1.1 Tổng quan về lý thuyết nguồn lực bị giới hạn (Theory of Constraint s TOC)
1.1.4.3 Các thước đo kết quả hoạt động
Mục tiêu tổng thể của tổ chức trong hiện tại và tương lai là thu được lợi nhuận, dưới góc độ lý thuyết các nguồn lực bị giới hạn (TOC) là tăng thông lượng (throughput), giảm hàng tồn kho và chi phí hoạt động. Do đó, để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu này, Goldratt và Fox (1986) đã phát triển hai hệ thống thước đo: các thước đo tài chính và các thước đo hoạt động. Vì các thước đo tài chính được tính tốn dựa trên các thước đo hoạt động nên các thước đo hoạt động sẽ được xác định trước.
Thước đo hoạt động gồm 3 chỉ tiêu:
(1) Thông lượng – Throughput (T): là khoản lợi nhuận doanh nghiệp thu được thông qua việc bán bán hàng (sản phẩm đã sản xuất mà chưa bán được thì khơng tạo ra thông lượng mà tạo thành hàng tồn kho). Thơng lượng được tính bằng cách lấy giá bán “price” (P) trừ chi phí biến đổi hồn tồn “totally variable cost” (TVC)
T = P - TVC
(2) Hàng tồn kho – Inventory (I): là tất cả các khoản tiền đã đầu tư vào những sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp dự định sẽ bán. Hàng tồn kho bao gồm cả hàng tồn kho hữu hình như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và cả các công cụ, nhà xưởng, máy móc và các trang thiết bị khác.
(3) Chi phí hoạt động – Operating Expense (OE): là tất cả các khoản tiền doanh nghiệp phải chi để chuyển hàng tồn kho thành kết quả đầu ra. Chi phí hoạt động bao gồm các khoản chi tiêu cho lao động trực tiếp và gián tiếp, cho nhà cung cấp, các khoản thanh toán tiền lãi…
Các thước đo tài chính gồm:
(1) Lợi nhuận thuần – Net profit (NP): là thước đo bằng tiền dưới dạng số tuyệt đối, được tính bằng cách lấy tổng thơng lượng (T) trừ chi phí hoạt động (OE).
NP = T - OE
(2) Vòng quay vốn đầu tư – Return on investment (ROI): là tỷ số được tính bằng cách lấy lợi nhuận thuần chia cho hàng tồn kho. ROI =
I NP
(3) Dòng tiền – Cash flow (CF): là “chỉ số đỏ” (red line) cảnh báo sự tồn tại của
doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng “on-off”, nghĩa là khi doanh nghiệp có đủ
tiền thì chỉ số này khơng q quan trọng, nhưng khi doanh nghiệp khơng có đủ tiền thì khơng có gì quan trọng hơn chỉ số này.
1.1.5 Ưu điểm của mơ hình TOC
TOC là lý thuyết quản trị doanh nghiệp khá toàn diện với khả năng hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc gia tăng thông lượng (throughput), giảm chi phí hoạt động, kiểm
sốt hàng tồn kho, giảm thời gian sản xuất, cải thiện thời gian giao hàng, qua đó giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. Mabin và Balderstone (2003), đã tiến hành phân tích hơn 80 doanh nghiệp ứng dụng TOC thành cơng và cho thấy sự cải thiện đáng kể trong kết quả hoạt động và kết quả tài chính của các doanh nghiệp này. Theo đó, thời gian sản xuất giảm trung bình 75%, thời gian giao hàng giảm trung bình 66%, lượng hàng tồn kho giảm trung bình 50%, doanh thu tăng trung bình 39%, thơng lượng (throughput) tăng
trung bình 65% và lợi nhuận tăng trung bình 100%. Còn theo nghiên cứu của Senichev và Shmakov (2006), việc ứng dụng TOC tại hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau tại Nga cho thấy rằng trung bình doanh thu đã tăng 20%, hàng tồn kho giảm khoảng 40 – 50% và kết quả hoạt động tăng 50%.
