Cách giải quyết các sự kiện rủi ro trong thời gian qua tại OCB 36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 47 - 48)

2.2. Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng Phương Đông 3 1-

2.2.2. Cách giải quyết các sự kiện rủi ro trong thời gian qua tại OCB 36

Hầu hết các sự kiện rủi ro trên chỉ được OCB phát hiện khi Phịng Kiểm sốt nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra kiểm soát. Hoạt động kiểm tra kiểm sốt lại khơng được tổ chức thường xuyên. Lực lượng nhân sự phòng lại mỏng, và hầu như là tuyển dụng mới nên kinh nghiệm kiểm tra thực tế rất thấp, không nắm vững các quy định, quy trình nghiệp vụ của OCB, đã hạn chế tính hiệu quả cơng tác kiểm tra, có những đơn vị một năm chỉ được kiểm tra 1 lần hoặc cá biệt hơn là hơn 1 năm, 2 năm vẫn không được kiểm tra.

Do hoạt động kiểm tra không đầy đủ nên OCB khơng có cơ sở để chuẩn bị nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra hay là các giải pháp cụ thể đối với các loại rủi ro tiềm ẩn. Ngoại trừ hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư, OCB thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và rủi ro giảm giá chứng khoán theo quy định.

Ngược lại, các biện pháp mà OCB đưa ra chỉ mang tính chất sự vụ, chỉ khi sự kiện rủi ro dẫn đến hậu quả, mới tiến hành xử lý. Các biện pháp xử lý vẫn cịn mang nặng tính chất tình cảm, khơng có tính chất răn đe, thường là nếu CB vi phạm chỉ thực hiện điều chuyển cơng tác sang phịng nghiệp vụ khác, hoặc điều chuyển về các phòng nghiệp vụ tại Hội sở. Chỉ đến năm 2010, OCB mới bắt đầu thực hiện sa thải các cá nhân vi phạm mặc dù Quy chế xử lý vi phạm kỷ luật đã được ban hành từ năm 2008 (QĐ 772/2008/QĐ-NHPĐ).

Sau khi xử lý, OCB khơng có văn bản đúc kết nguyên nhân dẫn đến rủi ro trên xuất phát từ đâu, do CB ngân hàng cố tình sai phạm, hay quy trình kiểm sốt quản lý nghiệp vụ chưa chặt chẽ, hoặc do trình độ chun mơn nghiệp vụ của CB ngân hàng yếu kém, chưa được đào tạo đầy đủ dẫn tới những sai sót khơng nên xảy ra.

OCB cũng không đúc kết được những bài học kinh nghiệm và những khuyến cáo trong tương lai từ sự kiện rủi ro đã xảy ra nhằm ngăn chặn các rủi ro tương tự và cũng là bài học quý báu mà chỉ có từ hoạt động thực tế mới chỉ dạy được. Đặc biệt hơn, với sự phát triển ngày càng tăng các sản phẩm dịch vụ, sự phát triển của công nghệ, rủi ro ngày càng phức tạp và mức độ ngày càng tinh vi.

Chính từ biện pháp xử lý khơng nghiêm khắc, khơng có tính răn đe, sự kiện rủi ro khơng được phổ biến trong tồn hệ thống, có tính chất bao che, che dấu nên các biện pháp giảm thiểu rủi ro và giảm tổn thất do những sự kiện rủi ro trên gây ra khơng mang tính hiệu quả lâu dài, mang tính chất sự vụ, hiệu quả giảm thiểu rủi ro là rất thấp có thể nói là khơng có.

Đối với các sự kiện rủi ro sai sót do chương trình phần mềm, hay thao tác nghiệp vụ, OCB chỉ thực hiện xử lý, nhắc nhở đối với cá nhân hoặc bộ phận liên quan. OCB khơng có một văn bản hay thông báo nào nhằm hướng dẫn cụ thể các ngun nhân sai sót, cách khắc phục lỗi. Chính vì điều đó đã dẫn tới một số lỗi, sự kiện rủi ro vừa xảy ra tại Đơn vị/Chi nhánh A lại tiếp tục được phát hiện sai sót tại Đơn vị/Chi nhánh B. Điều này cũng đã tăng gánh nặng chi phí quản lý cho OCB và ngay cả là chi phí vật chất để xử lý những rủi ro tương tự.

Các giải pháp xử lý sự kiện rủi ro bên trên chứng minh công tác quản trị rủi ro tại OCB chưa chuyên nghiệp, chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)