3. Những thành quả quan trọng trong hoạt động đối ngoại của ngoại giao
2.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
Sau khi Hiệp định Pais được kí kết, Trung ương Đảng chủ trương tiếp tục phối hợp hoạt động ngoại giao hai miền trong các hoạt động tranh thủ ủng hộ quốc tế. Trong khi phối hợp ngoại giao hai miền, ngoại giao của CPCMLTCHMNVN có nhiệm vụ:
Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao và mở rộng quan hệ ngoại giao, nêu cao vị trí và uy tín của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hịa miền Nam Việt Nam, đánh lùi các vị trí của chính quyền Sài Gịn trên trường quốc tế, nhất là trong các nước Không liên kết, tranh thủ viện trợ vật chất trực tiếp cho Chính phủ Cách mạng lâm thời, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của các nước và các tổ chức dân chủ quốc tế để thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của miền Nam tiến lên [40, tr. 257].
Nhận thức rõ rằng, “đoàn kết ba nước Việt – Lào – Campuchia là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa sống cịn đối với ba dân tộc ở Đơng Dương” [40, tr. 242] trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chân chính của mỗi nước Đơng Dương gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chung cho hịa bình và độc lập dân tộc, khơng những trước mắt mà cả lâu dài về sau, Trung ương Đảng xác định: “Đồn kết hữu nghị, bình đẳng, tơn trọng và giúp đỡ nhau trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ và xây dựng đất nước theo con đường của mỗi nước là nguyên tắc chỉ đạo mối quan hệ giữa nhân dân ta với nhân dân hai nước Lào và Campuchia theo tinh thần quốc tế vô sản chân chính” [40, tr. 242]. Như vậy, trong hoạt động tranh thủ quốc tế phục vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris, ngoại giao miền Nam có bốn nhiệm vụ: Một là, tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao; hai là, nâng cao vị thế và uy tín của Chính phủ Cách mạng; ba là, tranh thủ viện trợ vật chất trực tiếp; bốn là, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của các nước và các tổ chức dân chủ quốc tế; củng cố quan hệ với các nước Đông Dương. Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Trung ương Đảng chỉ đạo cho cơ quan ngoại giao hai miền Nam –Bắc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhà nước, thiết lập và củng cố quan hệ với các nước, các tổ chức, các phong trào hịa bình trên thế giới, củng cố khối đồn kết Đơng Dương.
Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, khẳng định vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, để phá hoại Hiệp định, Mỹ - Thiệu âm mưu hạ thấp vai trò của CPCMLT trên các diễn đàn quốc tế, không thừa nhận CPCMLT, giở lại luận điệu quân đội bắc Việt xâm nhập miền Nam. Do vậy, để đấu tranh thực hiện Hiệp định Paris một cách hiệu quả, trên trường quốc tế, ngoại giao CPCMLTCHMNVN tích cực vận động, tranh thủ dư luận, khẳng định vị trí đại diện cho nhân dân miền Nam Việt Nam của CPCMLTCHMNVN.
Tại Hội nghị Ngoại giao các nước tham gia Công ước Geneva về luật quốc tế bảo hộ nạn nhân chiến tranh (đầu năm 1974), khi Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN tham gia Hội nghị, chính quyền Sài Gịn và Hoa Kỳ đã phản ứng quyết liệt và Hội nghị đã phải hoãn lại sau khi khai mạc (20 – 2 – 1974), dù trước đó, ngày 18 – 2, nhiều Đồn đại biểu tham dự Hội nghị đã công nhận CPCMLTCHMNVN là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, coi “việc chính quyền Sài Gịn chống lại sự tham gia của
Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Geneva chứng tỏ rằng họ sợ chính nghĩa, sợ sự thật, nhất là uy tín ngày càng lớn của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam” [105, tr. 4]. Hành động này khiến dư luận phải lên tiếng. Trong phiên họp ngày 25 – 2 – 1974 tại Geneva, Đại biểu các nước Không liên kết đã ra Quyết định ủng hộ việc chấp nhận
CPCMLTCHMNVN tham dự Hội nghị. Sau đó, một Ủy ban giúp đỡ Việt Nam tại Geneva đã được thành lập. Ủy ban này cùng với Hội liên hiệp Việt kiều tại Pháp đều lên tiếng phản đối việc không mời CPCMLTCHMNVN tham gia Hội nghị; đồng thời, Ủy ban công nhận CPCMLTCHMNVN miền Nam cũng đã được thành lập tại Quốc hội Oxtralia (10 – 1974). Sự ủng hộ đó chính là một trong những sự thừa nhận quốc tế quan trọng đối với CPCMLTCHMNVN và như vậy, uy tín, vị thế của chính quyền Sài Gịn đã bị hạ thấp.
