Điều chỉnh các chiến lược quản lý rủi ro 68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 79 - 100)

3.3. Một số giải pháp hỗ trợ thực hiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp 54

3.3.6. Điều chỉnh các chiến lược quản lý rủi ro 68

Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược quản lý rủi ro, OCB cũng thường xuyên xem xét lại tính phù hợp của chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng với từng thời điểm khác nhau. Đó sẽ là một quy trình cải tiến liên tục việc quản trị rủi ro, nhằm hướng tới mục đích giảm bớt các chi phí của ngân hàng do rủi ro tác nghiệp gây ra.

Kết luận chương 3

Với định hướng chiến lược phát triển trong tương lai trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. OCB cần phải quan tâm đến quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tác nghiệp nói riêng. Trong cơng tác quản trị RRTN, OCB cần có một khung quản lý RRTN phù hợp với thực trạng của ngân hàng. Kèm với khung quản lý RRTN là mơ hình tổ chức bổ sung cho phù hợp thực tế OCB, đồng thời phải định hướng chính sách rủi ro đúng đắn dựa trên định hướng chiến lược phát triển 5 năm (2011-2015) của OCB.

Để triển khai QTRR TN tại OCB được hiệu quả cần có các giải pháp cụ thể về công cụ hỗ trợ, về nhân tố con người, giải pháp cơng nghệ. Trong các giải pháp đó cần thực hiện đồng thời hai giải pháp quan trọng là giải pháp về nhân tố con người và giải pháp về cơng nghệ thì cơng tác QTRR TN mới đạt hiệu quả, tạo được văn hóa rủi ro riêng biệt và đây cũng chính là vấn đề quan trọng được Basel nhắc đến đầu tiên trong 10 nguyên tắc vàng trong công tác QTRR TN.

Rủi ro của mọi loại rủi ro là rủi ro về con người, cho nên việc phải xây dựng văn hóa rủi ro lấy con người làm tâm điểm nên được OCB quan tâm cao hơn. “Dù ngân hàng có được mơ hình hay, chiến lược hay công cụ hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tốt nhưng hoạt động quản trị nhân sự yếu thì Ngân hàng cũng khó thành cơng7”.

7 Phát biểu của ông Đặng Văn Thành, chủ tịch tập đoàn Sacombank, tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp” ngày 10/12/2010 (http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/12/3ba2416b/)

Kết luận

Rủi ro của mọi loại rủi ro là rủi ro về con người. Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng. Con người là nhân tố chính gây ra các rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, và cũng chỉ có chính con người mới có thể giải quyết các vấn đề rủi ro trong ngân hàng từ việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro và đề xuất các chương trình hành động để giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra.

OCB là một ngân hàng cịn non trẻ, tuy đã có sự quan tâm đến công tác quản trị rủi ro nhưng vẫn còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả. Với sự phát triển khoa học công nghệ, cùng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày cao, các dịch vụ ngân hàng đa dạng và phong phú dẫn đến rủi ro tác nghiệp ngày càng tăng. Nếu không quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác quản lý rủi ro tác nghiệp thì OCB sẽ đối mặt với các tổn thất ngày càng cao, kể cả tổn thất về thu nhập và ảnh hưởng uy tín, thương hiệu OCB. Do đó, với tính cấp bách, OCB phải triển khai xây dựng công tác QTRRTN phù hợp với hoàn cảnh của OCB và hướng theo xu thế của các ngân hàng trên thế giới.

Những giải pháp mà tác giả kiến nghị với HĐQT và lãnh đạo OCB cần phải nhanh chóng thực hiện từng giai đoạn, từ việc khởi tạo cho đến khi triển khai thực hiện QTRR TN chuyên nghiệp. Với bắt đầu bằng việc xác định chiến lược rủi ro và khung QTRR TN, rồi xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình thực hiện kèm các giải pháp, công cụ đo lường rủi ro… từ đó thực hiện cơng tác QTRRTN một cách đồng nhất và hiệu quả.

Các nhóm giải pháp phải tập trung đó là con người và cơng nghệ. Song hành với việc trang bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến, OCB cần xây dựng được văn hóa rủi ro trong đó thể hiện được sự đồng lịng nhất trí từ cấp lãnh đạo đến toàn thể CB/NV cam kết thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp. Việc ứng dụng các cơng cụ phân tích, đo lường rủi ro và lượng hóa nguồn vốn cho việc tài trợ rủi ro tác nghiệp, tác giả hi vọng sẽ được xem xét, phản biện và thực hiện quy trình lặp trong QTRR TN để trong tương lai về sau, công tác quản lý rủi ro phát huy hiệu quả phòng ngừa cao hơn cho OCB.

