Chủ trƣơng phối hợp hoạt động và phát huy ƣu thế ngoại giao hai miền Nam, Bắc là một sáng tạo độc đáo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 112 - 116)

3. Khi nhận thấy không thể giải quyết được vấn đề trên bàn Hội nghị,

3.1.1. Chủ trƣơng phối hợp hoạt động và phát huy ƣu thế ngoại giao hai miền Nam, Bắc là một sáng tạo độc đáo của Đảng

giao hai miền Nam, Bắc là một sáng tạo độc đáo của Đảng

Trong thế giới, các quốc gia dân tộc không đứng tách riêng, mà nằm trong và chịu sự chi phối của thế giới với tư cách là một chỉnh thể, trong đó, ý đồ, mục tiêu chiến lược của các nước lớn, mối quan hệ giữa các nước lớn luôn chi phối thế giới và chi phối các nước nhỏ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và đối đầu Đông – Tây. Vì thế, để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất đối với mọi quốc gia trên thế giới là cần coi ngoại giao là một trong những công cụ đấu tranh quan trọng và ngoại giao phải có những hướng đi, những mũi đột phá phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của đất nước. Phối hợp và phát huy ưu thế ngoại giao hai miền Nam, Bắc trong những năm 1969 – 1975 là một chủ trương lớn của Đảng, xuất phát từ tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan.

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc có hịa bình và tiến hành xây dựng CNXH; miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, vùng giải phóng bị thu hẹp, quần chúng cách mạng bị khủng bố, tù đày, lực lượng vũ trang phải tập kết ra Bắc. Cùng với việc tăng cường chiến tranh trên cả hai miền Nam - Bắc, Mỹ đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao “hịa bình”, mà thực chất là lừa bịp dư luận Mỹ và quốc tế, âm mưu chia rẽ các nước XHCN, cô lập cách mạng miền Nam. Trong tình hình mới, Đảng đã xác định rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh thống nhất nước nhà, song, phải có những biện pháp, sách lược cụ thể, thích hợp.

Với sự phát triển của cách mạng miền Nam, ngay từ năm 1965, Trung ương Đảng đã nhận thức rõ yêu cầu phối hợp đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và chủ trương mở mặt trận ngoại giao, thực hiện “vừa đánh, vừa đàm”. Trong khi phối hợp với hai mặt trận quân sự, chính trị, Đảng nêu rõ nhiệm vụ của đấu tranh ngoại giao phải đóng “vai trị quan trọng, tích cực và chủ động”.

Thắng lợi của Tết Mậu Thân 1968 tuy đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, song, với bản chất ngoan cố, trong những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn tình thế, đầu năm 1969, chính quyền R.Nixon thực hiện “phi Mỹ hóa chiến tranh”. Với chiến lược này, Tổng thống R. Nixon hy vọng xoa dịu phong trào phản chiến đang lên cao trong lòng nước Mỹ và trên thế giới, chuyển sức ép dư luận sang phía VNDCCH, tạo lợi thế trên bàn đàm phán. Nhằm thực hiện mục đích đó, chính quyền Mỹ thực hiện chính sách “tiến cơng hịa bình”, lơi kéo các nước Tây Âu, Bắc Âu, châu Phi, châu Á, một số nước XHCN, các nước Không liên kết… ủng hộ Mỹ, gây chia rẽ giữa các nước với

Việt Nam, hịng có thể giằng dai trên bàn Hội nghị Paris, gây nên những bế tắc về ngoại giao.

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã phân tích cặn kẽ mọi khía cạnh, nhận thức đầy đủ rằng, cần phải đoàn kết hơn nữa mọi lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong đó, khơng loại trừ lực lượng trung lập, trong và ngồi, làm cho cán cân chính trị miền Nam nghiêng hẳn về phía cách mạng; như vậy, cần phải thành lập một chính phủ u chuộng hịa bình, trung lập. Lúc này, vấn đề thành lập chính quyền Trung ương cho miền Nam trở thành yêu cầu cấp bách cả về đối nội lẫn đối ngoại và trên thực tế đã có những điều kiện để thành lập một chính quyền như vậy. Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam khai mạc 6 – 6 – 1969 đã lãnh trọng trách lịch sử đó, tuyên bố thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam với nịng cốt là MTDTGPMNVN. CPCMLTCHMNVN được thành lập là một

