3. Những thành quả quan trọng trong hoạt động đối ngoại của ngoại giao
2.2.1. Chỉ đạo hoạt động đấu tranh thi hành Hiệp định Paris
Đấu tranh tại Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam và bên ngoài
Hội nghị
Nhiệm vụ đấu tranh tại Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam được coi là một trong những mũi đấu tranh quan trọng. Về cuộc đấu trí đầy cam go, phức tạp này Trung ương Đảng xác định cần: “Chỉ đạo sắc bén ở Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam Việt Nam ở Pari, ở các phiên họp của Ban Liên hiệp quân sự hai bên và ở các cuộc họp khác có liên quan đến Hiệp định. Phối hợp chặt chẽ cới cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia trên mặt trận ngoại giao” [40, tr. 256].
Về Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam, Điều 12 (a) của Hiệp định Paris quy định: “Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hịa giải và hịa hợp dân tộc, tơn trọng lẫn nhau và khơng thơn tính nhau để thành lập Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau… Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt…” [90, tr. 245]. Theo nội dung này, Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam Việt Nam sẽ được tổ chức tại lâu đài La Celle – Saint – Cloud (ngoại ô Paris), bắt đầu từ ngày 19 – 3 – 1973. Thành phần tham dự Hội nghị gồm có:
1). Về phía CPCMLTCHMNVN, Trưởng đoàn là Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng đồn là Đại sứ Đinh Bá Thi;
2). Về phía chính quyền Sài Gịn, Trưởng đồn là bác sĩ – Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên và một số nhân vật khác như: Trần Văn Ân, Nguyễn Xuân Phong.
Hoạt động của Hội nghị hiệp thương được tổ chức 1 lần/mỗi tuần; hai bên gặp nhau, đọc bài phát biểu chuẩn bị sẵn của mình, sau đó tranh luận và tiếp tục hẹn kỳ họp sau. Để chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ hoạt động của các cơ quan hữu quan trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, ngày 7 – 9 – 1973, BCT Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo đấu tranh thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam;
đồng thời, thành lập một cơ quan nghiên cứu tổng hợp lấy tên là CP – 80, có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất những ý kiến với Ban, liên hệ với các cơ quan hữu quan để theo dõi sát sao và nắm tình hình.
Về Hội nghị hiệp thương, ngay từ đầu, chúng ta nhận định rằng, phía
chính quyền Sài Gịn nhận họp là do áp lực của dư luận nói chung, chứ thực tế thì họ khơng hề có ý định thực hiện Hiệp định. Do vậy, rrước khi Hiệp định được ký kết, Trung ương Đảng đã xác định rõ việc đấu tranh thi hành Hiệp định sẽ vơ cùng khó khăn do thái độ ngoan cố của Mỹ và chính quyền Sài Gịn. Thơng báo của BBT Về tình hình cuộc đàm phán ở Paris ngày 15 - 1 - 1973
nhận định: "Cuộc đấu tranh để hoàn thành toàn bộ các văn kiện nhằm đạt các yêu cầu cơ bản của ta, để xúc tiến ký Hiệp định và đặc biệt là để thật sự thi hành Hiệp định sẽ còn nhiều gay go phức tạp" [40, tr. 3]. Chúng ta cũng dự kiến rằng, “một mặt ở chiến trường, chúng sẽ lấn chiếm đất đai, còn mặt khác ở bàn Hội nghị, chúng cũng tìm cách phá hoại cuộc đàm phán” [47, tr. 388]. Dù khơng có ảo tưởng về kết quả đàm phán, nhưng chúng ta vẫn xem đây là một diễn đàn để làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới, tố cáo những âm mưu, thủ đoạn phá hoại Hội nghị Paris của Mỹ và chính quyền Sài Gịn.
Trong những phiên họp đầu của Hội nghị hiệp thương, phía Sài Gịn lặp đi lặp lại những luận điểm bị bác bỏ từ lâu, đưa ra cái gọi là Dự thảo thỏa ước, coi mình là hợp hiến, hợp pháp và yêu cầu một cuộc Tổng tuyển cử sớm, nhằm vòng vo, kéo dài thời gian. Phía CPCMLTCHMNVN tập trung vào nội dung
chính, yêu cầu phía chính quyền Sài Gịn và Hoa Kỳ trao trả ngay, trao trả đầy đủ nhân viên quân sự và dân sự bị giam giữ.
