Giải pháp về tăng cường khả năng thanh khoản 65 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 73 - 77)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản của SCB 64 

3.2.2. Giải pháp về tăng cường khả năng thanh khoản 65 

Trong q trình nhận diện và phân tích ngun nhân rủi ro thanh khoản, nguyên nhân thiếu hụt thanh khoản xuất phát từ việc ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, các chính sách của NHNN cũng như chính SCB mất cân đối trong tốc độ tăng vốn huy động và cho vay, tăng trưởng tín dụng nóng, dự trữ thanh khoản thấp… Vì thế vấn đề đặt ra là SCB phải xây dựng chiến lược quản trị tài sản Nợ và tài sản Có hợp lý để nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản

- Quản trị tài sản Nợ:

+ Nguồn vốn là tiền gửi khách hàng là nguồn vốn quan trọng có chi phí thấp nhất. Trong khi chi phí đi vay từ các TCTD ngày càng tăng cao thì việc huy động các khoản tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn là phương án hiệu quả nhất. Vì thế bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm huy động thì chính sách chăm sóc cần được quan tâm

+ Tận dụng tối đa các nguồn tiền gửi từ các TCTD, phát triển mối quan hệ với các TCTD có uy tín để giúp góp phân ổn định thanh khoản của SCB + Kênh huy động cũng cần nên chú trọng là trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi

vì đây có thể là kênh thu hút vốn trong thời kỳ huy động khách hàng ngày càng khó khăn

- Quản trị tài sản Có:

+ Duy trì các nguồn dữ trữ thanh khoản sơ cấp hơp lý, phù hợp với tình hình huy động và tình hình kinh doanh của SCB trong từng giai đoạn. Tăng cường giám sát sự tuân thủ dự trữ tiền mặt kết hợp với kinh doanh vốn, kinh doanh tiền tệ… để tăng lợi nhuận, đạt mục tiêu kinh doanh + Trong tài sản Có, tín dụng là tài sản có độ rủi ro cao nhất và tính thanh

khoản thấp nhất, do đó việc kiểm sốt tăng cường tín dụng an tồn hiệu quả, khơng chỉ đem lại nguồn lợi nhuận cao cho SCB mà còn tạo ra dòng tiền vào đều đặn, giúp bộ phận quản lý thanh khoản hoạch định chính xác các dịng tiền có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Để làm được điều này, cần kiểm sốt chặt chẽ cơng tác tín dụng từ việc sàng lọc đối tượng khách hàng, thẩm định tài sản, dự án…

+ Chứng khoán đầu tư là tài sản Có có tính thanh khoản cao, việc nắm giữ tài sản này giúp SCB có nguồn dự trữ thanh khoản tốt, có thể ứng phó tốt với sự sụt giảm của các nguồn huy động

- Kết hợp quản lý tốt tài sản Nợ và tài sản Có: quản trị các chỉ số thanh khoản riêng biệt hay quản trị nhóm hệ số thanh khoản liên quan đến nhau cũng chính là việc kết hợp quản trị tốt các tài sản Nợ và các tài sản Có

Để quản trị tốt tài sản Nợ - tài sản, SCB cần có những giải pháp về tăng cường khả năng thanh khoản cụ thể sau:

Về tái cơ cấu tài chính: sau hơn một năm hợp nhất, SCB vẫn còn những tồn

của NHNN, cần xử lý trạng thái âm nguồn vàng, ổn định và củng cố tình hình thanh khoản, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chi trả với các đối tác trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời cải thiện các tỷ lệ an toàn hoạt động nằm trong giới hạn quy định của NHNN. Từ đó từng bước cải thiện, củng cố và nâng cao năng lực tài chính thơng qua tái cấu trúc hoạt động về mọi mặt, không quên nhiệm vụ kết hợp hài hoà giữa mục tiêu sinh lời và an toàn hoạt động nhằm từng bước cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng trên cơ sở phát triển bền vững

Về quản trị nguồn, sử dụng nguồn và quản lý thanh khoản

Hoạt động huy động vốn là giữ vững thanh khoản thông qua các giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động TT1, hoàn trả nợ vay tái cấp vốn và trả dần các khoản nhận tiền từ TT2 để giảm chi phí giá vốn. Cụ thể:

SCB cần cơ cấu lại nguồn vốn huy động phù hợp với diễn biến thị trường theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi của dân cư, tăng huy động dài hạn và giảm dần lãi suất huy động. Quan trọng hơn hết, cần cải thiện kỳ hạn huy động bình quân, giảm dần chênh lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn nhằm giảm áp lực thanh khoản trong những thời điểm thị trường biến động, góp phần đảm bảo các tỷ lệ an tồn hoạt động của ngân hàng. Và nên duy trì lượng tiền mặt, tiền gửi NHNN và tài sản thanh khoản phù hợp, đảm bảo các quy định của NHNN về thanh khoản và dự trữ bắt buộc

