Sự cần thiết của việc vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 69)

phẩm sản xuất tại cơng ty

Như đã nói ở trên, hoạt động chính của Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa là gia cơng các sản phẩm may mặc cho các nước ở thị trường phát triển đặc biệt là Mỹ và EU. Đây là loại sản phẩm mang tính thời trang cao nên yếu tố mùa vụ có ý nghĩa quyết định đối với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu về việc giao hàng đúng hạn là yêu cầu luôn được khách hàng đặt lên hàng đầu với công ty. Thông thường, trong hợp đồng gia cơng ln có điều khoản ràng buộc trách nhiệm giao hàng đúng hạn, nếu không đảm bảo được yêu cầu này, công ty sẽ buộc phải bồi thường số tiền không nhỏ. Trong quá trình sản xuất thực tế, cũng đã có khơng ít hợp đồng vì để đảm bảo được thời gian giao hàng mà Công ty cổ phần May Khánh Hòa phải chuyển từ việc giao hàng bằng đường biển sang giao hàng bằng đường hàng không. Việc này đã làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng cao dẫn đến lợi nhuận thu được đã bị giảm sút đi đáng kể. Bên cạnh đó, những hợp đồng yêu cầu thời gian sản xuất ngắn, giao hàng nhanh giá cả bao giờ cũng cao hơn so với những hợp đồng có thời gian sản xuất dài, giao hàng chậm. Như vậy, có thể thấy rằng đối với những doanh nghiệp gia công hàng may mặc thì việc rút ngắn và ước tính đúng thời gian sản xuất có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Điều này địi hỏi cơng ty phải tìm được những phương pháp quản trị sản xuất phù hợp để có thể rút ngắn và ước tính thời gian sản xuất càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả đầu ra và giảm lượng tồn kho không cần thiết nhằm gia tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, Cơng ty cổ phần May Khánh Hòa còn phải đối mặt với vấn đề giới hạn về năng lực sản xuất. Giới hạn này làm cho công ty không thể gia tăng được công suất hoạt động của mình và đã để mất khá nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng tiềm

năng. Hầu như quý nào công ty cũng phải từ chối một số đơn đặt hàng vì khơng thể nhận gia cơng thêm, điều này đã làm đơn vị bị tổn thất một khoản lợi nhuận không nhỏ. Đứng trước vấn đề này, địi hỏi cơng ty phải biết cách thức để lựa chọn những đơn hàng sao cho đem lại mức lợi nhuận cao nhất trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, xác định được số lượng cần thỏa thuận của từng loại sản phẩm trong các đơn đặt hàng với khách hàng sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Do đó, một phương pháp quản trị sản xuất phù hợp nếu được triển khai thành công tại doanh nghiệp sẽ giúp cho công ty khai thác hiệu quả hơn năng lực sản xuất của mình, góp phần cải thiện lợi nhuận thu được.

Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại một số phương pháp quản trị sản xuất được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi để gia tăng chất lượng sản phẩm và năng suất hoạt động của mình là MRP (MRP I – Materials Requirements Planning – Hoạch định nhu cầu vật

tư và MRP II – Manufacture Resources Planning – Hoạch định nguồn lực sản xuất), JIT (Just in Time – Vừa kịp lúc), và TOC (Theory of Constraint – Lý thuyết nguồn lực bị giới hạn). Trong đó, phương pháp TOC được chứng minh là toàn diện hơn cả. Plenert và Best

(1986) cho rằng hệ thống TOC và JIT có năng suất cao hơn so với MRP, và TOC thì hồn thiện hơn so với JIT. Cook (1994) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm để so sánh hiệu quả của các phương pháp quản trị sản xuất theo MRP, JIT và TOC, kết quả cũng cho thấy JIT và TOC đều tỏ ra hiệu quả hơn so với MRP; bên cạnh đó, TOC đem đến sản lượng sản xuất cao hơn với sai số về thời gian sản xuất thực tế so với kế hoạch thấp hơn JIT; đồng thời việc triển khai TOC vào doanh nghiệp cũng địi hỏi ít cơng sức hơn so với JIT vì TOC chỉ quan tâm đến việc cải thiện nguồn lực bị giới hạn trong khi JIT quan tâm đến việc cải tiến toàn bộ quá trình sản xuất.