Thông qua việc xác định các điểm “nút thắt cổ chai” (bottleneck) trong quy trình sản xuất kinh doanh, TOC có thể giúp nhà quản lý tìm ra các biện pháp phù hợp để tháo gỡ những ách tắc trong quá trình hoạt động, từ đó giúp cải thiện toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Mặt khác, trong ngắn hạn, khả năng mở rộng các nguồn lực của doanh nghiệp bị hạn chế. TOC có thể giúp cho doanh nghiệp có những điều chỉnh về kết cấu sản phẩm để khai thác tối đa hiệu quả của các nguồn lực bị giới hạn, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
1.1.6 Nhược điểm của mơ hình TOC
Nhược điểm của TOC là kém hiệu quả trong những quyết định dài hạn. Trong ngắn hạn, khi xác định kết cấu sản phẩm tối ưu, TOC chỉ quan tâm đến những chi phí biến đổi hồn tồn, bỏ qua những chi phí hỗn hợp và cố định để tập trung vấn đề xác định
kết cấu sản phẩm tối ưu thông qua chỉ tiêu thông lượng (throughput) trên một đơn vị
nguồn lực bị giới hạn. TOC đã bám vào một giả định là trong ngắn hạn các nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được xem như không thay đổi. Tuy nhiên, điều này lại tỏ ra không phù hợp trong dài hạn bởi:
- Cơng suất của doanh nghiệp có thể thay đổi, các nguồn lực có thể tăng hoặc giảm trong dài hạn. Khi đó, các phương trình giới hạn trong mơ hình hồi quy sẽ phải thay đổi, giới hạn có thể bị chuyển từ nguồn lực này sang nguồn lực khác.
- Biến phí và giá bán của từng loại sản phẩm trong hàm mục tiêu cũng có thể thay đổi trong dài hạn dẫn đến thơng lượng (throughput) của chúng thay đổi
Bên cạnh đó, Merwe (2008) cho rằng TOC quá chú trọng việc tối đa hóa hiệu quả của các nguồn lực bị giới hạn mà khơng quan tâm đến chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực không bị giới hạn dẫn đến việc sử dụng bất cẩn các nguồn lực này. Do đó, TOC có khuynh hướng lựa chọn những phương án sản xuất chỉ tối ưu trong hiện tại mà kém tối ưu trong tương lai. Ví dụ, cơng ty XYZ nhận được hai đơn đặt hàng với yêu cầu về hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng sử dụng một loại máy móc để sản xuất. Máy này hiện đang dư thừa công suất nhưng do hạn chế về nhân công nên doanh nghiệp không thể đồng thời đáp ứng được yêu cầu của cả hai đơn đặt hàng mà chỉ có thể sản xuất cho một đơn hàng. Giờ công lao động để sản xuất hai đơn hàng này là như nhau nhưng giá bán, chi phí biến đổi và giờ máy của mỗi đơn hàng là khác nhau và được cho ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thông tin về giá bán, chi phí biến đổi và giờ máy của 2 đơn hàng
Đơn hàng Đơn hàng 1 Đơn hàng 2
Giá bán $20.000 $20.000
Chi phí biến đổi (ngun vật liệu,
nhân cơng theo sản phẩm…) $499 $699
Giờ máy 1.000 h 100h
Theo TOC thì doanh nghiệp nên chọn đơn hàng 1 vì đơn hàng 1 có T (throughput) = 20.000 – 499 = 19.501, cịn đơn hàng 2 có T = 20.000 – 699 = 19.301. Như vậy, cùng
số giờ công như nhau (tức là cùng đơn vị nguồn lực bị giới hạn) nhưng đơn hàng 1 tạo ra thông lượng (throughput) lớn hơn do vậy nên chọn đơn hàng 1. Tuy nhiên, đơn hàng 1 lại đòi hỏi số giờ máy nhiều hơn gấp 10 lần đơn hàng 2 mà kết quả thu được chỉ cao hơn có $200, do đó lựa chọn đơn hàng 1 sẽ khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn nhiều gấp 10 lần công suất máy so với đơn hàng 2, điều này có thể làm cho khả năng sản xuất trong tương lai của doanh nghiệp bị hạn chế.
