Mũi tiến công ngoại giao nhân dân kết hợp các mũi đấu tranh ngoại giao trên Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam, tại Ban liên hiệp quân sự bốn bên

Trung ương, Ban liên hiệp quân sự hai bên Trung ương…

Để hoạt động ngoại giao có hiệu quả, chúng ta sử dụng đồng thời nhiều cách thức tấn công ngoại giao: Lên án Mỹ và chính quyền Sài Gịn trên bàn đàm phán, phản ứng mạnh nhất là bỏ họp ra về; ra các tun bố; gửi cơng hàm cho chính phủ các nước; tổ chức họp báo quốc tế sau khi các cuộc họp kết thúc, thơng báo tình tình cho báo giới; thường xuyên đi thăm hữu nghị các nước, thơng báo tình hình đàm phán và những đề nghị, giải pháp của ta; gặp gỡ đại diện các tổ chức xã hội, nhân dân, các giới (sinh viên, luật sư…).

Trong các cách thức tấn cơng ngoại giao, Đồn ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã chú trọng tận dụng sức mạnh của truyền thông tại Thủ đô một nước tư bản lớn như Pháp. Năm năm đấu tranh ký Hiệp định Paris, CPCMLTCHMNVN đã tổ chức gần 500 cuộc họp báo, có những cuộc họp quan trọng do chính các Trưởng đồn Xn Thủy và Nguyễn Thị Bình chủ trì. Tại Hội nghị hiệp thương, hàng tuần, sau mỗi cuộc họp, hai Đoàn Ngoại giao đều gặp gỡ giới báo chí và cung cấp thơng tin. Tại BLHQS hai bên, Đoàn Ngoại giao Việt Nam đã tiếp xúc và trả lời phỏng vấn với các phóng viên của hơn 80 tờ báo, hãng thơng tấn, vơ tuyến truyền hình và phát thanh của 21 nước trên thế giới. Hoạt động này góp phần tranh thủ được giới báo chí miền Nam và quốc tế, kịp thời tố cáo và ngăn chặn các hành động vi phạm Hiệp định trắng trợn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

CPCMLTCHMNVN cũng rất coi trọng việc phối hợp các hoạt động ngoại giao với cuộc đấu tranh chính trị ở miền Nam nhằm tạo sức ép dư luận đối với chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền Thiệu. Từ cuối năm 1973, trước làn sóng đấu tranh của các giới miền Nam phản đối hành động dính líu của

chính quyền R.Nixon, sự vi phạm Hiệp định của chính quyền Thiệu về ngừng bắn, về trao trả nhân viên dân sự và vấn đề tự do dân chủ, tại Hội nghị hiệp thương, CPCMLTCHMNVN đã đưa ra dự thảo văn kiện Những quy định cơ bản bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam (18 – 7 – 1973).

Dự thảo văn kiện này phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân nên được dư luận miền Nam, trong đó có cả lực lượng thứ ba ủng hộ. Ngay cả nhân viên chính quyền Sài Gịn cũng nhận thấy thiện chí của CPCMLTCHMNVN. Cuối năm 1974, khi nhân dân miền Nam nhận thấy rõ Nguyễn Văn Thiệu chính là trở ngại chính cho việc giải quyết các vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam và đấu tranh mạnh mẽ đòi những quyền tự do dân chủ, địi Thiệu từ chức, đó cũng là lúc chúng ta tập trung chuẩn bị cho trận tiến cơng giải phóng miền Nam. Để tranh thủ tối đa lực lượng và bảo mật ý định tấn công, ngày 8 – 10 – 1974, CPCMLTCHMNVN đã đưa ra hai đề nghị cấp bách: 1). Mỹ phải chấm dứt mọi dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; 2). Đánh đổ Nguyễn Văn Thiệu và phe cánh. Khi quân giải phóng bao vây Sài Gịn, các phái đồn qn sự của CPCMLTCHMNVN u cầu xóa bỏ chính quyền Sài Gịn, chấm dứt mọi hy vọng bấu víu bàn hịa bình của chính quyền tay sai Dương Văn Minh.

Các mũi tiến công ngoại giao, các phương thức ngoại giao đã được kết hợp linh hoạt, hình thành nên một thế trận ngoại giao; tạo điều kiện cải thiện tương quan trên chiến trường khi đấu tranh quân sự gặp khó khăn, chọn thời điểm thích hợp đưa ra những đề nghị ngoại giao buộc địch phải xuống thang chiến tranh đi tới ký Hiệp định khi quân sự ở thế thắng; phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam; hướng phong trào hịa bình thế giới đấu tranh cho hịa bình ở miền Nam Việt Nam; khéo léo che dấu ý định tấn công, chuẩn bị dư luận cho tổng tiến cơng giải phóng miền Nam… đó chính là kinh nghiệm quan trọng về phối kết các mũi tiến công ngoại giao, các phương thức, phương cách ngoại giao, để đạt hiệu quả ngoại giao tối đa. Một cách tổng

quát, kết hợp linh hoạt các mũi tấn công ngoại giao; đồng thời, kết hợp các phương thức, cách thức ngoại giao khác nhau trong đấu tranh ngoại giao là là một trong những kinh nghiệm có thể áp dụng trong đấu tranh ngoại giao ở thời kỳ hiện tại.

TIỂU KẾT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)