Việc huy động vốn trên TT1 là yếu tố cần được quan tâm bằng cách tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các chương trình thi đua huy động như “Chung tay vì SCB ngày mai”, tiếp tục đa dạng hố sản phẩm, dịch vụ, tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, giữ chân và tiếp thị khách hàng, đặc biệt là khách hàng có quan hệ tiền gửi với ngân hàng. Chuyên nghiệp hoá trong việc thiết kế, phát triển sản phẩm mới, nâng cấp phát triển dịch vụ internet banking, đặc biệt là công tác bảo mật thơng tin, an tồn, nhanh chóng cho khách hàng vì đây là kênh huy động vốn tốt trong thời gian sắp tới. Khi một sản phẩm huy động được đưa ra thị trường thì phải được nghiên cứu kỹ đảm bảo phù hợp với nhu cầu huy động vốn từng thời kỳ, giảm thiểu rủi ro lãi suất, rủi ro pháp lý; điều

hành lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN để tăng năng lực huy động vốn, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn. Bên cạnh đó, các sản phẩm huy động phải phù hợp với nhu cầu thi hiếu, tâm lý của khách hàng, có chính sách huy động cho từng đối tượng cụ thể

Về huy động trên TT2, SCB cần tiếp tục đàm phán và ký hợp đồng cơ cấu lại toàn bộ các khoản nợ quá hạn với các TCTD chưa đồng ý gia hạn hoặc chưa ký hợp đồng gia hạn theo chủ trương NHNN, hoán đổi tài sản đảm bảo để thu hồi toàn bộ các khoản vàng đang cầm cố tại các TCTD khác

Về hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh, SCB nên giảm dần trái phiếu doanh

nghiệp và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ để gia tăng tài sản thanh khoản cho ngân hàng và phát triển nghiệp vụ thị trường mở

Về hoạt động xử lý, thu hồi nợ, nên triển khai hoạt động bán nợ thông qua công ty mua bán nợ và bán nợ cho các TCTD khác, tập trung xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, đưa mục tiêu tỷ lệ nợ quán hạn xuống dưới 5% và nợ xấu xuống dưới 3% tổng dư nợ. Và thêm một biện pháp nữa là đẩy mạnh thu hồi đối với các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng nhằm tạo nguồn thu cho hoạt động kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính

Về hoạt động tín dụng, giảm dần các khoản cho vay bất động sản và cho vay phi sản xuất, phát triển hoạt động cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên, tận dụng nguồn vốn ngoại tệ nhàn rỗi cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, nhưng trong khuôn khổ tăng trưởng tín dụng thận trọng và đồng thời tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và triển khai các giải pháp bán nợ, cơ cấu và cấn trừ nợ nhằm cải thiện chất lượng tín dụng

Về đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ

Nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ, chương trình và chính sách huy động với tính hấp dẫn cao, đặc biệt và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, để hỗ hợ công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm tăng thu

nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Như vậy, việc tăng thu nhập từ dịch vụ là một trong những mục tiêu lớn trong kế hoạch cơ cấu lại lợi nhuận và tài chính của SCB trong thời gian tới, cụ thể:

- Về thanh toán quốc tế: tiếp tục phát triển mở rộng theo hướng ngày càng hiện đại, gia tăng tiếp thị khách hàng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu - Về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ: phát triển hoạt động thẻ, tạo thương hiệu

thẻ SCB

- Phát hành thẻ tín dụng cá nhân và thanh toán thẻ quốc tế Mastercard

- Gia tăng tiện ích cho khách hàng thơng qua các dịch vụ thẻ (kết hợp với các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà hàng, hãng vé máy bay, thẻ điện thoại…) kết hợp với hoàn thiện kênh dịch vụ Ebanking

- Mở thêm dịch vụ thanh toán hoá đơn tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet tự động và tại quầy…

- Nghiên cứu tăng thêm tiện ích dịch vụ doanh nghiệp chi lương qua thẻ, tư vấn tài chính…

- Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: tăng cường tiếp thị các khách hàng lớn có quan hệ xuất nhập khẩu với ngân hàng qua các sản phẩm forward, swap… Có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, đặc biệt là giá vàng, giá ngoại tệ sát với diễn biến thị trường để kinh doanh chênh lệch giá

- Về hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh: cùng với việc cơ cấu lại nguồn vốn, SCB phải đánh giá lại hiệu quả các dự án đã góp vốn, có kế hoạch cụ thể giải quyết những dự án khơng hiệu quả. Tìm kiếm đối tác, dự án có uy tín, năng lực tài chính và mức sinh lời cao để chuyển dịch cơ cấu đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)