CPCMLTCHMNVN được thành lập là một thắng lợi lớn của quân và dân ta, tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước về mặt chính trị. Tuy nhiên, để phát huy một cách hiệu quả vai trị của CPCMLTCHMNVN, thì việc làm nổi bật ý nghĩa, vị trí của CPCMLTCHMNVN đối với cách mạng Việt Nam cả trong nước và trên thế giới là hết sức cần thiết. Vì thế, ngay sau khi CPCMLTCHMNVN ra đời, BBT đã ra Thông tri ngày 10 – 6 – 1969 về việc hưởng ứng và ủng hộ hoạt động của CPCMLTCHMNVN. Thông tri chỉ rõ rằng trước hết, CPCMLTCHMNVN “cần ra sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa” [36, tr. 193]; tiếp đó “địi Mỹ phải nghiêm chỉnh nói chuyện với Chính phủ cách mạng Lâm thời, người đại diện chân chính, hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam” [36, tr. 193], trên cơ sở đó, tích cực đấu tranh “địi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết và không điều kiện quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam” [36, tr. 193].
Thực hiện những chủ trương nói trên, ngay sau khi ra đời, CPCMLTCHMNVN đã xúc tiến ngay các hoạt động vận động quốc tế với mục tiêu tranh thủ sự ủng hộ đối với hoạt động của mình, cũng như thừa nhận và đề cao vai trị của Chính phủ. Trong năm 1969, Đoàn Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN đã đi thăm hữu nghị nhiều nước: CHND Trung Hoa, CHDC Đức (9 – 1969), Arập, Syria, Tiệp Khắc, Triều Tiên, Mông Cổ, Ba Lan, Hungari (10 – 1969), thăm vùng giải phóng Lào (12 – 1969). Đây đều là những nước vốn có quan hệ tốt đẹp và lâu đời với MTDTGPMNVN. Kết quả là trong tháng đầu khi mới được thành lập, CPCMLTCHMNVN đã được 23 nước XHCN và Dân tộc chủ nghĩa công nhận (Cuba, Algeria, Triều Tiên là ba nước
đầu tiên công nhận CPCMLTCHMNVN), trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ Nhiều nước mặc nhiên chuyển các Cơ quan đại diện và các Phịng thơng tin của MTDTGPMNVN thành các cơ quan ngoại giao của
CPCMLTCHMNVN như Thụy Điển, CHDC Đức... Sự ra đời của CPCMLTCHMNVN cũng được Hội nghị quốc tế các ĐCS và công nhân họp tại Moscow ngày 12 – 6 – 1969, đánh giá cao: “75 Đảng Cộng sản dự Hội nghị nhận thấy trong sự kiện này, một giai đoạn mới và quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng và anh hùng của nhân dân Việt Nam” [4, tr. 3]. Những sự ủng hộ đó khẳng định vị thế chính trị của CPCMLTCHMNVN và là nguồn động viên rất lớn đối với CPCMLTCHMNVN nói riêng và Đồn Ngoại giao của Chính phủ nói chung, trong suốt q trình hoạt động của mình.
Bước sang năm 1970, khi Đông Dương đã trở thành một chiến trường chung, Mỹ tìm cách hạ thấp vai trị của Hội nghị bốn bên, Trung ương Đảng chủ trương:
Tích cực tranh thủ sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước dân tộc chủ nghĩa, các nước trung gian và nhân dân u chuộng hịa bình thế giới. Tích cực mở rộng hoạt động quốc tế nhằm tăng cường Mặt trận nhân dân thế giới, đoàn kết với nhân dân Việt Nam và nhân dân Đông Dương chống Mỹ xâm lược [37, tr. 257].
Thực hiện chủ trương ngoại giao chung, nhiệm vụ của Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN là tích cực vận động để CPCMLTCHMNVN trở thành thành viên của Phong trào không liên kết. Đoàn Ngoại giao
CPCMLTCHMNVN đã tăng cường mạnh mẽ các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều lực lượng hịa bình, dân chủ trên thế giới. Điểm đến của Đoàn là những nước có tiếng nói quan trọng trong Phong trào khơng liên kết, bao gồm các nước dân chủ, các nước trung lập.
