2.3. Công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại OCB trong những năm qua 3 7-
2.3.2.2. Về công tác quản trị rủi ro 4 1-
Dù cơ chế QLRR đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của NH, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Công tác QLRR vẫn còn nhiều lúng túng ngay cả cấp lãnh đạo, cụ thể trong cơ cấu tổ chức OCB theo QĐ 63/2009/QĐ- HĐQT ngày 20/10/2009 thành lập bộ phận QLRR tại Hội sở và cả tại các đơn vị SGD/CN. QLRR tại Hội sở thiếu bộ phận điều phối hoạt động của QLRR tại các CN/SGD, nên bộ phận này hoạt động chưa hiệu quả, chưa thật sự hiểu rõ vai trị của chính bộ phận, chưa thực sự góp phần quản lý tốt các khoản vay, phịng tránh và kiểm sốt nợ xấu. Ngay sau đó, Quyết định 145/2010/QĐ-OCB ngày 10/12/2010, Quy chế cơ cấu tổ chức OCB mới lại xóa bỏ tồn bộ Bộ phận QLRR tại đơn vị CN/SGD. Sự thay đổi mơ hình quản lý liên tục đã ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của công tác QLRR, cho thấy văn hóa QLRR chưa thật sự đi vào suy nghĩ và hoạt động kinh doanh hàng ngày ngay từ cấp lãnh đạo cho đến toàn bộ nhân viên.
Một số Ủy ban chưa được thành lập (V/d Ủy ban Nhân sự, Hội đồng Chiến lược phát triển) hoặc đã thành lập nhưng ít hoạt động (ví dụ Ủy ban Quản lý rủi ro) hoặc chưa theo thơng lệ quốc tế (Ví dụ, Ủy ban ALCO đóng vài trị chỉ như Phịng QLRR và chỉ là thực hiện quản lý về thanh khoản).
Ngay cả khi mơ hình cơ cấu tổ chức mới được thay đổi, đã quan tâm để ý đến hoạt động quản lý rủi ro. Theo đó khối QLRR gồm: phịng Tái thẩm định tín dụng, phịng Thẩm định tài sản, phịng Giám sát tín dụng và Quản lý nợ, phịng Chính sách tín dụng, phịng Quản lý rủi ro. Tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở mơ hình tổ chức, thể hiện rõ nhất là Phòng QLRR chỉ mới dừng ở mức độ hoạt động là Bộ phận QLRR, nhân sự lại chưa được quan tâm đến, còn quá mỏng (cho đến tháng 10/2011 vẫn chỉ có 2 nhân sự) và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Về mặt hoạt động, vai trò QLRR mờ nhạt, chưa xây dựng được khung QLRRriêng biệt cho OCB, chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của Phòng QLRR (Ví dụ, Ủy ban ALCO đã thực hiện thay thế giúp chức năng QLRR thanh khoản).
Về hoạt động của toàn khối QLRR tại Hội sở hiện cũng chỉ dừng lại ở QLRR về mặt tín dụng, thực hiện tái thẩm định các hồ sơ tín dụng vượt mức phán quyết của các CN/SGD. Các rủi ro tài chính bao gồm thanh khoản lãi suất, tỷ giá và hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng bị bỏ ngỏ, đặc biệt là đối với RRTN chưa được nhắc đến. Một phần của hạn chế hoạt động khối QLRR là hiện tại OCB vẫn thiếu lãnh đạo cấp cao có kinh nghiệm về QLRR. Trong năm 2009, mặc dù đã tuyển dụng và bổ nhiệm 1 Phó tổng giám đốc phụ trách riêng biệt mảng QLRR, nhưng chỉ 1 năm sau, OCB lại tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu lãnh đạo cấp cao như trước đây.
Hoạt động của Uỷ ban quản lý rủi ro cũng tương tư như Phòng QLRR, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro OCB được thành lập từ tháng 6/2009, theo đó Ủy ban họp định kỳ ít nhất 3 tháng/lần, nhưng mãi đến tháng 10/2011 mới thực sự tổ chức buổi họp Ủy ban chính thức.
Chính vì những ngun do trên mà các quy chế, quy định về công tác QLRR cũng chỉ dừng lại ở các sản phẩm tín dụng với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý T24. Ngoài ra đối với các hoạt động kinh doanh khác, vẫn chưa có những quy định quản lý cụ thể, khơng có những cơng cụ hỗ trợ theo dõi, kiểm sốt và hạn chế rủi ro.
Nhìn chung, cơng tác quản trị rủi ro tại OCB từ trước đến nay chưa thực sự hiệu quả, điều này thể hiện rõ nhất qua tình hình nợ xấu ngày càng tăng, cụ thể:
Bảng 2.7 Tổng hợp nợ xấu tại OCB từ năm 2008 đến nay
Đơn vị: tỷ đồng
31/10/2011 31/12/2010 31/12/2009 31/12/2008
Tổng dư nợ (quy nội tệ) 12,884 11,585 10,260 8,638
Tăng trưởng tổng dư nợ 11.24% 12.91% 18.78% -
Nợ xấu 321 235 257 203
NPLs (so với dư nợ) 2.49% 2.03% 2.50% 2.35%
Nợ quá hạn (nhóm 2-5) 1430 778 474 601
Nợ quá hạn/Tổng DN 11.09% 6.72% 4.62% 6.96% Nguồn: Số liệu báo cáo tín dụng – Phịng Chính sách tín dụng