Những diễn biến mới trên trƣờng quốc tế và trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 66 - 71)

3. Những thành quả quan trọng trong hoạt động đối ngoại của ngoại giao

2.1.1. Những diễn biến mới trên trƣờng quốc tế và trong nƣớc

Trong thập kỷ 70 (XX), trên thế giới, khi chiến tranh Việt Nam đang đi

vào giai đoạn cuối của cuối của cuộc chiến, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, trong đó, suy thối kinh tế và lạm phát ngày càng trầm trọng. Tháng 3 – 1973, vụ Watergate được phanh phui đã buộc Tổng thống R.Nixon phải từ chức vào tháng 8 – 1974, gây ra cuộc khủng hoảng sâu sắc về lòng tin. Vị trí Mỹ trên chính trường quốc tế bị giảm sút. Sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ rơi vào thế khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế, tài chính khác. Xu thế chống lại chính sách tiếp tục viện trợ ào ạt cho chính quyền Sài Gịn, chống lại việc chính quyền Mỹ tiếp tục dính líu lâu dài về quân sự ở Việt Nam và Đông Dương ngày càng mạnh mẽ trong nhân dân và Quốc hội Mỹ.

Cuộc khủng hoảng ở Mỹ kéo theo sự suy yếu của nhiều nước tư bản đồng minh khác. Cuộc chiến tranh dầu mỏ nổ ra từ tháng 10 – 1973 đã làm nền kinh tế các nước TBCN rơi vào suy thối và lạm phát, dẫn tới tình trạng các nước tranh giành nhau nguồn năng lượng, nguyên liệu và thị trường. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, nhất là giữa Mỹ và các nước đế quốc khác, ngày càng gay gắt. Khủng hoảng kinh tế cũng kéo theo khủng hoảng chính trị ở nhiều nước. Chế độ phát xít sụp đổ ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp. Khối NATO chia rẽ trong cuộc khủng hoảng Síp (1971 – 1974), kết quả là Hy Lạp rút khỏi khối này.

Hệ thống XHCN dù còn tồn tại những bất đồng, nhưng bản thân tiềm lực kinh tế, quân sự mỗi nước vẫn giữ được thế ổn định. Liên Xô thực hiện một bước hịa hỗn với Mỹ và vẫn giữ được thế cân bằng về vũ khí chiến lược với Mỹ, làm so sánh lực lượng giữa hệ thống XHCN và hệ thống TBCN thay đổi có lợi hơn nữa cho lực lượng cách mạng các nước.

Phong trào công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản đấu tranh chống giai cấp tư bản lũng đoạn diễn ra quyết liệt ở nhiều nơi và giành nhiều thắng lợi mới. Phong trào giải phóng dân tộc có bước phát triển mới. Các nước OPEC đã sử dụng vũ khí dầu mỏ để chống các nước đế quốc. Ở châu Phi có thêm nhiều nước giành được độc lập, nhất là các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và đang tập hợp lại trong Tổ chức thống nhất châu Phi (OUA). Phong trào

Khơng liên kết có bước phát triển về lượng và chất, hướng cuộc đấu tranh vào

mục tiêu chống CNTD mới và cũ dưới mọi hình thức, chống mọi áp đặt của CNĐQ. Hội nghị cấp cao các nước Không liên kết lần thứ tư ở Algeria năm

1973 đã chấm dứt sự khủng hoảng về mục tiêu trong phong trào này. Bên cạnh đó, thắng lợi của cách mạng Việt Nam và Đơng Dương thúc đẩy xu hướng hịa bình, trung lập tích cực của các nước Đông Nam Á. Tiêu biểu là sự kiện nhân dân Thái Lan đấu tranh chống Mỹ và tay sai, bảo vệ độc lập, chủ quyền, đòi Mỹ rút hết quân đội và hủy bỏ căn cứ quân sự ở Thái Lan. Phong trào này có tác động tích cực đến tình hình miền Nam, nhất là đối với phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị.

Các phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ trên thế giới có những bước chuyển biến mới. Các nước ca ngợi chiến thắng của Việt Nam; thêm nhiều nước công nhận VNDCCH, công nhận CPCMLTCHMNVN. Nhiều nước trên thế giới và nhiều tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ đã lên án Mỹ và chính quyền Sài Gịn, địi ngừng ngay mọi hành động chiến tranh. Tuy nhiên, trong dư luận quốc tế cũng xuất hiện tư tưởng coi việc chống chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã hoàn thành, các cuộc xung đột ở Nam Việt Nam lúc này là vấn đề nội bộ. Ở nước Mỹ, phong trào đấu tranh cũng có sự

chuyển hướng, tập trung vào các vấn đề dân sinh, dân chủ và những vấn đề chính trị - xã hội trong nước.