Từ tháng 4 – 1973 đến tháng 5 – 1973, Hội nghị hiệp thương đã họp 4 phiên (từ phiên thứ 7 đến phiên thứ 10). Trên bàn đàm phán, qua các phiên họp, sau khi tố cáo phía Sài Gịn vi phạm Hiệp định Paris ở Việt Nam, tấn công Lào và Campuchia, Đồn ta nhấn mạnh cơng việc trước mắt hai bên cần thực hiện là “vấn đề ổn định tình hình, thực hiện hịa bình và hịa hợp dân tộc” [87, tr. 4]. Để mở đường mau chóng đi tới giải quyết các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã đưa ra Đề nghị 6 điểm (18 – 4 – 1973), tập trung yêu cầu thực hiện các vấn đề chủ yếu của Hiệp định như chấm dứt ngay mọi cuộc xung đột, thực hiện ngừng bắn vững chắc và không thời hạn; trao trả nhân viên dân sự bị bắt, bị giam giữ; bảo đảm đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam; tiến hành Tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam… Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu cũng nhấn mạnh: “6 điểm trên đây là hồn tồn hợp tình hợp lý, phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiệp định Paris về Việt Nam. Những điểm này mở đường để nhanh chóng đi đến việc ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam, tiến tới thực hiện những nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Nam là hịa bình, độc lập, tự do, hòa giải và hòa hợp dân tộc” [59, tr. 3]. Trong quá trình đấu tranh, Đồn ta ln nhấn mạnh nội dung “chấm dứt ngay mọi xung đột, triệt để tuân theo mọi điều khoản về ngừng bắn vững chắc và không thời hạn nhằm giữ vững hịa bình lâu dài ở Việt Nam”; đồng thời, tố cáo việc hạ thấp vai trò của Hội đồng hịa giải và hịa hợp dân tộc khi nó chưa được thành lập và ý đồ là Tổng tuyển cử trong khn khổ chế độ của chính quyền Sài Gịn. Đó chính là sự vi phạm rất nghiêm trọng và có hệ thống Hiệp định Paris của chính quyền Sài Gịn.
Bên ngồi Hội nghị hiệp thương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã có cuộc tiếp xúc với nhiều nhân vật chính trị miền Nam tại Paris và đại diện nhiều tổ chức Việt kiều tại Pháp, trong đó có nhiều Bộ trưởng, sĩ quan cao cấp cũ
trong quân đội và chính quyền Sài Gịn, nhiều nhà trí thức và kinh doanh, làm rõ thiện chí của chính phủ ta và làm rõ thực chất cái gọi là Dự thảo thỏa ước và thái độ bất hợp tác của chính quyền Sài Gịn. Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã nhận được sự ủng hộ của dư luận thế giới, đặc biệt là lực lượng thứ ba tại Paris. Bên cạnh đó, Vụ thơng tin báo chí Bộ Ngoại giao VNDCCH cũng công bố Sách trắng về 90 ngày thi thành Hiệp định Pari về Việt Nam (7 – 5 – 1973), trong đó chỉ rõ: “Chính quyền Thiệu mở hơn 2 vạn cuộc hành quân lấn chiếm nhiều vùng kiểm soát của CPCMLTCHMNVN, mở hơn 3 vạn cuộc hành quân cảnh sát, bắn giết, bắt bớ hàng chục vạn đồng bào ta, không trả nhân viên quân sự”; lên án Mỹ vi phạm về rút quân, chấm dứt dính líu” [89, tr. 3]. Đây là đòn hiệp đồng với CPCMLTCHMNVN, giúp dư luận thấy rõ thủ đoạn phá hoại Hiệp định của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, nhất là trong vấn đề ngừng bắn và trao trả tù binh.
Tính tới tháng 5 – 1973, bốn tháng sau khi kí Hiệp định, chiến sự vẫn tiếp diễn và hịa bình thật sự vẫn chưa có ở miền Nam Việt Nam. Trong phiên họp thứ 13 (31 – 5 – 1973 ), mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu lên án Hoa Kỳ và c hính quyền Sài Gịn đã ngăn cản hịa bình thực sự ở miền Nam Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh rằng, nếu không chấm dứt ngay tình hình đó thì sẽ khơng thể giải quyết được vấn đề gì khác, nêu bật 3 vấn đề cấp bách đối với tình hình miền Nam Việt Nam- một lần nữa
khẳng định lại những nội dung cốt yếu của Đề nghị 6 điểm (18 – 4 – 1973) mà chính quyền Sài Gịn ln vi phạm, hoặc cố tình làm lệch lạc đi nội dung của nó. Nghiêm khắc phê phán hành động phá hoại Hiệp định, xuyên tạc Hiệp định, mà điển hình là việc phía Sài Gịn trắng trợn phủ nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam hiện nay có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu khẳng định: “Nói muốn giải quyết vấn đề nội bộ Nam Việt Nam mà lẩn tránh việc thực hiện ba vấn đề nói trên thì chỉ là nói sng, là một sự lừa bịp đối với dư luận” [19, tr. 4].
