Những tồn tại 51 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 59 - 60)

2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của SCB qua

2.3.2. Những tồn tại 51 

SCB đã quy định về các tỷ lệ an tồn trong hoạt động theo các thơng tư của NHNN nhưng vẫn chưa có mơ hình quản trị rủi ro riêng phù hợp cho SCB, chưa xây dựng khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Uỷ ban ALCO đã được thiết lập nhưng chưa có đầy đủ chính sách, cơ chế, do đó hoạt động chưa hiệu quả. Thêm vào đó, việc thiết lập, quan sát, theo dõi, đánh giá các báo cáo rủi ro trong ngân hàng còn thực hiện trùng lấp giữa các phòng ban, bộ phận, chưa có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể, rõ ràng

Việc đánh giá trạng thái thanh khoản bằng các chỉ số thanh khoản còn hạn chế do số lượng do số liệu trên các báo cáo tài chính chưa phản ánh đúng thực tế. Khả năng nhận diện rủi ro còn yếu kém và khi nhận diện được nhưng vì lợi nhuận, SCB vẫn chưa chủ động phịng ngừa rủi ro. Từ việc phân tích các chỉ số trên, chỉ số trạng thái tiền mặt

luôn ở mức thấp, chỉ số chứng khoán thanh khoản cao nhưng tính thanh khoản của các chứng khốn thấp, tuy lượng dự trữ thanh khoản tăng dần qua các năm nhưng so với nhóm các ngân hàng khác thì mức này rất thấp. Trong khi đó, các chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng và chỉ số năng lực cho vay lại tăng cao qua các năm. Điều này minh chứng cho việc SCB rất liều lĩnh trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản dù biết rủi ro nhưng vẫn bất chấp vì mục tiêu lợi nhuận

Hoạt động kinh doanh của SCB còn bị động và chịu nhiều tác động của chính sách quản lý của Nhà nước. Dù SCB đã chú trọng trong công tác dự báo kinh tế vĩ mô nhưng công tác dự báo cịn hạn chế và chỉ trong ngắn hạn, vì thế thiếu tính chủ động trong cơng tác nhận diện, phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Minh chứng là đầu năm 2011, khi NHNN chủ trương chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc quy định trần lãi suất huy động, SCB vẫn ngầm tăng lãi suất nhằm tăng vốn huy động, tránh rút tiền để đảm bảo thanh khoản. Nhưng thực tế thì nguồn vốn huy động bị sụt giảm trong khi không thể thu hồi được các khoản vay đến hạn, dự phịng tín dụng thấp, thế nên SCB rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)