Phối hợp với hoạt động của Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN, ngày 24 – 2 – 1974, Bộ Ngoại giao VNDCCH ra tuyên bố nghiêm khắc tố cáo Mỹ ngăn cản CPCMLTCHMNVN tham gia Hội nghị ngoại giao Geneva. Tranh thủ diễn đàn quốc tế và nội dung của Hội nghị Geneva bàn về Luật quốc tế nhân đạo, ngày 2 – 3 – 1974, Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN ra Tuyên bố lên
án hành động tội ác của Mỹ - Thiệu ở miền Nam Việt Nam, lên án sự cố tình vi phạm Hiệp định một cách trắng trợn của chính quyền Sài Gịn và Hoa Kỳ .
Đối với Liên Xô và Trung Quốc, trước âm mưu chia rẽ, lợi dụng mâu thuẫn Xô – Trung để hạn chế sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước anh em cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam của Mỹ, phối hợp với hoạt động ngoại giao của VNDCCH, Đoàn ngoại giao của CPCMLTCHMNVN tăng cường tiếp xúc, theo dõi, thơng báo tình hình và giữ thái độ chân thành, tin cậy. Với các nước XHCN khác, các nước dân chủ, các nước trung lập là thành viên của Phong trào không liên kết, CPCMLTCHMNVN tiếp tục khẳng định quan hệ ngoại giao gắn bó bằng các cuộc viếng thăm chính thức (Cộng hịa Algeria, Iraq, Syria, Trung Quốc, Triều Tiên…). CPCMLTCHMNVN cũng đẩy mạnh tiếp xúc với đại diện các phong trào, các tổ chức quốc tế như Ủy ban
đoàn kết Á – Phi, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước, Liên đoàn quốc tế các nhà khoa học, Hội Luật gia dân chủ thế giới, Tổ chức ân xá quốc tế, Liên hiệp các hội quốc tế bảo vệ nhân quyền… CPCMLTCHMNVN tích cực tham dự các hội nghị quốc tế: Hội nghị lần thứ 12 tổ chức đoàn kết Á – Phi tại Thủ đô nước CHDCND Yemen (2 – 1973); Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris (2 – 1973); Hội nghị trù bị Đại hội thế giới các lực lượng tại Moscow (3 – 1973)… Với các hoạt động tích cực của CPCMLTCHMNVN, các chính phủ, các diễn đàn quốc tế này đều ra tuyên bố ủng hộ đề nghị 6 điểm của CPCMLTCHMNVN tại Hội nghị hiệp thương, đòi Mỹ - Thiệu nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Paris. Một số nước vốn là đồng minh của Mỹ, nay cũng bắt đầu biểu thị thái độ không đồng tình với hành động tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tại Việt Nam.
Có một hiện thực là rrong khi uy tín của CPCMLTCHMNVN ngày một lên cao, thì chính quyền Sài Gịn ngày càng bị cơ lập trên trường quốc tế. Không chỉ các nước XHCN, mà các nước dân chủ, các nước Không liên kết, rất nhiều nước TBCN đều lên án chính quyền Sài Gòn (như Anh, Pháp, Italia, Thụy Điển, Nauy…). Có nước cịn ngừng quan hệ ngoại giao (như Thụy Điển, kể từ tháng 11 – 1974). Giữa tháng 8 – 1974, quan hệ ngoại giao giữa CPCMLTCHMNVN và chính phủ Thụy Điển đã được nâng lên một bước, bằng việc CPCMLTCHMNVN đặt cơ quan Tổng đại diện tại Thụy Điển.
Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi về tinh thần và vật chất của các nước, các tổ chức dân chủ quốc tế
Bất chấp sự lên án của các phái đoàn hai miền tại các diễn đàn, sự lên án của dư luận trong nước và quốc tế, chính quyền Sài Gịn vẫn tiếp tục phá hoại Hiệp định ngày một nghiêm trọng hơn. Để gây sức ép hơn nữa từ phía dư luận thế giới, từ phía các chính phủ, các tổ chức dân chủ quốc tế, thúc đẩy phong trào đấu tranh trong nước tiến lên, phái đoàn ngoại giao hai miền Nam, Bắc Việt Nam phối hợp hành động, tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, vận động dư luận.