Tháng 6 – 1970, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đi thăm hai nước Nam Á (Ấn Độ và Sri Lanka) theo lời mời của Thủ tướng hai nước. Chuyến đi này
được coi là một trong những chuyến đi quan trọng, bởi vì dù chưa có quan hệ chính thức với CPCMLTCHMNVN, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN được mời thăm viếng là một tín hiệu tích cực, phản ánh sự thừa nhận gián tiếp của chính phủ hai nước Ấn Độ và Sri Lanka đối với CPCMLTCHMNVN. Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, bởi qua đó, CPCMLTCHMNVN đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Chính phủ và nhân dân hai nước này. Tiếp theo thắng lợi ngoại giao này, đầu tháng 9-1970, Đoàn Ngoại giao tiếp tục các chuyến thăm theo lời mời của Chính phủ các nước Ai Cập, Tanzania (châu Phi). Ngoài các nước châu Á, châu Phi, trong khoản thời gian cuối năm 1970, đầu năm 1971, Đoàn Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN cũng tới thăm các nước châu Âu như nước Anh, Bungari, Italia, Ba Lan… Khơng chỉ có vậy, tháng 9 – 1971, Đoàn Ngoại giao của CPCMLTCHMNVN còn tham dự Hội nghị các nước đứng đầu Phong trào không liên kết tại Luxaca (Zambia); tham dự Hội nghị thế giới lần thứ 16 chống
bom nguyên tử và khinh khí họp tại Nhật Bản (30 – 7 đến 9 – 8 – 1970). Hội nghị đã nhất trí bầu các đại biểu Nam, Bắc Việt Nam làm Chủ tịch danh dự.
Phối hợp với hoạt động của Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN, Đoàn Ngoại giao VNDCCH do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu cũng đi thăm hữu nghị các nước XHCN, trong đó có Liên Xơ, Trung Quốc. Trong các chuyến thăm, qua các cuộc hội đàm và tiếp xúc rộng rãi, Đoàn Ngoại giao VNDCCH luôn tranh thủ mọi cơ hội, điều kiện tuyên truyền về sự ra đời của CPCMLTCHMNVN, vai trò, ảnh hưởng của CPCMLTCHMNVN đối với cách mạng miền Nam Việt Nam và cách mạng Việt Nam; bày tỏ sự mong muốn các nước tăng cường hợp tác và ủng hộ hoạt động của CPCMLTCHMNVN. Những bước đi tích cực của Đồn Ngoại giao VNDCCH đã có tác dụng nhất định trong việc làm cho các nước hiểu thêm, hiểu rõ hơn về CPCMLTCHMNVN và đi tới đồng tình, ủng hộ.
Như vậy, trong suốt khoảng thời gian ngắn ngủi từ năm 1969 đến năm 1972, thực hiện chủ trương của Đảng về củng cố vị thế quốc tế, đề cao vai trò
của CPCMLTCHMNVN trên trường quốc tế, CPCMLTCHMNVN đã thực hiện khá dày đặc các chuyến thăm viếng ngoại giao đến nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau, với những chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Ở mỗi điểm đến, Đoàn Ngoại giao CPCMLTCHMNVN đều được đón nhận, chào mừng, ủng hộ. Điều đó đã góp phần tăng đáng kể uy tín quốc tế của CPCMLTCHMNVN; CPCMLTCHMNVN được thừa nhận là người đại diện hợp pháp cho nhân dân miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, sự kiện đầu năm 1972, CPCMLTCHMNVN được công nhận là thành viên của Phong trào không liên
kết đã minh chứng cho địa vị pháp lý vững chắc của CPCMLTCHMNVN; đồng thời, cũng mở ra cơ hội, khả năng tăng cường Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy cam go, gian khó của nhân dân ta. Qua các cuộc tiếp xúc, nhân dân các nước đã hiểu thêm về đất nước và con người miền Nam Việt Nam, con người Việt Nam, bày tỏ lòng khâm phục cuộc kháng chiến anh dũng vì quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân ta. Một số nước lúc đầu chưa công nhận CPCMLTCHMNVN, song qua tuyên truyền, vận động, đến cuối những năm 70 (XX) đã tiếp tục công nhận CPCMLTCHMNVN (Cộng hòa Swaziland - cuối tháng 7 – 1970; Nauy - tháng 8 – 1970…).