Sau Hiệp định Paris, trên bình diện quốc tế, cách mạng Việt Nam cũng gặp khó khăn khơng nhỏ: 1). Liên Xơ khun chúng ta khơng vội giải phóng miền Nam, e ngại tình hình đó ảnh hưởng bất lợi đến hịa dịu Xơ – Mỹ; 2). Trung Quốc tuy hoan nghênh Hiệp định, vì Hiệp định dẫn đến sự giảm dần vị trí của Mỹ đối với châu Á và Đông Nam Á, nhưng muốn giữ và kéo dài nguyên trạng tình hình ở Việt Nam sau Hiệp định sau khi Mỹ rút; 3). Các nước XHCN cắt giảm viện trợ cho chúng ta trong khi chính quyền Sài Gịn lại được Mỹ tăng viện ồ ạt về kinh tế, quân sự, huấn luyện và tăng cường phá hoại Hiệp định.

Những khó khăn trên đặt ra yêu cầu phải có các chủ trương, giải pháp ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, nhằm hỗ trợ đắc lực cho cách mạng trong nước và tận dụng được tối đa sự ủng hộ mọi mặt của dư luận thế giới.

Về tình hình trong nước, sau khi Hội nghị Paris kết thúc, với bản chất

ngoan cố, Mỹ vẫn duy trì một lực lượng hải quân và không quân ở Vịnh Bắc Bộ, Thái Lan và Guam, duy trì việc ném bom Campuchia, giữ nguyên trạng ở Lào và thúc đẩy giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Mỹ. Mỹ để lại miền Nam Việt Nam “những người lính khơng mặc qn phục” và các nhân viên dân sự; đổi tên cơ quan chỉ huy quân sự Mỹ (MACV) thành cơ quan ngoại giao – Tùy viên quốc phòng (DAO) do Tướng John Muray đứng đầu nắm quyền chỉ huy quân đội, cảnh sát Sài Gòn. Cơ quan trợ lý đặc biệt cho Đại sứ và các hoạt động ở chiến trường (SAAFO) thực tế làm nhiệm vụ điều khiển các chương trình bình định. Trước ngày ký Hiệp định, các căn cứ quân sự Mỹ được chuyển giao cho chính quyền Sài Gịn cùng với viện trợ khẩn cấp một lượng vật chất khổng lồ trị giá khoảng 750 triệu đơla [53, tr. 26]. Ngồi việc gửi cấp tốc máy bay, trực thăng, xe tăng, đại bác, Tổng thống R.Nixon cịn giúp chính quyền Thiệu phục hồi và phát triển kinh tế với kế hoạch kinh tế hậu chiến 8 năm (1973 – 1980), nhằm từng bước đưa kinh tế miền Nam phục hồi và vượt lên kinh tế miền Bắc. Việc tăng viện này nhằm hai mục đích: 1). Tăng cường viện

trợ để dễ chi phối Nguyễn Văn Thiệu hơn khi ký Hiệp định; 2). Khẳng định cho Thiệu thấy Mỹ vẫn đứng sau lưng. Tháng 7 – 1974, Quốc hội Mỹ thơng qua mức viện trợ kinh tế tài khóa 1974 – 1975 cho chính quyền Sài Gịn là 700 triệu đô la về kinh tế và 400 triệu đô la về quân sự. Đối với VNDCCH, Mỹ định dùng đòn bẩy kinh tế, họp Ủy ban kinh tế hỗn hợp bàn về thực hiện điều 21 của Hiệp định (đóng góp để khơi phục lại Việt Nam sau chiến tranh), nhằm kiềm chế chúng ta ở miền Nam và duy trì chế độ Thiệu.

Như vậy, Mỹ vẫn tiếp tục dính líu về quân sự, giữ nguyên ý đồ giữ lấy miền Nam lâu dài, song tính tốn để tránh phải trực tiếp tham gia một cuộc chiến tranh lớn ở Việt Nam. Chính sách cơ bản của Mỹ ở Việt Nam vẫn là thực hiện “học thuyết Nixon”, áp đặt CNTD mới kiểu Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta. Để thực hiện mục tiêu ấy, Mỹ duy trì chính quyền Thiệu, vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris, giúp chính quyền Sài Gịn tăng cường lực lượng về mọi mặt, dùng mọi biện pháp chống lại nhân dân, chống lại cách mạng; duy trì sức mạnh ở một mức độ nhất định, thực hiện chiến lược “răn đe thực tế” ở Đông Nam Á, kiềm chế phong trào cách mạng ở Việt Nam, Đông Dương, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Với phương châm “chỉ ngừng bắn chứ khơng ngừng bắt”, chính quyền Thiệu đã tiến thành một loạt hành động vi phạm ngừng bắn dưới sự hỗ trợ của Mỹ. “Từ 28/1 – 28/3/1973, chính quyền Sài Gịn đã vi phạm ngừng bắn 67.762 vụ” [5, tr. 390]. Từ tháng 2 – 1973 đến giữa năm 1974, quân đội Sài Gòn đã tổ chức 34. 266 cuộc tiến công quy mơ lớn lấn chiếm vùng giải phóng và 216.000 cuộc hành quân bình định trong vùng chính quyền Sài Gòn đang kiểm soát. Trong những tháng đầu năm 1973, quân đội VNCH đã lấn chiếm hầu hết vùng giải phóng cũ bao gồm khoảng 1.000 ấp, đóng thêm 1.774 đồn bốt, kiểm soát hơn một triệu dân [122, tr. 605]. Nguyễn Văn Thiệu ngang nhiên tuyên bố bắt đầu “cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba”.