Vì vậy, việc vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất là rất cần thiết và phù hợp đối với Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa. Nó có thể giúp cơng ty tìm ra được kết cấu sản phẩm tối ưu để khai thác các nguồn lực bị giới hạn trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp cơng ty rút ngắn và ước tính đúng thời gian sản xuất, giảm thời gian tồn kho của sản phẩm, gia tăng hiệu quả đầu ra từ đó giúp nâng cao kết quả kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, việc triển khai mơ hình TOC

cũng khơng địi hỏi doanh nghiệp phải tốn kém q nhiều chi phí hay cơng sức vì theo mơ hình này, cơng ty chỉ cần xác định được những nguồn lực nào hiện đang là nguồn lực bị giới hạn cản trở doanh nghiệp gia tăng cơng suất hoạt động để tập trung tìm biện pháp cải tiến và xử lý chúng.

3.2 Quan điểm tổ chức vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tại công ty

Theo tác giả, việc vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại cơng ty cổ phần May Khánh Hịa khơng cần thiết phải kết hợp với mơ hình ABC mà có thể sử dụng hệ thống kế tốn chi phí truyền thống

Theo một số cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, khi xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu trong doanh nghiệp, mơ hình ABC nên được kết hợp với mơ hình TOC để đem lại kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, do cách tính giá thành theo ABC chủ yếu chỉ khác biệt hệ thống chi phí truyền thống về chi phí sản xuất chung nên đối với những doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cách tính giá thành theo phương pháp ABC mới giúp doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm với độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất chủ yếu là thủ công hoặc bán tự động, chi phí sản xuất chung chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm thì cách tính giá thành theo ABC so với cách tính giá thành truyền thống sẽ khơng có nhiều sự khác biệt nên trong trường hợp này việc áp dụng ABC sẽ gây ra sự tốn kém về chi phí thực hiện cũng như sự lãng phí về thời gian và cơng sức cho doanh nghiệp mà lợi ích thu lại thì khơng đáng kể.

Đối với Công ty cổ phần May Khánh Hòa, như đã giới thiệu ở chương II, quy trình cơng nghệ của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ bán tự động, còn sử dụng rất nhiều cơng nhân trong q trình sản xuất sản phẩm chính vì vậy chi phí về ngun vật liệu và nhân công chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất chung chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng từ 1,04% đến 25,73% tùy thuộc từng loại mặt hàng và chủ yếu là dưới 10% (xem phụ lục 5). Do đó, tại doanh nghiệp mặc dù cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống đang áp dụng hiện nay so với phương

pháp ABC sẽ khơng đem lại độ chính xác bằng nhưng mức chênh lệch là khơng đáng kể và có thể chấp nhận được vì vậy, khơng cần thiết phải áp dụng ABC vào q trình tính giá thành sản phẩm tại công ty.

Thứ hai, việc không kết hợp với ABC cũng sẽ đảm bảo tính cân đối, hài hịa giữa lợi ích và chi phí cho q trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Khi áp dụng hệ thống tính giá thành sản phẩm theo ABC địi hỏi doanh nghiệp phải tốn kém rất nhiều chi phí cho việc tổ chức quy trình ghi nhận, xử lý thơng tin và phân bổ chi phí. Trong khi đó, các chi phí sản xuất phát sinh tại doanh nghiệp chủ yếu là những chi phí trực tiếp theo từng sản phẩm nên việc phân bổ các chi phí chung theo ABC không đem lại sự khác biệt nào lớn. Do vậy, lợi ích từ việc áp dụng ABC trong cơng ty là không đáng kể nên doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống thơng tin kế tốn đang có để cung cấp dữ liệu đầu vào làm cơ sở cho việc triển khai mơ hình TOC. Điều này sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí, thời gian và cơng sức mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

