đối với hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN qua hai giai đoạn 1969 – 1972 và 1973 – 1975.
Luận văn đã làm rõ những đặc điểm lớn về tình hình quốc tế, những thuận lợi và khó khăn của cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn 1969 – 1972 và 1973 – 1975; từ đó, làm sáng tỏ chủ trương vừa đánh, vừa đàm, phối hợp ngoại giao hai miền, phát huy ưu thế của ngoại giao CPCMLTCHMNVN trong đấu tranh ký Hiệp đinh Paris và thi hành Hiệp định. Thực hiện mục tiêu đối ngoại đó, trong những năm 1969 – 1972, ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã tích cực tiến hành các hoạt động ngoại giao nâng cao vị thế của mình; phối hợp với ngoại giao VNDCCH trên bàn đàm phán; không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và đông đảo nhân dân u chuộng hịa bình thế giới. Hiệp định Paris được ký kết là kết quả của sự phối hợp ba mặt trận (chính trị, qn sự, ngoại giao), trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định, mặt trận ngoại giao giữ vai trị quan trọng và trong đó có phần đóng góp to lớn của ngoại giao CPCMLTCHMNVN. Sau khi Hiệp định được ký kết, Đảng đã lãnh đạo hoạt động đối ngoại của CPCMLTCHMNVN thực hiện đấu tranh tại các diễn đàn; phối hợp với phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam; tranh thủ sự viện trợ trực tiếp cho cách mạng miền Nam…Với sự phối hợp khéo léo, nhịp nhàng các hoạt động ngoại giao với đấu tranh quân sự trên chiến trường và cuộc đấu tranh chính trị ở miền Nam, ngoại giao CPCMLTCHMNVN đã góp phần to lớn vào thắng lợi cách mạng chung của cả nước, thực hiện thành công sự nghiệp thống nhất nước nhà.