1.2 Vận dụng mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu
Senichev (2006) đã đưa ra các bước để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu trên cơ sở vận dụng ngun lý của mơ hình TOC, được nêu trong sơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.4: Mô hình xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu dựa trên việc sử dụng hiệu
quả các nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp
Bước 1, lựa chọn kỳ lập kế hoạch
Đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn kỳ lập kế hoạch để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Kỳ lập kế hoạch này có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn và tiến hành tổng hợp toàn bộ các đơn đặt hàng cũng như những dự báo về nhu cầu của khách
Lựa chọn kỳ lập kế hoạch (Ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn)
Tính tốn nhu cầu về cơng suất của từng loại nguồn lực cần thiết
Xác định cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực
Tính tốn mức độ "quá tải" (loads) của từng loại nguồn lực
Sắp xếp các nguồn lực bị giới hạn theo mức độ "quá tải" giảm dần và lựa chọn nguồn lực bị giới hạn nhiều nhất
Ứng dụng các phép tính tốn để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất cho kỳ tới
hàng đối với từng loại sản phẩm của doanh nghiệp để xác định nhu cầu thị trường trong kỳ kế hoạch.
Bước 2, tính tốn nhu cầu về cơng suất của từng loại nguồn lực cần thiết
Trên cơ sở nhu cầu thị trường đã xác định ở bước 1, doanh nghiệp tiến hành tính tốn số lượng từng loại nguồn lực cần thiết như nguyên vật liệu, nhân công, công suất của từng loại máy móc thiết bị… để có thể sản xuất được số sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu đó.
Bước 3, xác định cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực
Cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực là công suất tối đa có thể đạt được trong kỳ kế hoạch của từng loại nguồn lực hiện đang có tại doanh nghiệp. Công suất này quyết định năng suất sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, giờ công tối đa của công nhân hoặc giờ máy tối đa của các loại máy móc thiết bị…
Bước 4, tính tốn mức độ "q tải" (loads) của từng loại nguồn lực
Mức độ “quá tải” (loads) được xác định trên cơ sở so sánh giữa mức nhu cầu cơng suất đã tính tốn ở bước 2 với cơng suất hiện có đã xác định ở bước 3 theo từng loại nguồn lực. Mức độ “quá tải”: LFj = j i ij R x R * Trong đó:
i: là loại sản phẩm (có giá trị từ 1 đến n, với n loại sản phẩm) j: là loại nguồn lực (có giá trị từ 1 đến k, với k loại nguồn lực) LFj: mức độ “quá tải” của nguồn lực j
Rij: mức độ tiêu tốn nguồn lực loại j để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm i xi: số lượng sản phẩm loại i cần sản xuất theo nhu cầu thị trường Rj: cơng suất hiện có của nguồn lực loại j
Bước 5, sắp xếp các nguồn lực bị giới hạn theo mức độ "quá tải" giảm dần và lựa chọn nguồn lực bị giới hạn nhiều nhất
Những nguồn lực bị coi là giới hạn khi có hệ số LF > 1. Trong trường hợp, có nhiều nguồn lực có hệ số LF > 1 thì doanh nghiệp cần tiến hành sắp xếp các nguồn lực này theo thứ tự hệ số LF giảm dần và lựa chọn nguồn lực có hệ số LF lớn nhất.
Bước 6, ứng dụng các phép tính tốn để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất cho kỳ tới
Sau khi đã xác định được nguồn lực bị giới hạn nhiều nhất (nguồn lực có hệ số LF cao nhất), doanh nghiệp tiến hành tính tốn hệ số thơng lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn này theo từng loại sản phẩm và lựa chọn ưu tiên sản xuất những sản phẩm có hệ số thơng lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn cao
nhất (xem phụ lục 1)
Tuy nhiên, theo Balakrishnan (2003) trong trường hợp có nhiều nguồn lực bị giới hạn, cách xác định kết cấu sản phẩm tối ưu dựa trên hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn sẽ không đưa ra được một quyết định tốt nhất. Vì hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn chỉ xét đến một nguồn lực bị giới hạn lớn nhất mà bỏ qua các nguồn lực bị giới hạn khác. Trong trường hợp này, sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính (Linear programming) với hàm mục tiêu là tối đa
hóa thơng lượng (throughput) và các điều kiện ràng buộc là những nguồn lực bị giới hạn sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra một kết cấu sản phẩm tối ưu hơn do tất cả các nguồn lực bị giới hạn đều được đồng thời xem xét (xem phụ lục 2).