Trong các bước thực hiện công tác QTRR TN đầu tiên, OCB cần triển khai các cơng việc để chuẩn hóa và xác lập khung quản trị, văn hóa quản trị và quy trình thực hiện. Bước tiếp sẽ áp dụng các công cụ, mẫu biểu và phần mềm để ghi nhận, phân tích, đánh giá các tình huống rủi ro. Trong thời gian về sau, khi có đủ nguồn cơ sở dữ liệu sẽ hướng tới các phân tích chun sâu, các cảnh báo và phịng ngừa rủi ro tác nghiệp.

Với sự hạn chế về kinh nghiệm và dữ liệu, tác giả chỉ dừng lại ở bước hoạch định và xây dựng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp với các đề xuất và giải pháp triển khai ứng dụng cho OCB. Tác giả hi vọng đề tài sẽ được tiếp nối và phát triển về sau theo hướng “Đo lường và Xây dựng hạn mức vốn dự phòng rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả”, hoặc “Ứng dụng RCSA và KRIs để đánh giá, đo lường và cảnh báo rủi ro tác nghiệp trong kinh doanh ngân hàng”.

Phụ lục số 01

TỔNG HỢP CÁC SỰ KIỆN RỦI RO THỰC TẾ ĐÃ XẢY RA TẠI CÁC NH TRONG THỜI GIAN QUA

Sự kiện 1: tấn công của tin tặc thông qua lỗi bảo mật trên hệ thống tài khoản trực tuyến của NH.

- Thời gian xảy ra sự kiện: 6/2011

- Số tiền bị chiếm dụng: khoảng 2,7 triệu USD

- Chi tiết cụ thể sự kiện:

 Khoảng thời gian 10/5/2011, xuất hiện lỗi bảo mật trên hệ thống tài khoản trực tuyến của NH, ngay sau đó hacker dựa vào đó truy cập tên, số tài khoản, và thơng tin liên lạc của KH. Theo đó, 360.083 tài khoản khách hàng bị tổn hại với tổng giá trị lên đến gần 3 triệu USD.

- Nguyên nhân : Rủi ro về hệ thống bảo mật

(Nguồn: Tin báo cafef1.com) Sự kiện 2:đột nhập hệ thống máy tính NH (gian lận bên ngoài).

- Thời gian xảy ra sự kiện: từ 11/2010 đến 1/2011

- Số tiền bị chiếm dụng: hơn 500 triệu đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện:

 Nhân viên công nghệ thông tin NH, phụ trách mảng làm hồ sơ thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM), trước khi xin nghỉ việc đã cài đặt trái phép một số phần mềm, trong đó có phần mềm điều khiển máy tính từ xa thơng qua mạng internet. Sau khi nghỉ việc, cán bộ NH đã không thực hiện bàn giao đầy đủ theo quy định, giữ lại 5 thẻ ATM của 5 khách hàng.

 Với ý đồ chiếm đoạt tiền của NH, đối tượng đã dùng máy tính cá nhân, truy cập trái phép vào máy của của PGD NH nơi trước kia đối tượng công tác, lấy cắp mật khẩu của một số CB, NV của PGD, và thực hiện lệnh nộp tiền mặt khống và duyệt lệch chuyển tiền khống vào 5 thẻ ATM trên. Sau đó, đối tượng này đến các trụ ATM để rút tiền mặt.

- Nguyên nhân : gian lận nội bộ.

 Hành vi gian lận, trộm cắp.

 Hệ thống kiểm soát, bảo mật của NH yếu kém.

(Nguồn: Tin báo 247.com) Sự kiện 8:lập hồ sơ khống chiếm đoạt tài sản ngân hàng.

- Thời gian xảy ra sự kiện: tháng 10/2011

- Số tiền bị chiếm dụng: hơn 24 tỷ đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện:

 Lợi dụng chức vụ trưởng phịng tín dụng, nhân viên NH lập 5 hồ sơ vay khống của KH có tiền gởi để thế chấp vay tiền NH chiếm đoạt 3,9 tỷ đồng.

 Ngoài ra, cấu kết với đối tượng bên ngoài, làm giả 8 bìa đỏ thế chấp NH lấy 20,7 tỷ đồng.

- Nguyên nhân : gian lận nội bộ.

 Cán bộ Ngân hàng lợi dụng chức vụ quyền hạn và cấu kết với đối tượng bên ngoài để chiếm đoạt tài sản NH.

 Quy trình kiểm sốt chưa chặt chẽ, không đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa kinh doanh và kiểm sốt phê duyệt.

