Một số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 83 - 93)

Ngân hàng TMCP Sài Gịn

3.3.1. Ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô:

Thời gian những biến động của kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thanh khoản trong ngân hàng, Chính phủ cần tiếp tục đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế. Cụ thể:

- Kiểm sốt và khắc phục nhanh chóng và kịp thời những yếu tố tiềm ẩn có thể gây mất ổn định kinh tế vĩ mơ, bình ổn giá cả

- Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, cân đối tiền - hàng, kiểm soát và hạn chế nhập siêu, bội chi ngân sách

3.3.2. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ

Việc hoạch định, điều hành các cơng cụ của chính sách tiền tệ cần phải tuân theo nguyên tắc thị trường nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững, tránh việc thực hiện các mục tiêu thơng qua các biện pháp hành chính. Các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ cần phải được cân nhắc cẩn trọng về liều lượng và tần suất áp dụng, cần phải xem xét tính hai mặt của các công cụ này. NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ theo hướng:

- Đối với nghiệp vụ thị trường mở: cần được hoàn thiện và sử dụng như một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo hướng tăng số lượng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lượng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ

có giá do Chính phủ, Kho bạc Nhà nước phát hành mới được thực hiện OMO, trong khi số lượng chứng khoán, giấy tờ có giá mà các TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu (haircut) cao hơn khi tham gia đấu thầu

- Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: cần tiếp tục mở rộng đối tượng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc, có thể theo hướng cho phép các TCTD được thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng các giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại NHNN như hiện nay để giảm bớt chi phí cho các NHTM và đồng thời cũng thúc đẩy nghiệp vụ thị trường mở phát triển. Đồng thời cần nhìn nhận vấn đề đảm bảo dự trữ bắt buộc ở nhiều khía cạnh: là cơng cụ để đảm bảo an tồn trong hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trên tồn hệ thống, tránh tình trạng hiện nay một số ngân hàng phải duy trì số dư tiền gửi đến vài nghìn tỷ VND tại NHNN trong khi nhu cầu thanh khoản hàng ngày chỉ bằng 1/3 hay 1/5 con số đó. Để giải quyết tình trạng trên, NHNN có thể xem xét việc quy định tỷ lệ DTBB theo từng thời điểm trong năm (ví dụ tỷ lệ phải duy trì trong thời điểm cuối năm có thể cao hơn trong năm) hay chỉ áp dụng hình thức phạt kinh tế đối với các ngân hàng vi phạm…

- Đối với công cụ tái cấp vốn: cần hoàn thiện để tạo ra khả năng cho các NHTM có thể tiếp cận nguồn tái cấp vốn của NHNN, sao cho NHNN thực hiện tốt chức năng là người cho vay cuối cùng

- Bên cạnh đó NHNN cũng cần tiếp tục nghiên cứu gắn việc tự do hóa lãi suất với tự do hóa tỷ giá hối đối để lãi suất và tỷ giá thực sự là tín hiệu phản ánh cung, cầu về vốn trên thị trường

3.3.3. Xây dựng chính sách và quy trình kiểm sốt, đo lường rủi ro (dần tiến tới

các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an tồn thanh khoản):

Việc Thơng tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc hướng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NHNN đối

với các NHTM. Theo đó NHNN đã dần đưa các chuẩn mực quốc tế liên quan đến việc đảm bảo an toàn thanh khoản vào Việt Nam với sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ phát triển (công nghệ, nhân lực…) của các TCTD trong nước

Tuy nhiên nếu so sánh với các tiêu chuẩn liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản ở Hiệp ước Basel II và Basel III thì các quy định của NHNN tại Thơng tư 13 cịn tương đối cách xa

Điều này có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch về tình hình thanh khoản của tồn hệ thống. Do vậy NHNN cần xem xét và điều chỉnh các chính sách, quy định này cho phù hợp hơn nữa để hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng hiệu quả và lành mạnh hơn

3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NHTM (bao gồm

cả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản):

Mặc dù Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã có nhiều đổi mới cả về phương diện giám sát thanh tra đối với công tác quản lý thanh khoản của các NHTM, tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra khả năng thanh khoản của ngân hàng hầu như không được đặt ra đối với công tác giám sát từ xa và cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả của ngân hàng tại thời điểm báo cáo theo định kỳ mà khơng thể kiểm tra theo tính thời điểm. Đây là sự bất cập lớn trong công tác thanh tra giám sát công tác quản lý thanh khoản của NHTM. Vì vậy giải pháp tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát không chỉ là tăng cường cường độ kiểm tra mà cịn là chất lượng trong cơng tác quản lý

Thanh tra NHNN cần có sự liên kết chặt chẽ với các NHTM để đảm bảo khai thác thông tin từ nguồn này tại bất kỳ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc các NHTM gửi báo cáo theo yêu cầu mới có thể có số liệu. Có như vậy mới có thể đưa ra việc cảnh báo sớm để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong thanh khoản cho các NHTM

Thị trường tiền tệ là nguồn huy động vốn linh hoạt giúp các TCTD huy động các nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo khả năng chi trả của mình. Thị trường tiền tệ cũng là nơi các TCTD có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư thích hợp cho các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi. Than gia vay và cho vay trên thị trường tiền tệ giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc sắp xếp, cơ cấu lại bảng tổng kết tài sản cho phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng

Sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và chất lượng các khoản vay, làm mềm mại sự mất cân đối thời lượng tài sản Nợ - Có của từng NHTM. Ở Việt Nam, thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển và chưa giúp cho đại đa số các NHTM tiếp cận nguồn vốn trên thị trường này (các ngân hàng nhỏ khó tiếp cận với nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng). Đồng thời thị trường vốn thứ cấp cũng ở trạng thái sơ khai, chưa hoàn thiện, gây cản trở cho hoạt động mua/bán tài sản đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM. Chính vì vậy, xây dựng các thị trường này phát triển luôn là mong muốn của các cơ quan quản lý vĩ mô và của các thành viên tham gia thị trường