Ngoài các tổ chức đã ủng hộ cuộc đấu tranh buộc Mỹ và chính quyền Sài Gịn ký Hiệp định Paris trước năm 1973, chúng ta còn chú ý tới các tổ chức mang tính chất nghề nghiệp, tranh thủ tối đa các tổ chức tôn giáo như Cơng đồn dệt, may mặc, giầy, da quốc tế, Hội đồng Thiên chúa giáo vì hịa bình… Trước sự vận động của Đồn ngoại giao CPCMLTCHMNVN Cơng đồn dệt, may mặc, giầy, da quốc tế trong Hội nghị lần thứ 5 tổ chức tại Moscow gồm 52 nước tham dự (6 – 1974), đã ra nghị quyết đoàn kết với công nhân và nhân dân lao động Việt Nam; phong trào Cơ đốc giáo châu Âu lên tiếng phản đối chính quyền Sài Gịn bắt giam 300 người theo đạo Phật tại nhà lao Chí Hịa và địi trả tự do cho những người này (20 – 3 – 1974); Hội đồng Thiên chúa giáo vì hịa bình cũng lên tiếng địi chính quyền Sài Gịn thi hành Hiệp định.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình tiếp tục đi thăm hữu nghị nhiều nước trên thế giới: CHDC Yemen, CH Mangas, CHDCND Triều Tiên, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Anbanni, Bungari, Mơng Cổ, Liên Xơ. Đồn đại biểu CPCMLTCHMNVN cũng tiến hành hội đàm với CH Arập Syria, dự lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Algeria (10 – 1974), dự quốc khánh Anbanni lần thứ 30 (11 – 1974), dự Hội nghị cấp cao lần thứ 11 Tổ chức thống nhất châu Phi tại Somali (6 – 1974). Trong các cuộc viếng thăm và hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN lên án thái độ phá hoại Hội nghị hiệp thương, gây khó khăn cho các hoạt động của BLHQS hai bên và Tổ liên hợp quân sự bốn bên, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam của chính quyền Sài Gịn. Các cuộc viếng thăm này đã có những kết quả tích cực, nhiều chính phủ trước kia có quan tâm đến cuộc đấu tranh của nhân dân ta, nay chính thức cơng nhận CPCMLTCHMNVN về mặt ngoại giao; hoặc thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ
Trong những tháng cuối năm 1974, hoạt động đối ngoại nhân dân cũng được tăng cường. Các đại biểu Ủy ban đoàn kết của Việt Nam với các nước cũng tiến hành các hoạt động ngoại giao sôi nổi. Bên cạnh những chuyến viếng thăm ra nước ngoài, CPCMLTCHMNVN cũng đã đón nhiều đồn khách tới
thăm và vùng giải phóng. Được chứng kiến tận mắt cuộc sống của nhân dân vùng giải phóng và tinh thần lạc quan của những chiến sĩ cách mạng, các tổ chức, các đoàn đại biểu quốc tế thêm tin tưởng vào thắng lợi của quân dân ta và bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình với cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân miền Nam. Với các nỗ lực hoạt động của CPCMLTCHMNVN, các đoàn thể, tổ chức và nhân dân các nước đã có nhiều hành động phối hợp với cuộc đấu tranh của nhân dân ta, yêu cầu Mỹ chấm dứt dính líu qn sự và can thiệp vào cơng việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, chấm dứt vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước VNDCCH. Bè bạn quốc tế khẳng định: “Chúng tôi đấu tranh bên cạnh các bạn ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở mọi nước và tăng cường sức ép của dư luận đối với các chính phủ, các quốc hội và các tổ chức quốc tế” [58, tr.4].
Những hoạt động ngoại giao đa dạng, tích cực của CPCMLTCHMNVN đã góp phần củng cố ba tầng mặt trận ủng hộ Việt Nam đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gịn: Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ ở Việt Nam, Mặt trận thống nhất chống Mỹ của các dân tộc Đông Dương, Mặt trận của nhân dân thế giới chống Mỹ. Sự ủng hộ vơ tư, nhiệt thành của chính phủ, nhân dân các nước và các tổ chức quốc tế với CPCMLTCHMNVN, sự lên án kiên quyết và mạnh mẽ các hành động phá hoại Hiệp định Paris của Mỹ và chính quyền Sài Gịn là nguồn động viên tinh thần to lớn, quan trọng cho công cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam.