3.3 Vận dụng mơ hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty

Trong phần này, tác giả sử dụng những dữ liệu thu thập được về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong quý IV/2013 để làm cơ sở cho việc xây dựng mơ hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm tối ưu tại công ty. Các thông tin về sản phẩm được thể hiện trong bảng 3.2, trong đó, số lượng sản phẩm và đơn giá gia công được tổng hợp từ các đơn đặt hàng của khách hàng, còn mức nhu cầu về số giờ lao động của công nhân và số máy móc, thiết bị cần thiết cho một chuyền may để sản xuất từng loại sản phẩm được lấy từ các bản thiết kế chuyền do bộ phận kỹ thuật xây dựng dựa trên bản kê chi tiết mẫu mã và yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm do khách hàng gửi sang (xem phụ

lục 6).

Thông thường, khoảng thời gian từ khi ký hợp đồng với khách hàng cho đến lúc giao hàng là khoảng 2-3 tháng vì vậy thời gian sản xuất của doanh nghiệp là khoảng 45- 75 ngày tùy thuộc vào số lượng sản phẩm cũng như tính chất của từng mặt hàng. Do đó, mỗi chuyền may sẽ được bố trí sản xuất một loại sản phẩm nhất định trong khoảng thời gian từ 40 đến 70 ngày. Đối với những sản phẩm có thời gian giao hàng ngắn, số lượng

nhiều thì sẽ được bố trí nhiều chuyền may để cùng sản xuất, cịn với những sản phẩm có thời gian giao hàng dài hoặc số lượng ít thì sẽ bố trí sản xuất ở một chuyền hoặc một chuyền sản xuất 2 loại sản phẩm. Số lượng chuyền may cần thiết được xác định trên cơ sở sau:

Số chuyền may =

Số sản phẩm cần sản xuất

(Nguồn: Phịng kỹ thuật Cơng ty cổ phần May Khánh Hòa) Sản phẩm Chỉ tiêu Quần Short Chino size lớn Quần Short Chino size vừa

Quần dài Poplin Quần Short China Quần Short Cargo Quần short running size vừa

Quần short running size lớn Nhu cầu thị trường (sản phẩm) 29.130 185.568 43.155 12.695 221.090 120.740 18.986

Giá gia công ($/sản phẩm) 1,35 1,35 0,9 1,3 1,62 0,9 0,9

Thời gian sản xuất (ngày) 70 70 50 35 70 65 65

Nhân công trực tiếp (giờ/sản phẩm) 0,9 0,9 0,68 0,9 1,2 0,45 0,45

Năng suất chuyền (sản phẩm/ngày) 400 400 470 400 300 770 770

Số chuyền may (chuyền) 1 7 2 1 11 2 1

Máy may 2 kim (máy/chuyền) 0,5 0,5 2 - 1 - -

Máy vắt sổ 3C (máy/chuyền) 1 1 1,3 1 1 3,5 3,5

Máy vắt sổ 4C (máy/chuyền) - - - - - 1,5 1,5

Máy vắt số 5C (máy/chuyền) 1,5 1,5 2,3 1,5 1 2 2

Máy kansai lưng (máy/chuyền) 1 1 1,3 1 1 2 2

Máy đan bông (máy/chuyền) 0,5 0,5 0,3 0,5 0,5 2 2

Máy bọ (máy/chuyền) 1 1 1 1 2 1 1

Máy xén (máy/chuyền) 1 1 1 1 1,5 - -

Máy thùa khuy (máy/chuyền) 1 1 - 0,5 - 1 1

3.3.1 Xác định các nguồn lực bị giới hạn trong cơng ty

Khi ứng dụng mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất, bước đầu tiên, doanh nghiệp phải tiến hành xác định các nguồn lực bị giới hạn trong công ty trên cơ sở so sánh mức nhu cầu công suất cần thiết để sản xuất được số lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tất cả các đơn đặt hàng với cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực. Những nguồn lực nào có mức nhu cầu cơng suất cao hơn so với cơng suất hiện có là những nguồn lực bị giới hạn.