Trong phiên họp ngày 7 – 6 – 1973), Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu tiếp
tục nhấn mạnh Đề nghị 6 điểm (25 – 4 – 1973) và ra Tuyên bố rõ thêm về nội
dung chủ yếu và các biện pháp cấp bách để giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam, bao gồm 6 điểm (xem thêm Phụ lục 7, tr. 168 - 170); trong đó, tiếp
tục đặt ba vấn đề cấp bách lên hàng đầu, các vấn đề còn lại được nêu lên nhằm khẳng định nội dung Hiệp định đạt được là thực tế ở miền Nam Việt Nam hiện nay có hai chính quyền, hai qn đội, hai vùng kiểm sốt và ba lực lượng chính trị. Trên cơ sở nhấn mạnh thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và trong đấu tranh đòi Mỹ và các bên ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu khẳng định quyết tâm: “Trước đây nửa triệu quân Mỹ và đủ mọi thứ bom đạn vũ khí tàn bạo đã khơng làm suy yếu được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam thì bây giờ, tiếp tục ý đồ đó, chính quyền Sài Gịn sẽ chỉ chuốc lấy thất bại mà thơi” [20, tr. 4]. Đáp lại, Phó Thủ tướng Nguyễn Lưu Viên lặp lại những điều khơng có gì mới và đưa ra một “thời biểu” giả tạo để giả bộ làm như Sài Gòn cũng muốn sớm giải quyết các vấn đề nội bộ miền Nam Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã kiên quyết bác bỏ những luận điệu sai trái đó và chỉ rõ sự cố ý kéo dài đàm phán của chính quyền Sài Gịn. Nhìn chung, những nỗ lực khơng ngừng của Đồn CPCMLTCHMNVN đều bị phía Sài Gịn phớt lờ và khơng chút để tâm tới bất kỳ một đề nghị, giải pháp nào. Trước thái độ đó, CPCMLTCHMNVN đã ra tuyên bố về việc chính quyền Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gịn vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris.
Từ tháng 7 – 1973 đến cuối năm 1973, phía Mỹ và chính quyền Sài Gịn liên tục có những biểu hiện coi thường và phá hoại Hiệp định Paris, thể hiện qua những sự kiện sau: Thứ nhất, sự câu kết của về quân sự giữa Hoa Kỳ với
một số nước và chính quyền Sài Gòn, nhằm bày tỏ sự ủng hộ chính quyền Thiệu và như một thách thức đối với Hiệp định; thứ hai, chính quyền Sài Gịn tiếp tục khơng chịu trao trả hết nhân viên dân sự bị bắt, thậm chí cịn tiến hành các chiến dịch “bình định”, “Phượng Hồng”, “thanh lọc”, tiêu biểu là cuộc
tiến công căn cứ Lệ Minh (9 – 1973); thực hiện các cuộc ném bom dã man của máy bay Sài Gòn vào vùng giải phóng (Lộc Ninh, Bù đốp, Lị Gị, Thiện Ngơn); đồng thời, phía Mỹ cho tàu chở máy bay, tàu khu trục tiến gần bờ biển Việt Nam để hỗ trợ quân đội Sài Gịn. Thực tế cho thấy Mỹ và chính quyền Sài Gòn chống phá tỏ thái độ chống phá ngày một quyết liệt và chống phá đến cùng, không thực hiện các điều khoản của Hiệp định Paris. Nhận định việc chấm dứt xung đột là không thể thực hiện được, Trung ương Đảng chủ trương cần tiếp tục tập trung đấu tranh, hướng dư luận miền Nam tới các vấn đề về nhân viên dân sự bị bắt; kịch liệt lên án hành động khiêu khích và đe dọa của chính quyền Sài Gịn. Tại phiên họp toàn thể thứ 16, 17 của Hội nghị hiệp thương (11 – 7 – 1973), một mặt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã yêu cầu phía chính quyền Sài Gịn phải hồn thành việc trao trả tất cả nhân viên dân sự do họ giam giữ đúng thời hạn 45 ngày kể từ ngày ký Thơng cáo chung; xóa bỏ chế độ lao tù hà khắc và để hội đồng thập tự quốc gia thăm những nơi giam giữ nhân viên dân sự bị bắt [21, tr. 4]; mặt khác, đưa ra Dự thảo Những quy định cơ
