Hệ thống các chỉ số rủi ro chính (KRIs) 58

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 69 - 71)

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ thực hiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp 54

3.3.1.2. Hệ thống các chỉ số rủi ro chính (KRIs) 58

Hệ thống các chỉ số rủi ro chính (Key Risk Indicators) (gọi tắt là “KRIs”) giúp định lượng hóa rủi ro tác nghiệp.

Kế hoạch xây dựng KRIs:

- Giai đoạn 1: Phịng QLRRtrên cơ sở xây dựng quy trình QLRR TN cụ thể cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng lĩnh vực.

- Giai đoạn 2: trên cơ sở đó xây dựng hệ thống đo lường RRTN chính. Sau

đây tác giả cũng khơi gợi một số ví dụ minh họa về KRIs được tổng hợp bởi kinh nghiệm quản lý tại các ngân hàng đi trước.

Bảng 3.4 Ví dụ minh họa về KRIs

Sự cố Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs)

Gian lận Số lượng gian lận nội bộ

Số lượng gian lận bên ngoài Khiếu nại và tranh chấp của

khách hàng

Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày Các vị trí bị bỏ trống Tỷ lệ phần trăm vị trí nhân viên bỏ trống

Số lượng các vị trí bị bỏ trống hơn X ngày

Chính sách sản phẩm Số sản phẩm/dịch vụ được đưa ra nhưng khơng hồn thành đúng chương trình sản phẩm/dịch vụ Số sản phẩm được triển khai chậm

Lỗi, sai sót Số lượng tiền mặt thiếu/thừa

Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót Số vi phạm quá giới hạn

Xử lý giao dịch Khối lượng giao dịch.

Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý.

Số lượng giao dịch bị thực hiện chậm/không thực hiện được trong tháng.

Công nghệ thông tin Số lượng và độ dài thời gian ngừng hệ thống theo kế hoạch.

Số lượng và độ dài thời gian ngừng hệ thống không theo kế hoạch

Vi phạm quy định Số vi phạm, phạt/cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/luật pháp.

Nguồn: KPMG International 2007

Sau khi xây dựng được các chỉ số rủi ro chính, tiếp tục thực hiện các báo cáo KRIs. Mục tiêu của các báo cáo này là cảnh báo sớm, phát hiện kịp thời mọi thay đổi trong phạm vi kiểm soát; giúp cán bộ quản lý tập trung kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong phạm vi các mức mục tiêu định trước, đã được chấp thuận, mức giới hạn hoặc định mức chất lượng khác.

Các báo cáo chỉ số rủi ro chính nên được lập theo nhiều mức khác nhau và phù hợp đến từng cấp độ quản lý, đảm bảo sự cô đọng, dễ dàng tiếp cận và tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi sự chú ý, quan tâm kiểm soát, đồng thời cũng phải thể hiện được sự thay đổi, tiến triển đối với từng chỉ số nhằm cung cấp các dấu hiệu cảnh báo sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)