Quá trình suy nghĩ TP (Thinking process)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 27 - 30)

1.1 Tổng quan về lý thuyết nguồn lực bị giới hạn (Theory of Constraint s TOC)

1.1.4.2 Quá trình suy nghĩ TP (Thinking process)

Việc thực hiện năm bước trọng tâm kể trên có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được những cải tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng lợi nhuận (Noreen và cộng sự, 1995). Tuy nhiên, quá trình cải tiến liên tục này cuối cùng sẽ dẫn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến thời điểm mà các nguồn lực bị giới hạn

khơng cịn là các nguồn lực bên trong doanh nghiệp nữa mà là các nguồn lực bên ngoài chẳng hạn như nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Những nguồn lực bị giới hạn này thường là những nguồn lực bị giới hạn liên quan đến hoạt động quản lý hay chính sách thay vì những nguồn lực bị giới hạn hữu hình. Những nguồn lực bị giới hạn loại này thường khó xác định và đánh giá, và việc giải quyết chúng thường đòi hỏi sự liên kết cũng như hợp tác giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.

Goldratt (1994) đã đưa ra một cách tiếp cận tổng hợp để xác định và giải quyết những nguồn lực bị giới hạn về chính sách thơng qua việc sử dụng khả năng phán đốn, hiểu biết và suy luận logic. Phương pháp này được biết đến với tên gọi là quá trình suy nghĩ (Thinking Process – TP). Theo Noreen và cộng sự (1995, tr.149) “TP có thể được

xem là thành tựu tri thức quan trọng nhất kể từ phát minh của các phép tính”

Nội dung của TP như sau: khi xử lý các nguồn lực bị giới hạn về chính sách, các nhà quản trị cần phải trả lời ba câu hỏi: “Điều gì phải thay đổi?”, “Điều gì phải thay đổi theo?” và “Làm thế nào tạo ra sự thay đổi?”. Câu hỏi “Điều gì phải thay đổi?” nhằm mục đích xác định những vấn đề cốt lõi đang tồn tại trong doanh nghiệp. Câu hỏi “Điều gì phải thay đổi theo?” giúp nhà quản trị xác định mục tiêu cũng như dự tính các kết quả sẽ xảy ra từ việc thay đổi các chính sách. Câu hỏi “Làm thế nào tạo ra sự thay đổi?” nhằm mục đích tìm ra những biện pháp, cách thức để đạt được sự thay đổi mong muốn. Điểm bắt đầu của quá trình cải tiến liên tục sẽ được xuất phát từ bộ phận có năng suất thấp nhất trong hệ thống, chính sách quản lý, vận hành của bộ phận này là đối tượng cần phải tiến hành thay đổi.

Một là, yếu tố thời gian, đây là yếu tố quan trọng đầu tiên liên quan đến bộ phận

có năng suất thấp nhất cần phải tiến hành cải tiến. Nếu mất đi một giờ tại bộ phận có năng suất thấp nhất tức là cả hệ thống mất đi tương ứng lượng thời gian đó. Vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hết quỹ thời gian của bộ phận này. Thời gian của một bộ phận trong dây chuyền sản xuất được chia thành: thời gian sản xuất, thời gian cài đặt máy, thời gian chờ và thời gian nghỉ.

Để cải thiện thời gian sản xuất có thể u cầu bộ phận kỹ thuật tính tốn và thiết kế lại dây chuyền sản xuất để giảm thời gian sản xuất cho một đơn vị sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Thời gian cài đặt máy có thể giảm bằng cách lập kế hoạch sản xuất phù hợp hoặc

nâng cao tay nghề của cơng nhân hay tìm ra phương pháp mới để cài đặt máy.

Thời gian chờ là thời gian ngừng sản xuất trên dây chuyền do phải chờ đợi sản phẩm của công đoạn trước đưa đến. Để giảm thời gian chờ cần phải thay đổi chính sách ưu tiên, cân đối dịng cơng việc ln chuyển trong dây chuyền. Tất cả các bộ phận sản xuất khác phải đảm bảo để bộ phận có năng suất thấp nhất ln có đủ bán thành phẩm để làm. Mặc dù việc này có thể làm tăng chi phí vận chuyển sản phẩm giữa hai bộ phận nhưng so với hiệu quả của tồn hệ thống thì chi phí hoạt động này vẫn có thể chấp nhận được.

Thời gian nghỉ ở bộ phận có năng suất thấp nhất cần phải được giảm thiểu đến

mức nhiều nhất có thể vì việc tồn tại thời gian nghỉ tại bộ phận này sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực của tồn hệ thống. Việc thực hiện chính sách tăng ca, tăng giờ cho bộ phận này là cần thiết cho dù việc này sẽ làm tăng chi phí hoạt động.

Hai là, yếu tố công nghệ. Việc giảm thời gian sản xuất cho một đơn vị sản phẩm

là một hoạt động cần có trong chính sách thay đổi về cơng nghệ. Sau đó, doanh nghiệp cần xem xét lại các sản phẩm nào ở bộ phận có năng suất thấp nhất thực sự cần thiết phải gửi gia cơng để chuyển sang bộ phận khác có thể thực hiện thay thế mà không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm hoặc tiến hành thuê thêm nguồn lực bên ngoài.

Ba là, yếu tố nhân lực. Ngoài giải pháp tăng ca để giảm tối đa thời gian nghỉ của

bộ phận sản xuất có năng suất thấp nhất, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến việc bố trí nguồn nhân lực hợp lý để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Mặc dù được đánh giá cao nhưng TP vẫn chưa được sử dụng thường xuyên tại các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng TP sẽ có tác động lâu dài đến doanh nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)