Từ những thông tin đã tổng hợp được trong bảng 3.2 dựa trên các đơn đặt hàng và các bản thiết kế chuyền do bộ phận kỹ thuật xây dựng trong quý IV/2013, có thể tính được nhu cầu cơng suất cần thiết của từng loại nguồn lực để sản xuất được số lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường như bảng 3.3

Bảng 3.3: Bảng xác định các nguồn lực bị giới hạn tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa

trong quý IV/2013

Các loại nguồn lực Nhu cầu cơng suất Cơng suất hiện có Hệ số LF

Nhân công trực tiếp (giờ) 562.183,8 514.500 1,09

Máy may 2 kim (máy) 19 21 0,90

Máy vắt sổ 3C (máy) 34 40 0.85

Máy vắt sổ 4C (máy) 5 20 0.25

Máy vắt số 5C (máy) 36 66 0.55

Máy kansai lưng (máy) 29 22 1,32

Máy đan bông (máy) 17 62 0,27

Máy bọ (máy) 36 27 1,33

Máy xén (máy) 27 23 1,17

Máy thùa khuy (máy) 12 14 0,86

Máy thùa khuy đi trịn (máy) 13 17 0,76

Máy may lập trình (máy) 3 8 0,38

Máy đính nút (máy) 16 16 1,00

Trong đó, cơng suất hiện có của số giờ lao động của cơng nhân được tính bằng cách lấy 735 công nhân x 10 giờ/ngày x 70 ngày = 514.500 giờ, cịn số lượng máy móc thiết bị của từng loại được lấy từ bảng danh mục tài sản cố định của cơng ty do phịng kế hoạch cung cấp. Từ bảng trên, có thể thấy rằng số giờ lao động của công nhân trực tiếp, số lượng máy kansai lưng, máy bọ và máy xén là những nguồn lực có hệ số LF > 1. Như vậy, những nguồn lực bị giới hạn tại Công ty cổ phần May Khánh Hòa trong q IV/2013 gồm có số giờ lao động của cơng nhân trực tiếp, số lượng máy kansai lưng, máy bọ và máy xén.

3.3.2 Thiết lập mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm tối ưu

Với những giới hạn về số giờ lao động của công nhân trực tiếp, số lượng của các loại máy kansai lưng, máy bọ và máy xén như đã xác định ở trên, công ty không thể nhận gia cơng hết tồn bộ số sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng mà phải tiến hành lựa chọn những sản phẩm nào giúp cơng ty tối đa hóa được lợi nhuận thu được với hao phí về các nguồn lực ít nhất. Để đạt được kết quả tốt nhất trong trường hợp có nhiều nguồn lực bị giới hạn như thế này, cơng ty cần xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính với hàm mục tiêu tối đa hóa thơng lượng (throughput) và các điều kiện ràng buộc là những

nguồn lực bị giới hạn tại đơn vị.

Thông lượng (throughput) trong mơ hình TOC được xác định là hiệu số giữa giá bán và chi phí biến đổi hồn tồn, thơng thường chỉ có chi phí ngun vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, đối với Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa, ngun vật liệu là do khách hàng cung cấp hoặc do khách hàng chỉ định nhà cung cấp để doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu sau đó sẽ hồn trả lại cho doanh nghiệp vì vậy chi phí ngun vật liệu khơng phải là khoản mục chi phí quan trọng đối với cơng ty. Trong khi đó, lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại cơng ty chỉ có lương tính theo sản phẩm khoảng từ 50-53% đơn giá gia công tùy thuộc vào độ phức tạp của sản phẩm chứ khơng có lương cố định. Do đó, khoản mục chi phí nhân cơng trực tiếp tại cơng ty có thể được xem là chi phí biến đổi hồn tồn theo mơ hình TOC. Như vậy, thơng lượng (throughput) của từng loại sản phẩm tại cơng ty có thể được xác định bằng cách lấy giá gia cơng trừ chi phí nhân cơng trực tiếp như ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Bảng xác định thông lượng (throughput) của từng loại sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)