Điều chỉnh kế hoạch dự phòng thanh khoản khi khủng hoảng được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 69 - 71)

2.4. Kế hoạch dự phòng thanh khoản của SCB 2013 54 

2.4.4. Điều chỉnh kế hoạch dự phòng thanh khoản khi khủng hoảng được

quyết

Sau khi khủng hoảng thanh khoản được giải quyết, Ban triển khai kế hoạch dự phòng thanh khoản đánh giá tính khả thi của Kế hoạch dự phịng thanh khoản trong quá trình thực hiện và tiến hành lập kế hoạch dự phịng tài chính mới để dự phòng thanh khoản; đồng thời điều chỉnh các tỷ lệ tối thiểu phải duy trì để đảm bảo thanh khoản và các chỉ tiêu định tính xác định thiếu hụt thanh khoản cho phù hợp với tình hình thực tại

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích tình hình thanh khoản của SCB đã phát hoạ phần nào nguyên nhân khiến 3 ngân hàng hợp nhất. SCB đã dùng phần lớn nguồn vốn huy động được ở TT1, chủ yếu là ngắn hạn để tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất có rủi ro cao, mất cân đối trong tốc độ tăng trưởng và cho vay, bng lỏng chính sách quản trị rủi ro thanh khoản. Đến khi NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ đột ngột thì khả năng thanh khoản bị sụt giảm. Thêm vào đó, các tài sản thanh khoản như tiền mặt, tiền gửi NHNN và các TCTD, trái phiếu chính phủ có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền lại được dự trữ ở mức thấp, các khoản cho vay khó thu hồi làm tình hình thanh khoản thêm căng thẳng. Nếu SCB chú trọng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tốt thì có lẽ SCB có thể phịng ngừa được rủi ro. Tuy nhiên sau một năm hợp nhất, SCB đã có những bước cải thiện nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng, chú trọng công tác quản trị thanh khoản dù bước đầu cịn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)