Hoạt động sử dụng vốn 24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 35 - 38)

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của OCB 23

2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn 24

Nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, OCB đã sử dụng triệt để nguồn vốn huy động được để cho vay, góp vốn, kinh doanh và đầu tư chứng khốn nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.

- Cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong hoạt động sử dụng vốn, và tăng liên tục qua các năm.

- Bên cạnh cho vay, Ngân hàng sử dụng vốn vào góp vốn và đầu tư dài hạn nhằm góp thêm lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh chung.

- Riêng đối với kinh doanh và đầu tư chứng khốn ít hơn do thị trường chứng khoán biến động bất ổn, giá chứng khoán (niêm yết, OTC) liên tục giảm, OCB đã linh hoạt hạn chế tham gia vào mảng chứng khoán để tránh rủi ro. Năm 2010 mức chứng khoán đầu tư của OCB tăng đột biến là loạt tham gia mua trái phiếu chính phủ theo quy định của NHNN nhằm siết chặt tiền tệ, giảm thiểu lạm phát.

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn tại OCBtừ 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Tình hình sử dụng vốn tại OCB

31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Chứng khoán kinh doanh 52 0,41 44 0,43 77 0,88

Cho vay 11,585 90,61 10,217 97,62 8,597 96,01

Chứng khoán đầu tư 971 7,59 69 0,66 73 0,83

Góp vốn, đầu tư dài hạn 177 1,39 136 1,29 203 2,29

Tổng cộng 12,785 100 10,466 100 8,950 100

Nguồn: Báo cáo thường niên OCB các năm

Trong những năm qua, OCB đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Tính đến 31/10/2011, tổng dư nợ cho vay là 12.884 tỷ đồng.

Bảng 2.3 Phân loại dư nợ cho vay tại OCB

Phân loại dư nợ theo thời hạn cho vay Dư nợ Tỷ lệ %

Ngắn hạn (<12 tháng) 8,070 62.64 Trung hạn (12-60 tháng) 3,575 27.75 Dài hạn (> 60 tháng) 1,239 9.61

Phân loại dư nợ theo mục đích vay Dư nợ Tỷ lệ %

a.Sản xuất-kinh doanh 10,745 83.40

b.Bất động sản 1,189 9.23

c. Tiêu dùng 893 6.93

d. Chứng khoán 57 0.44

Tổng cộng 12,884 100

Nguồn: Số liệu báo cáo tín dụng – Phịng Chính sách tín dụng

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích vay và thời hạn cho vay

Nguồn: Số liệu báo cáo tín dụng – Phịng Chính sách tín dụng

Bảng 2.4 Biến động dư nợ cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Phân loại Dư nợ theo thời hạn cho vay Tăng trưởng

31/10/2011 31/12/2010

31/12/200

Ngắn hạn 8,070 6,633 6499 22% 2% Trung hạn 3,575 3,580 2733 0% 31% Dài hạn 1,239 1,372 1028 -10% 33%

Phân loại Dư nợ

theo mục đích vay 31/10/2011 31/12/2010 31/12/200 9 2011/2010 2010/2009 a. Sản xuất kinh doanh 10,745 7,096 6,046 51% 17% b. Phi sản xuất 2,139 4,488 4,214 -52% 7% B1. Bất động sản 1,189 1,967 1,969 -40% 0% B2. Tiêu dùng 893 2,311 1,946 -61% 19% B3. Chứng khoán 57 210 299 -73% -30% Tổng cộng 12,884 11,585 10,260 10% 13%

Nguồn: Số liệu báo cáo tín dụng – Phịng Chính sách tín dụng

Vốn cho vay của Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu, dự trữ cho sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm, có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)