Đánh giá chung về công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 65 - 69)

phần May Khánh Hòa

2.3.1 Những mặt cịn tồn tại trong cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại công ty

Với cách xác định kết cấu sản phẩm sản xuất như trên, có thể thấy cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa đang tồn tại những vấn đề chính sau

Thứ nhất, việc lựa chọn các sản phẩm để nhận gia công được thực hiện trên cơ sở so sánh đơn giá gia công cao hay thấp, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm đơn giản hay phức tạp và doanh nghiệp có cịn chuyền may nào trống để sản xuất hay không, tất cả đều dựa trên sự đánh giá chủ quan của các nhân viên phòng kế hoạch chứ khơng áp dụng một mơ hình hay phương pháp quản trị sản xuất nào và cũng không sử dụng một công cụ hỗ trợ nào. Điều này dẫn đến doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn sản xuất những đơn hàng có yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp, giá gia công tương đối để bố trí cho các chuyền may nếu các chuyền may đó cịn khả năng sản xuất chứ không quan tâm nhiều đến việc sản phẩm lựa chọn để gia công sử dụng những máy móc nào, thời gian bao nhiêu, các máy móc có đủ để đáp ứng cho việc sản xuất những sản phẩm đã chọn khơng. Do đó, trong q trình sản xuất hầu như cơng ty ln phải th ngồi một số máy móc nhất định để đáp ứng nhu cầu sản xuất làm cho chi phí sản xuất bị tăng cao.

Thứ hai, với cách xác định kết cấu sản phẩm sản xuất không dựa trên việc tính tốn nhu cầu máy móc thiết bị mà chỉ dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng như trên cũng làm cho doanh nghiệp không tận dụng được hết cơng suất của những máy móc thiết bị bị giới hạn, thậm chí ngay cả những máy móc thiết bị thuê thêm. Vì chỉ sau khi bộ phận xuất nhập khẩu lựa chọn đơn hàng và ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kỹ thuật mới lập các bản thiết kế chuyền cho từng sản phẩm. Lúc này, doanh nghiệp mới xác định được nhu cầu cơng suất máy móc thiết bị cần thiết để sản xuất những sản phẩm đã nhận gia cơng và tiến hành th ngồi nếu cần thiết. Vì vậy, rất nhiều trường hợp số máy

móc thiết bị th thêm cũng khơng sử dụng được đến công suất tối đa gây lãng phí trong q trình sản xuất và cũng khiến cho giá thành sản phẩm tăng cao.

Thứ ba, thời gian sản xuất của các loại sản phẩm được ước tính dựa trên kinh nghiệm sản xuất của những sản phẩm tương tự trước đó đã nhận gia cơng, nếu sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao hơn thì tăng thêm thời gian và ngược lại nếu sản phẩm có yêu cầu đơn giản hơn thì giảm thời gian sản xuất so với sản phẩm trước đó chứ khơng thực hiện sản xuất thử hay thiết kế chuyền trước. Do vậy, độ sai lệch trong việc ước tính thời gian sản xuất khá lớn dẫn đến việc cơng ty có thể đã từ chối nhầm một số đơn hàng có yêu cầu thời gian giao hàng gấp nhưng giá gia cơng cao mặc dù vẫn có thể đáp ứng được. Và trong quá trình sản xuất, cũng đã có khơng ít lần công ty không đáp ứng được thời gian giao hàng theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng hoặc để đáp ứng được thời gian giao hàng, doanh nghiệp đã phải tiến hành tăng ca, làm thêm giờ hoặc giao hàng bằng đường hàng khơng từ đó đã làm cho chi phí sản xuất tăng cao khiến lợi nhuận của cơng ty bị sụt giảm đi đáng kể.