Xét về mặt quân sự, chính quyền Sài Gịn rất mạnh với lợi thế là có lực lượng vũ trang cịn tương đối đơng, hệ thống chính quyền và bộ máy đàn áp tàn

bạo. Chính quyền Sài Gịn chiếm giữ những thành thị, sân bay, bến cảng lớn, những đường giao thông chiến lược, những vùng đông dân nhiều của, được Mỹ giúp đỡ về tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh và huấn luyện. Tuy nhiên, Chính quyền Sài Gịn có điểm yếu rất cơ bản về chính trị. Trước một loạt thất bại, lại mất chỗ dựa là quân viễn chinh Mỹ, nên tinh thần quân đội Sài Gịn ngày càng sa sút. Chính sách cai trị độc tài, phát xít, bóc lột gây ra sự bất bình và chống đối trong đa số các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, Mỹ - ngụy càng duy trì sức mạnh qn sự và chính sách độc tài, thì mâu thuẫn đối kháng giữa nhân dân với chúng càng quyết liệt, mâu thuẫn giữa các tầng lớp trung gian và cả tầng lớp trên với chúng cũng phát triển, những mâu thuẫn trong nội bộ địch ngày càng sâu sắc.

Nhìn tổng quát, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, lợi ích của Mỹ và chính quyền Sài Gịn có những khác biệt. Mỹ muốn giữ nguyên trạng miền Nam một thời gian, không bị cuốn vào chiến tranh. Trong khi đó, Thiệu lại muốn xóa Hiệp định Paris, chiếm đất, giành dân, tiến tới xóa vùng giải phóng. Ý đồ của Thiệu là kéo dài chiến tranh, kéo Mỹ tiếp tục viện trợ và khi cần có thể can thiệp trở lại như R. Nixon đã hứa.

Về phía chúng ta, với việc ký Hiệp định Paris, một giai đoạn mới cho cách mạng miền Nam đã được mở ra: Giai đoạn hồn thành CMDTDCND và thực hiện hịa bình, thống nhất nước nhà. Nhận định về tình hình miền Nam, Đảng khẳng định: “Thế và lực của cách mạng miền Nam hiện nay mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ năm 1954 đến nay” [40, tr. 229]. Lực lượng vũ trang miền Nam đang lớn mạnh, đang đứng vững trên các địa bàn chiến lược; tạo ra thế hỗ trợ tốt giữa các vùng, chiến đấu kiên quyết và có hiệu quả ngăn chặn các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giữ vững vùng giải phóng.

CPCMLTCHMNVN có uy tín cao ở trong nước và trên thế giới. Hội nghị cấp cao các nước Không liên kết ở Algeria năm 1973 đã công nhận CPCMLTCHMNVN là chính phủ hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam, đang có ảnh hưởng lớn đối với dư luận quốc tế.

Nhân dân miền Nam Việt Nam có vùng căn cứ rộng lớn nối liền miền Nam với hậu phương rộng lớn của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia, làm cho vị trí chiến lược của cách mạng Việt Nam thêm vững mạnh. Trải qua thử thách, khó khăn, lực lượng chính trị của nhân dân miền Nam vẫn được giữ vững và phát triển. Quần chúng nhân dân trong vùng tranh chấp và vùng địch kiểm soát, dù bị địch đánh phá, kìm kẹp, vẫn hướng về cách mạng, đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi.

MTDTGPMNVN có khả năng đồn kết đơng đảo các tầng lớp trí thức yêu nước, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và tranh thủ rộng rãi các tổ chức, các phe nhóm chính trị, các dân tộc, các tơn giáo và các nhân sĩ u hịa bình, độc lập tự do, chống lại chính quyền độc tài Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, ở các đô thị miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân ta cịn yếu, các mũi tấn cơng chính trị, qn sự, binh vận ở nhiều nơi chưa đủ mạnh.

Trong tình hình mới, miền Bắc tuy đang phải khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhưng có những điều kiện thuận lợi để phục hồi kinh tế, tiếp tục xây dựng CNXH, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam. Uy tín và vai trị của VNDCCH ngày càng được nâng cao lên trên trường quốc tế.

Thắng lợi mới của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã dẫn đến sự thay đổi trong so sánh lực lượng trên bán đảo Đơng Dương có lợi hơn bao giờ hết cho cách mạng miền Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)