thắng lợi lớn của quân và dân ta về mặt chính trị, ngoại giao. Với tư cách là đại diện chân chính, duy nhất cho nhân dân miền Nam, CPCMLTCHMNVN có đầy đủ tính pháp lý và điều kiện để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. Cần phải triệt để tận dụng ưu thế đó; và lúc này, phối hợp hoạt động ngoại giao hai miền, phối hợp hoạt động ngoại giao của Chính phủ VNDCCH với ngoại giao của CPCMLTCHMNVN không chỉ cần thiết mà trở nên cấp thiết. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng nhận thức một cách rõ ràng, đầy đủ và chỉ đạo thực hiện xuyên xuốt những năm 1969 – 1975. Cũng cần nói thêm rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh sự kết hợp này phải sao cho thật khéo léo, linh hoạt và chặt chẽ, tránh dư luận quốc tế hiểu rằng ngoại giao miền Nam chịu sự chỉ đạo của ngoại giao miền Bắc: “Có khi Mặt trận nói chứ Việt Nam Dân chủ cộng hịa nói thì khơng đúng. Có khi cả hai đều nói” [8, tr. 97]. Thực hiện chủ trương phối hợp ngoại giao hai miền, xây dựng nền ngoại giao với hai thực thể, “tuy hai mà một, tuy một mà hai”, ngoại giao CPCMLTCHMNVN nói riêng và ngoại giao Việt Nam nói chung đã giành được những kết quả to lớn:

Một là, uy tín của CPCMLTCHMNVN được nâng cao. Năm 1972,

CPCMLTCHMNVN đã được công nhận là thành viên chính thức của Phong trào Khơng liên kết. Tính đến năm 1975, có 66 nước đã thiết lập quan hệ ngoại

giao với CPCMLTCHMNVN, chưa kể hàng chục tổ chức quốc tế có uy tín khác như Phong trào Khơng liên kết, Hội đồng hịa bình thế giới, Tổ chức nhà báo quốc tế, Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam, Hội luật gia dân chủ quốc tế, Đại hội liên hiệp cơng đồn thế giới ủng hộ nhân dân Đơng Dương, Đại hội tồn quốc Cơng đảng Anh, Tổ chức đoàn kết ba châu…

Hai là, trong quá trình phối hợp đấu tranh lên án tội ác Mỹ - Thiệu ở

miền Nam Việt Nam và thủ đoạn ngoại giao của Mỹ trước nhân dân Mỹ và dư luận thế giới, buộc Mỹ xuống thang chiến tranh và ký Hiệp định Paris, khoét

sâu mâu thuẫn Mỹ - Thiệu, sự phối kết hợp giữa ngoại giao VNDCCH và ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã làm cho những mục tiêu nói trên thành hiện thực một cách nhanh, hiệu quả nhất, hỗ trợ đáng kể cho các mặt đấu tranh quân sự, chính trị.

Ba là, tranh thủ được sự ủng hộ mọi mặt của các nước XHCN, đặc biệt

là Liên Xô, Trung Quốc, các nước dân chủ và nhân dân chuộng hịa bình trên thế giới cho cách mạng Việt Nam.

Bốn là, thành lập được ba tầng Mặt trận thống nhất chống Mỹ: Mặt trận

dân tộc thống nhất chống Mỹ ở Việt Nam, Mặt trận thống nhất chống Mỹ của các dân tộc Đông Dương và Mặt trận của nhân dân thế gới chống Mỹ, bảo vệ độc lập dân tộc và hịa bình, bao vây và cô lập Mỹ - Thiệu; đưa vấn đề Việt Nam trở thành mối quan tâm chính của nhiều chính trị gia, các tổ chức quốc tế, trong các chương trình nghị sự – hiện tượng chưa từng có trong ngoại giao thế giới.

Những thành tựu ngoại giao trên cho thấy, việc Trung ương Đảng chủ trương phối hợp và phát huy lợi thế ngoại giao hai miên Nam, Bắc là một chủ trương độc đáo, mang lại hiệu quả cao. Thực tiễn ngoại giao Việt Nam cũng cho thấy, đây là lần đầu tiên có hiện tượng hai thực thể trong một thực thể ngoại giao.

Nhìn rộng hơn trong lịch sử ngoại giao thế giới, cũng chưa từng thấy một hiện tượng ngoại giao tương tự như vậy; mặc dù, trên thế giới, tình cảnh một đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau khơng hiếm. Điều này cho thấy, trong vấn đề thống nhất đất nước, không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng và thể theo nguyện vọng thống nhất đất nước của đại bộ phận dân chúng, khiến ranh giới hai miền trở thành ranh giới quốc gia và sự phối hợp giữa các miền, các quốc gia (nếu có) thì chỉ đơn thuần trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nói tóm lại, xuất phát từ điều kiện thực tiễn, từ yêu cầu cách mạng, Trung ương Đảng đã kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,

phối hợp hoạt động ngoại giao hai miền. Và thực tiễn sinh động đã chứng minh tính đúng đắn và sáng tạo của chủ trương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng với hoạt động đối ngoại của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (1969 - 1975) (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)