(Nguồn: Tin báo Dân trí online) Sự kiện 9:xác nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn để thế chấp chiếm đoạt tài sản NH.

- Thời gian xảy ra sự kiện: từ 2003 đến 4/2008

- Số tiền bị chiếm dụng: hơn 200 tỷ đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện:

 Vừa là thủ quỹ, vừa là GDV, cán bộ NH cấu kết với người thân trong gia đình, bạn bè và một số CB NH tại NH khác thực hiện sửa chữa, xác

nhận khống số dư trên giấy chứng nhận tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn của NH để đem thế chấp chiếm đoạt tiền của các NH.

- Nguyên nhân : gian lận nội bộ.

 Cán bộ Ngân hàng lợi dụng nhiệm vụ cấu kết với đối tượng bên ngoài để chiếm đoạt tài sản NH.

 Quy trình kiểm sốt hết sức lỏng lẻo, sự kiện diễn ra liên tục trong gần 6 năm mới được phát hiện.

(Nguồn: Tin báo 247.com) Sự kiện 1: Tài khoản ATM của khách hàng đã hết số dư mà vẫn rút khống được 1300 lần với tổng số tiền hơn 2,6 tỷ đồng.

- Thời gian xảy ra sự kiện: Cuối năm 2007 đầu năm 2008.

- Số tiền bị chiếm dụng: hơn 2,6 tỷ đồng

- Nguyên nhân: Do Cán bộ ngân hàng

 Nhân viên đã nhập nhầm mã code từ tài khoản thường thành tài khoản VIP (được thấu chi).

 Tuy nhiên điều này cũng cho thấy hoạt động kiểm sốt tại ngân hàng cịn lỏng lẻo, khơng phát hiện vấn đề sai sót kịp thời, lỗ hổng về quản lý rủi ro trong nghiệp vụ thẻ. Ngoài ra, đối với các tài khoản thấu chi đều có hạn mức thấu chi vì vậy khơng thể có trường hợp rút tiền liên tiếp và số tiền lên đến 2,6 tỷ.

(Nguồn: Tin báo Vietnamnet) Sự kiện 7:Giả chữ ký khách hàng.

- Thời gian xảy ra sự kiện: tháng 12/2007

- Số tiền bị chiếm dụng: 24 tỷ đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện: được giao phụ trách điểm giao dịch của Ngân hàng, nhân viên đã giả chữ ký khách hàng để rút tiền một thời gian dài, chỉ khi số tiền bị “thụt két” lên đến 24 tỷ đồng mới bị phát giác.

 Cán bộ Ngân hàng giả mạo chữ ký khách hàng gửi tiền để thụt két.

 Kiểm soát của các quản lý tại đơn vị quá sơ hở và lỏng lẻo.

(Nguồn: Tin báo CAND online) Sự kiện 4: Tổ trưởng Kế toán gian lận sổ sách kế toán, biển thủ tiền ngân hàng để chơi cá độ bóng đá.

- Thời gian xảy ra sự kiện: Tháng 12/2007.

- Số tiềnbị chiếm dụng: hơn 7 tỷ đồng.

- Nguyên nhân: Do cán bộ ngân hàng

 Cán bộ ngân hàng đã cố ý gian lận, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

 Kiểm soát của các quản lý tại đơn vị quá sơ hở và lỏng lẻo.

(Nguồn: Tin báo Vietnamnet) Sự kiện 6: Khách hàng lập công ty giả vay tiền Ngân hàng.

- Thời gian xảy ra sự kiện: tháng 11/2007

- Nguy cơ tổn thất: 900 triệu đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện: Khách hàng lập công ty giả vay tiền ngân hàng để mua Ơ tơ, dùng giấy hẹn giả để thế chấp vay tiền Ngân hàng, giấy hẹn thật mang đến Phòng CSGT-CA Hà Nội lấy đăng ký xe rồi đem xe đi bán.

- Nguyên nhân: Do đối tượng bên ngoài ngân hàng.

 Tội phạm đã lừa đảo Ngân hàng với thủ đoạn tinh vi: mượn giấy tờ thành lập Công ty giả, làm giả giấy hẹn của P.CSGT-CA Hà Nội.

 Cán bộ Ngân hàng chưa thể phân biệt được giấy hẹn giả, lừa đảo ngân hàng.

(Nguồn: Tin báo Vietnamnet) Sự kiện 5: Nổ súng cướp tiền ngân hàng giữa ban ngày.

- Thời gian xảy ra sự kiện: Ngày 3/7/2007

- Nguy cơ tổn thất: Hơn 4 tỉ đồng.