2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại công ty phẩm sản xuất tại công ty

Quan điểm của các nhà quản lý công ty vẫn theo cách tiếp cận cũ nên họ giao phó tồn bộ trách nhiệm xác định kết cấu sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất cho một mình các nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu thuộc phòng kế hoạch đảm nhận. Mặc dù công tác xác định kết cấu sản phẩm và lập kế hoạch sản xuất ảnh hưởng đến hoạt động của tồn cơng ty nhưng tại Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa khơng có sự hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp trong hoạt động này. Bộ phận kỹ thuật chỉ lập bản thiết kế chuyền để xác định nhu cầu về nhân cơng và máy móc thiết bị sau khi bộ phận xuất nhập khẩu lựa chọn khách hàng và ký kết hợp đồng, phân xưởng thì chỉ nhận bản thiết kế chuyền từ bộ phận kỹ thuật và tiến hành sản xuất theo đúng yêu cầu đặt ra. Bộ phận kế toán chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của từng đơn hàng đã nhận gia cơng. Những bộ phận này hồn tồn khơng tham gia đóng góp ý kiến gì trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất dù thông tin cung cấp từ những bộ phận này là

rất quan trọng để bộ phận xuất nhập khẩu có thể đưa ra quyết định về kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu.

Các nhân viên tham gia vào công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất mặc dù đều đã qua các lớp đào tạo về chuyên môn nhưng họ cũng không áp dụng những kiến thức mới về lập kế hoạch sản xuất trong cơng tác của mình mà chủ yếu thực hiện nghiệp vụ theo lối mịn trước đó. Họ cũng khơng quan tâm đến việc tìm tịi, nghiên cứu những mơ hình, phương pháp quản trị sản xuất mới để đề xuất với ban lãnh đạo áp dụng vào cơng việc của mình nhằm đem lại kết quả tốt hơn cho công ty mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm và thói quen từ trước đến nay. Vì theo các nhân viên này, cách làm hiện giờ vẫn ổn và công việc hàng ngày khá bận rộn khiến họ cũng khơng có thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu thêm những phương thức nào khác.

Một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến đó là tại cơng ty cũng khơng có những chính sách đánh giá thành quả và khen thưởng hợp lý để có thể khuyến khích các nhân viên tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng những cái mới nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc của mình. Ngồi tiền thưởng vào các ngày lễ tết, các nhân viên trong doanh nghiệp chỉ nhận được tiền lương hàng tháng, khơng có phần thưởng gì thêm, tiền lương trả cho các nhân viên cũng không dựa trên hiệu quả cơng việc mà chủ yếu dựa trên chức vụ, trình độ, số năm công tác và số ngày công; đối với công nhân trực tiếp thì dựa trên sản phẩm. Hàng quý, công ty cũng không tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh để xác định xem các bộ phận đã thực hiện nhiệm vụ như thế nào tốt hay xấu để thực hiện khen thưởng hay xử phạt. Điều này có nghĩa là các bộ phận dù có làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp hay khơng thì thu nhập hàng tháng của họ cũng không thay đổi do vậy đã không tạo được động lực cho các nhân viên trong doanh nghiệp thay đổi cách làm việc hay tìm tịi những phương thức mới để gia tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những nội dung lý luận tìm hiểu được về mơ hình TOC đã được trình bày ở chương một, chương hai đã mô tả khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu và thực trạng công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất của Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa.

Qua khảo sát và tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu tại công ty, tác giả nhận thấy Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa chủ yếu là nhận gia công sản phẩm may mặc cho các nước ở thị trường phát triển đặc biệt là hàng trẻ em chứ không tự sản xuất và tự tiêu thụ như những doanh nghiệp khác. Do vậy, nguồn lực bị giới hạn tại doanh nghiệp hiện nay là nguồn nhân lực và công suất của một số máy móc thiết bị cần cho q trình sản xuất. Tuy vậy, khi xác định kết cấu sản phẩm sản xuất, công ty hầu như không dựa trên những yếu tố này mà chủ yếu dựa vào giá gia công, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và công suất của các chuyền may.

Qua việc phân tích thực trạng công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại công ty, tác giả cũng đã chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của cách xác định kết cấu sản phẩm mà công ty đang áp dụng và là cơ sở để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm giúp công ty có thể triển khai vận dụng thành cơng mơ hình TOC vào thực tiễn hoạt động của mình trong chương ba.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MƠ HÌNH TOC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU SẢN PHẨM SẢN XUẤT TỐI ƯU TẠI CƠNG TY

CỔ PHẦN MAY KHÁNH HỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)