Như vậy, để vận dụng mơ hình TOC nhằm xác định kết cấu sản phẩm sản xuất một cách hiệu quả nhất thì có thể chia làm hai trường hợp
1.2.1 Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn
Khi doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn đó để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Việc xác định các nguồn lực bị giới hạn được thực hiện bằng cách so sánh giữa mức nguồn lực cần thiết để sản xuất được số lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong kỳ kế hoạch với mức nguồn lực hiện có tại doanh nghiệp. Những nguồn lực nào có mức cần thiết cao hơn so với mức hiện có là những nguồn lực bị giới hạn.
Trong trường hợp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn, sau khi xác định được nguồn lực bị giới hạn là gì, doanh nghiệp tiến hành tính tốn hệ số thơng lượng (throughput)
trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn đó theo từng loại sản phẩm. Thông lượng
(throughput) được tính tốn bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí biến đổi hồn tồn (thơng thường chỉ có chi phí về ngun vật liệu). Sản phẩm có hệ số thơng lượng trên một
đơn vị nguồn lực bị giới hạn cao nhất sẽ được ưu tiên sản xuất trước rồi đến những sản phẩm có hệ số thấp hơn. Với trường hợp chỉ có một đơn vị nguồn lực bị giới hạn, cách xác định kết cấu sản phẩm tối ưu như thế này sẽ giúp cho việc tính tốn trở nên đơn giản hơn mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn là tối đa hóa lợi nhuận.
1.2.2 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn
Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn, việc dựa vào hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn lớn nhất theo cách làm của TOC có thể sẽ khơng đem lại kết cấu sản phẩm tốt nhất do chỉ có một nguồn lực bị giới hạn lớn nhất được xem xét mà bỏ qua các nguồn lực bị giới hạn khác. Do vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp nên sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính
(Linear programming - LP) để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Nếu biết vận dụng
những kiến thức về quy hoạch tuyến tính, doanh nghiệp có thể lập ra được mơ hình hồi quy tuyến tính bao gồm hàm mục tiêu và các bất phương trình giới hạn. Hàm mục tiêu là tổng thông lượng (throughput) của tất cả các sản phẩm cần sản xuất theo nhu cầu thị
trường, mỗi bất phương trình liên quan đến một nguồn lực bị giới hạn. Với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê như Microsoft Excel hay SPSS việc tìm ra một kết cấu sản phẩm tối ưu khi đã lập được mơ hình hồi quy là một vấn đề khá dễ dàng. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra kết cấu sản phẩm tối ưu hơn do tất cả các nguồn lực bị giới hạn đều được đồng thời xem xét chứ khơng chỉ có nguồn lực bị giới hạn lớn nhất.
1.3 Vai trị của thơng tin kế tốn trong việc vận dụng mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu cấu sản phẩm sản xuất tối ưu
Những thông tin do bộ phận kế tốn tại đơn vị cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại các doanh nghiệp
Thứ nhất, dữ liệu đầu vào cần có để có thể thiết lập được mơ hình TOC là những thơng tin về giá bán của sản phẩm, chi phí biến đổi hồn tồn, những nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp và mức độ tiêu tốn của từng loại nguồn lực cho việc sản xuất từng loại sản phẩm. Những thông tin này đặc biệt là thông tin liên quan đến chi phí biến đổi hồn tồn của từng loại sản phẩm chỉ có thể có được thơng qua hệ thống kế tốn của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán tại doanh nghiệp làm nhiệm vụ phân loại và tập hợp chi phí để từ đó tính giá thành sản phẩm. Do vậy, chỉ có bộ phận kế tốn mới có thể biết rõ nhất chi phí biến đổi hồn tồn của các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất là những chi phí gì? bao nhiêu? để cung cấp thông tin nhằm xác định được thông lượng
(throughput) của từng sản phẩm trong doanh nghiệp làm cơ sở để thiết lập các hệ số cho
mơ hình TOC.
Thứ hai, sau khi đã cung cấp thông tin để giúp doanh nghiệp thiết lập được mơ