Vận dụng mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 33 - 36)

Senichev (2006) đã đưa ra các bước để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu trên cơ sở vận dụng ngun lý của mơ hình TOC, được nêu trong sơ đồ 1.4

Sơ đồ 1.4: Mơ hình xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu dựa trên việc sử dụng hiệu

quả các nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp

Bước 1, lựa chọn kỳ lập kế hoạch

Đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn kỳ lập kế hoạch để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Kỳ lập kế hoạch này có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn và tiến hành tổng hợp toàn bộ các đơn đặt hàng cũng như những dự báo về nhu cầu của khách

Lựa chọn kỳ lập kế hoạch (Ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn)

Tính tốn nhu cầu về cơng suất của từng loại nguồn lực cần thiết

Xác định cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực

Tính tốn mức độ "quá tải" (loads) của từng loại nguồn lực

Sắp xếp các nguồn lực bị giới hạn theo mức độ "quá tải" giảm dần và lựa chọn nguồn lực bị giới hạn nhiều nhất

Ứng dụng các phép tính tốn để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất cho kỳ tới

hàng đối với từng loại sản phẩm của doanh nghiệp để xác định nhu cầu thị trường trong kỳ kế hoạch.

Bước 2, tính tốn nhu cầu về cơng suất của từng loại nguồn lực cần thiết

Trên cơ sở nhu cầu thị trường đã xác định ở bước 1, doanh nghiệp tiến hành tính tốn số lượng từng loại nguồn lực cần thiết như nguyên vật liệu, nhân công, công suất của từng loại máy móc thiết bị… để có thể sản xuất được số sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu đó.

Bước 3, xác định cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực

Cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực là cơng suất tối đa có thể đạt được trong kỳ kế hoạch của từng loại nguồn lực hiện đang có tại doanh nghiệp. Công suất này quyết định năng suất sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, giờ công tối đa của công nhân hoặc giờ máy tối đa của các loại máy móc thiết bị…

Bước 4, tính tốn mức độ "q tải" (loads) của từng loại nguồn lực

Mức độ “quá tải” (loads) được xác định trên cơ sở so sánh giữa mức nhu cầu cơng suất đã tính tốn ở bước 2 với cơng suất hiện có đã xác định ở bước 3 theo từng loại nguồn lực. Mức độ “quá tải”: LFj = j i ij R x R  * Trong đó:

i: là loại sản phẩm (có giá trị từ 1 đến n, với n loại sản phẩm) j: là loại nguồn lực (có giá trị từ 1 đến k, với k loại nguồn lực) LFj: mức độ “quá tải” của nguồn lực j

Rij: mức độ tiêu tốn nguồn lực loại j để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm i xi: số lượng sản phẩm loại i cần sản xuất theo nhu cầu thị trường Rj: cơng suất hiện có của nguồn lực loại j

Bước 5, sắp xếp các nguồn lực bị giới hạn theo mức độ "quá tải" giảm dần và lựa chọn nguồn lực bị giới hạn nhiều nhất

Những nguồn lực bị coi là giới hạn khi có hệ số LF > 1. Trong trường hợp, có nhiều nguồn lực có hệ số LF > 1 thì doanh nghiệp cần tiến hành sắp xếp các nguồn lực này theo thứ tự hệ số LF giảm dần và lựa chọn nguồn lực có hệ số LF lớn nhất.

Bước 6, ứng dụng các phép tính tốn để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất cho kỳ tới

Sau khi đã xác định được nguồn lực bị giới hạn nhiều nhất (nguồn lực có hệ số LF cao nhất), doanh nghiệp tiến hành tính tốn hệ số thơng lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn này theo từng loại sản phẩm và lựa chọn ưu tiên sản xuất những sản phẩm có hệ số thơng lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn cao

nhất (xem phụ lục 1)

Tuy nhiên, theo Balakrishnan (2003) trong trường hợp có nhiều nguồn lực bị giới hạn, cách xác định kết cấu sản phẩm tối ưu dựa trên hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn sẽ không đưa ra được một quyết định tốt nhất. Vì hệ số thơng lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn chỉ xét đến một nguồn lực bị giới hạn lớn nhất mà bỏ qua các nguồn lực bị giới hạn khác. Trong trường hợp này, sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính (Linear programming) với hàm mục tiêu là tối đa

hóa thơng lượng (throughput) và các điều kiện ràng buộc là những nguồn lực bị giới hạn sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra một kết cấu sản phẩm tối ưu hơn do tất cả các nguồn lực bị giới hạn đều được đồng thời xem xét (xem phụ lục 2).

Như vậy, để vận dụng mơ hình TOC nhằm xác định kết cấu sản phẩm sản xuất một cách hiệu quả nhất thì có thể chia làm hai trường hợp

1.2.1 Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn

Khi doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn, doanh nghiệp có thể dựa vào hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn đó để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Việc xác định các nguồn lực bị giới hạn được thực hiện bằng cách so sánh giữa mức nguồn lực cần thiết để sản xuất được số lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong kỳ kế hoạch với mức nguồn lực hiện có tại doanh nghiệp. Những nguồn lực nào có mức cần thiết cao hơn so với mức hiện có là những nguồn lực bị giới hạn.

Trong trường hợp chỉ có một nguồn lực bị giới hạn, sau khi xác định được nguồn lực bị giới hạn là gì, doanh nghiệp tiến hành tính tốn hệ số thơng lượng (throughput)

trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn đó theo từng loại sản phẩm. Thông lượng

(throughput) được tính tốn bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí biến đổi hồn tồn (thơng thường chỉ có chi phí về ngun vật liệu). Sản phẩm có hệ số thơng lượng trên một

đơn vị nguồn lực bị giới hạn cao nhất sẽ được ưu tiên sản xuất trước rồi đến những sản phẩm có hệ số thấp hơn. Với trường hợp chỉ có một đơn vị nguồn lực bị giới hạn, cách xác định kết cấu sản phẩm tối ưu như thế này sẽ giúp cho việc tính tốn trở nên đơn giản hơn mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn là tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.2 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một nguồn lực bị giới hạn, việc dựa vào hệ số thông lượng (throughput) trên một đơn vị nguồn lực bị giới hạn lớn nhất theo cách làm của TOC có thể sẽ khơng đem lại kết cấu sản phẩm tốt nhất do chỉ có một nguồn lực bị giới hạn lớn nhất được xem xét mà bỏ qua các nguồn lực bị giới hạn khác. Do vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp nên sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính

(Linear programming - LP) để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất. Nếu biết vận dụng

những kiến thức về quy hoạch tuyến tính, doanh nghiệp có thể lập ra được mơ hình hồi quy tuyến tính bao gồm hàm mục tiêu và các bất phương trình giới hạn. Hàm mục tiêu là tổng thông lượng (throughput) của tất cả các sản phẩm cần sản xuất theo nhu cầu thị

trường, mỗi bất phương trình liên quan đến một nguồn lực bị giới hạn. Với sự hỗ trợ của các công cụ thống kê như Microsoft Excel hay SPSS việc tìm ra một kết cấu sản phẩm tối ưu khi đã lập được mơ hình hồi quy là một vấn đề khá dễ dàng. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra kết cấu sản phẩm tối ưu hơn do tất cả các nguồn lực bị giới hạn đều được đồng thời xem xét chứ khơng chỉ có nguồn lực bị giới hạn lớn nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)