bản bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam gồm 7 chương,
22 điều và đề nghị dùng nó làm cơ sở để hai bên thảo luận và đi đến thỏa thuận về những quy định cơ bản bảo đảm các quyền tự do dân chủ. Dự thảo với những quy định cơ bản bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam là một đề nghị rất cụ thể, thiết thực, đáp ứng những nguyện vọng tha thiết của mọi tầng lớp đồng bào miền Nam và đã tác động mạnh mẽ tới dư luận miền Nam. Tháng 10 – 1973, Đoàn đại biểu CPCMLTCHMNVN ra Tuyên bố đặc biệt lên án những hành động q khích, trắng trợn của chính quyền Sài Gịn; bỏ
phiên họp thứ 28 Hội nghị hiệp thương để phản đối hành động trên của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gịn; khơng dự phiên họp ngày 15 – 11 để phản đối các cuộc ném bom dã man của máy bay Sài Gịn vào vùng giải phóng. Tuy nhiên, những ngày đầu năm 1974, chính quyền Sài Gịn vẫn tiếp tục tăng cường ném bom các vùng giải phóng. Trong khi đó, tình hình hịa hỗn Xơ – Mỹ và Trung – Mỹ có nhiều phức tạp, thậm chí Liên Xơ trong những lần tiếp xúc với chúng
ta đều có thái độ thuyết phục chúng ta “giữ vững hịa bình”. Đánh giá tình hình ở thời điểm này, Trung ương Đảng nhận định: “Mỹ buộc phải thụt lùi một bước về chiến lược, buộc phải thực hành một sự hịa hỗn nhất định với các nước lớn để tìm mọi cách làm suy yếu các lực lượng cách mạng và tập trung mũi nhọn chống lại các nước nhỏ. Đây là một sự hịa hỗn cục bộ, tạm thời để tìm cách tập hợp lại lực lượng có lợi cho Mỹ, giành lại thế mạnh hịng tiếp tục chống lại các lực lượng cách mạng” [41, tr. 32]. Tình hình này có những ảnh hưởng bất lợi cho cuộc đấu tranh trong Hội nghị hiệp thương. Do vậy, phái đồn CPCMLTCHMNVN tăng cường các cuộc thăm chính thức các nước (Liên Xô, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên…), nhằm củng cố quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với việc thực hiện Hiệp định.
Trong các phiên họp của Hội nghị hiệp thương đầu năm 1974, phía chính quyền Sài Gịn vẫn bộc lộ rõ ý định phá hoại Hiệp định, song để đánh lừa và trấn an dư luận đã lập ra kế hoạch cho một cuộc Tổng tuyển cử. Về phía chúng ta, Đồn CPCMLTCHMNVN tiếp tục tích cực đề cập đến vấn đề trao trả tù binh, chấm dứt ném bom, chấm dứt sự dính lứu của Mỹ và các nước đồng minh trong những vấn đề của người Việt Nam, u cầu phía Sài Gịn giải quyết các vấn đề nội bộ miền Nam trên tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc và tôn trọng lẫn nhau… Việc Đại sứ Đinh Bá Thi - Quyền Trưởng đồn CPCMLTCHMNVN cơng bố Tun bố 6 điểm về việc thực hiện hịa bình và hịa hợp dân tộc ở miền Nam Việt Nam tại phiên họp thứ 45 (22 – 3 – 1974)
nhấn mạnh lại những nội dung đã nêu ở trên, đưa ra những giải pháp rất cụ thể để thực hiện. Bản Tuyên bố đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và có tiếng vang sâu rộng trong đồng bào ta và trên thế giới. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan ra tuyên bố ủng hộ và coi “đây là một sáng kiến rất quan trọng” [90, tr. 4] và sau đó các nước Hungari, Tiệp Khắc, Bungari, Triều Tiên, Mông Cổ, Cuba, CHDC