Bước sang những năm 1972 – 1975, khi xu thế hịa hỗn đang thắng thế, Liên Xô và Trung Quốc đã cắt giảm viện trợ cho cách mạng miền Nam. Do vậy, tranh thủ viện trợ của các chính phủ, các tổ chức, các lực lượng hịa bình
quốc tế là nhiệm vụ ngoại giao rất quan trọng.
Với những nỗ lực tiếp xúc của Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN. Nhờ những nỗ lực của Đoàn ngoại giao CPCMLTCHMNVN trong việc lên án mạnh mẽ tội ác của Mỹ - ngụy ở miền Nam, mời những người đứng đầu các chính phủ, các tổ chức xã hội tới thăm khu giải phóng… một số nước, một số tổ
chức quốc tế đã ủng hộ mạnh mẽ cho cách mạng miền Nam về chính trị và vật chất. Nhiều nước viện trợ cho Việt Nam giai đoạn trước khi ký Hiệp định Paris đã coi đó là những viện trợ khơng hồn lại. Hầu hết các nước này, sau năm 1973, lại tiếp tục viện trợ khơng hồn lại cho CPCMLTCHMNVN. Tuy cắt giảm viện trợ, song Trung Quốc đã viện trợ kinh tế bổ sung khẩn cấp khơng hồn lại cho CPCMLTCHMNVN (7 – 1973) và gửi hàng giúp nhân dân miền Nam (2 – 1974). Tháng 8 – 1973 và đầu năm 1974, Liên Xô cũng đã viện trợ kinh tế không hồn lại, gồm máy móc thiết bị, thực phẩm, thuốc men, hàng tiêu dùng… cho nhân dân miền Nam Việt Nam. Cuối năm 1973, trong năm 1974, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Mông Cổ đã ký kết nhiều hiệp định viện trợ khơng hồn lại. Ngồi sự ủng hộ vật chất từ phía chính phủ các nước, miền Nam Việt Nam còn nhận được sự ủng hộ từ phía các địa phương, các tổ chức, các cá nhân. Sự ủng hộ này thể hiện tình cảm chân thành của bạn bè đối với Việt Nam, sự đồng tình, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân miền Nam. Những viện trợ đó lại đến vào thời điểm chúng ta đang dồn sức cho trận Tổng tiến cơng, nên có ý nghĩa vơ cùng to lớn.
Tăng cường mối quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương
Bên cạnh việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước XHCN, dân tộc chủ nghĩa và các tổ chức quốc tế, CPCMLTCHMNVN cũng rất coi trọng việc củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ba nước Đơng Dương – mối quan hệ gắn bó từ lâu đời, chung một chiến hào chống lại sự áp bức, nô dịch dân tộc. Cùng với việc phối hợp chiến đấu đánh bại các chiến dịch càn quét, lấn chiếm của ngụy quân ba nước, chúng ta cũng lên tiếng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và Campuchia trước dư luận thế giới.
Cuối năm Mỹ vẫn tiếp tục dính líu quân sự, can thiệp vào Campuchia, thực hiện chính sách “Khơme hóa”, mặc dù trước những thất bại trên chiến trường và sức ép dư luận Mỹ, chính quyền R.Nixon buộc phải tuyên bố chấm dứt các cuộc ném bom có tính hủy diệt ở Campuchia (15 – 8 – 1973). Ngày 18
– 8 – 1973, Bộ Ngoại giao CHMNVN ra Tuyên bố về tình hình cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Campuchia, yêu cầu Mỹ chấm dứt dính líu và viện trợ cho chính quyền Lonnol. Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng,
nhân dân và CPCMLTCHMNVN kiên quyết và triệt để ủng hộ Tuyên cáo 5
điểm ngày 23 – 3 – 1970 của Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia, nhằm xây dựng một nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, hịa bình, trung lập, dân chủ, tồn vẹn lãnh thổ và phồn thịnh.
Cũng trong tháng 8 – 1973, Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền Viêng chăn, can thiệp vào nội bộ Lào, vi phạm Hiệp định Vientiane, gây khó khăn trong đàm phán ký Nghị định thư của Hiệp định Paris về Lào. Ngày 7 – 9 – 1973, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước đã ra Tuyên bố về tình hình cuộc đàm phán Vientiane. Ngày 10 – 9 – 1973, Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN ra Tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố ngày 7 – 9 –
1973; yêu cầu Mỹ và phía chính quyền Vientiane triệt để tơn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Vientiane; Mỹ chấm dứt can thiệp vào nội bộ Lào,