- Chi tiết cụ thể sư kiện: Nhân lúc đầu ngày, khi xe tiền ngân hàng vận chuyển tiền đến Phòng giao dịch, nhân viên Ngân hàng đang vận chuyển tiền từ xe

vào Phịng giao dịch thì bọn cướp xơng đến nổ súng, uy hiếp nhân viên Ngân hàng định cướp tiền. Sự việc không thành do súng của bọn cướp bị đạn lép, khơng nổ, sau đó lại bị kẹt đạn.

- Nguyên nhân: Do đối tượng bên ngoài ngân hàng

 Kẻ cướp đã quan sát và nắm rõ quy luật hoạt động của Ngân hàng, quy luật xe vận chuyển tiền của Ngân hàng đến Phịng giao dịch; tính tốn rất cẩn thận thời điểm ra tay và thủ đoạn để uy hiếp rất táo tợn, sử dụng vũ khí, gây án giữa ban ngày, vào giờ cao điểm, bất chấp khu vực có nhiều người qua lại.

(Nguồn: Tin báo Vietnamnet) Sự kiện 3: Cán bộ ngân hàng rút ruột hàng tỷ VNĐ tiền gởi của khách hàng.

- Thời gian xảy ra sự kiện: tháng 2/2007

- Số tiền bị chiếm dụng: 2 tỷ đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện: Cán bộ giao dịch viên đã chuyển số tiền gởi tiết kiệm của KH vào tài khoản cá nhân của chính cán bộ ngân hàng, khơng nhập vào tài khoản kinh doanh của đơn vị; lập sổ tiết kiệm giả, luân chuyển chứng từ trái phép, cấp sổ cho người gởi tiền nhưng đánh số dư nợ qua tài khoản của nhân viên.

- Nguyên nhân: Do Cán bộ ngân hàng

 Cán bộ ngân hàng đã cố ý gian lận, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

 Ngoài ra bộ phận kiểm sốt lỏng lẻo, khơng chặt chẽ tạo sơ hở để cán bộ gian lận suốt một thời gian dài.

(Nguồn: Tin báo Vietbao.vn) Sự kiện 2: Nhân viên Ngân hàng gian lận lừa ngân hàng, lừa khách hàng, làm 57 thẻ tín dụng quốc tế để rút tiền của Ngân hàng sử dụng chi tiêu cá nhân.

- Thời gian xảy ra sự kiện: 2005 – 2006.

- Số tiền bị chiếm dụng: hơn 2,7 tỷ đồng

- Chi tiết cụ thể sự kiện: Nhân viên ngân hàng làm trung gian giữa Khách hàng và Ngân hàng, đứng ra lo liệu mọi thủ tục về việc cấp 2 loại thẻ (ATM và thẻ tín dụng) cho gần 60 khách hàng. Sau khi nhận thẻ, nhân viên Ngân hàng chỉ

giao thẻ ATM cho Khách hàng, cịn thẻ tín dụng giữ lại và sử dụng nhiều lần rút tiền của Khách hàng để chi tiêu cá nhân.

- Nguyên nhân: quy trình thủ tục đăng kí và cấp và phát thẻ giữa ngân hàng lõng lẻo.

Loại rủi ro Hoạt động vi phạm Sự kiện rủi ro Ảnh hưởng

1. Rủi ro phát sinh do nhân tố con người

1.1 Khơng chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ

Cho vay khơng đúng đối tượng, khơng đúng mục đích sử dụng

vốn vay.

NH đánh giá không đúng năng lực tài chính, kết

quả hoạt động kinh doanh của KH, hoặc sẽ chịu rủi ro nếu KH kinh doanh các mặt hàng trái phép.

Không thu hồi nợ đúng hạn, NH sẽ phải chịu mức tổn thất cao nhất là mất hồn tồn vốn.

Cho vay khơng rõ mục đích vay vốn.

Phát sinh rủi ro không mong đợi như: KH sử dụng vốn vay để kinh doanh trái pháp luật, hoặc

đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao.

KH khơng có khả năng trả nợ NH, thậm chí có thể gây tổn thất, mất mát tồn bộ vốn NH.

Hoạt động tín dụng

Áp dụng lãi suất không đúng

quy định (thấp hơn lãi suất sàn)

Hậu quả có thể xảy ra trước tiên là thu nhập của

chính NH đó sẽ khơng đạt mức kế hoạch. Tiếp

theo nếu NH áp dụng lãi suất như vậy đối với một số KH lớn có thể dẫn đến thu nhập khơng

đủ đảm bảo để bù đắp chi phí.

Gây lỗ cho NH

Hạch toán nhầm tài khoản,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 79 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)