3.3.6. Hoàn thiện các văn bản pháp quy, hướng dẫn cho thị trường tài chính

phái sinh:

Với sự phát triển và biến động của thị trường tài chính tiền tệ như hiện nay những cơng cụ tài chính phái sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi tiền tệ, hợp đồng quyền chọn,… là những công cụ lựa chọn hữu hiệu nhất trong việc phòng chống rủi ro. Thị trường REPO là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính lỏng cao cho các chứng khốn nợ và cơ cấu tài sản Có nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên các cơng cụ tài chính này ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn hình thành và cịn ít. Do vậy trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi thị trường này mới đang bước đầu hình thành và đi vào vận hành ở Việt Nam, với vai trị là người điều hành chính sách tiền tệ, NHNN cần có các văn bản pháp quy, hướng dẫn nhằm đưa thị trường này nhanh chóng đi vào hoạt động và phát triển. Có như vậy các

NHTM mới có điều kiện tham gia vào thị trường này để phịng ngừa rủi ro cho mình và góp phần thúc đẩy các công cụ này phát triển thông qua việc cung cấp dịch vụ về các công cụ này cho khách hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua thực trạng rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Sài Gòn, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh khoản cho SCB hợp nhất như: giải pháp về nhận diện, đo lường, xử lý và giám sát rủi ro thanh khoản gắn liền với thực trạng quản trị rủi ro. Tất cả nhằm hỗ trợ hướng SCB theo chuẩn mực quốc tế và có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi trong q trình hội nhập

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, hệ thống quản trị rủi ro tại NHTMCP Sài Gòn chưa được xây dựng bài bản nên dẫn đến lợi nhuận liện tục giảm sút, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, thiếu hụt thanh khoản thường trực. Việc xây dựng một mơ hình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế đang được đặt ra với SCB hợp nhất. Trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản, luận văn đã cơ bản nêu được tổng quan lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM, đưa đến những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB, từ đó đề ra một số giải pháp giúp SCB hồn thiện hơn trong cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, do SCB hợp nhất mới đi vào hoạt động hơn một năm, nên cho dù áp dụng nhiều chính sách nhưng khả năng thanh khoản vẫn chưa được cải thiện nhiều. Thị trường tài chính khơng ngừng phát triển đan xen với những khó khăn, hoạt động quản trị phịng ngừa rủi ro đóng vai trị ngày càng quan trọng, nhất là quản trị rủi ro thanh khoản. Vấn đề đặt ra là các nhà hoạch định chiến lược quản trị phải không ngừng nỗ lực tìm ra chiến lược hiệu quả, phù hợp để đảm bảo tổ chức hoạt động bền vững, an tồn, hiệu quả có khả năng chống đỡ các cú sốc trong thời gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên cuả SCB, TNB, FCB các năm. 2. Chính Phủ, 2011. Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn

2011 – 2015, Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Dờn, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại. Nhà xuất bản Phương Đông – TPHCM.

4. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thốn kê – Hà Nội.

5. Nguyễn Xuân Thành, Trần Thị Quế Giang, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Nguyễn Đức Mậu, 2012. Hợp nhất ba ngân hàng thương mại, Tài liệu nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

6. NHNN, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm

bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.

7. SCB, 2011. Đề án hợp nhất và tái cơ cấu, Tài liệu của SCB.

8. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Trương Quang Thông, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh

10. Basel Committee on Banking Supervision, 2008. Principles for sound liquidity risk management and supervision.

11. Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Thành phố Kannas (Hoa Kỳ), 2010. Basics for bank directors.

Danh mục tài liệu điện tử

12. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/dhcd-ngan-hang-scb-dat-muc-tieu- loi-nhuan-386-ty-dong-cho-nam-2013-2013042618173920318ca34.chn 13. http://www.scb.com.vn/Download/van%20kien%20gui%20co%20dong_

PHỤ LỤC

Các nguyên tắc đánh giá công tác quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng (Basel)

Xây dựng cơ cấu cho việc quản lý khả năng thanh khoản

Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng cần thống nhất về một chiến lược quản lý khả năng thanh khoản hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng. Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng cần là cơ quan duyệt chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Hội đồng quản trị cần được thông báo thường xuyên về khả năng thanh khoản của ngân hàng và được thơng báo ngay lập tức nếu có những thay đổi lớn về khả năng thanh khoản hiện tại hoặc trong tương lai của ngân hàng.

Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả chiến lược về khả năng thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường xuyên của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp. Các cán bộ quản lý cao cấp cần đảm bảo là khả năng thanh khoản của ngân hàng được quản lý một cách hiệu quả và có các chính sách phù hợp để kiểm soát và hạn chế rủi ro thanh khoản trong một thời gian cụ thể.

Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có hệ thống thơng tin đầy đủ cho việc đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo cần được €cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và các cán bộ có thẩm quyền khác.

Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một qui trình cho việc theo dõi và đo lường liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “nếu thì”.

Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong việc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết đó cịn giá trị hay khơng.

Quản lý khả năng tiếp cận thị trường

Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hoá các tài sản nợ và đảm bảo khả năng bán được các tài sản có của mình.

Lập kế hoạch dự phịng

Ngun tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và qui trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp.

Quản lý khả năng thanh khoản về ngoại tệ

Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và kiểm soát khả năng thanh khoản đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động. Ngồi việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những chênh lệch (mismatch) có thể chấp nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng cũng cần phân tích riêng rẽ chiến lược của mình đối với từng đồng tiền.

Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích được thực hiện theo nguyên tắc 10, khi cần thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một khoảng thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)