Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 39 - 42)

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần May Khánh Hòa

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty cổ phần May Khánh Hòa tiền thân là Xí nghiệp May Phú Khánh được thành lập theo quyết định số 1272/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Khánh ngày 18/09/1986 và chính thức đi vào hoạt động ngày 19/03/1987. Xí nghiệp ra đời nhằm thực hiện chủ trương phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, bên cạnh đó phát triển các mặt hàng may mặc trong tỉnh Phú Khánh. Tháng 07/1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hịa, Xí nghiệp May Phú Khánh được đổi tên thành Xí nghiệp May Khánh Hịa, đặt trụ sở tại 312 Dã Tượng, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang.

Năm 1994, thực hiện chủ trương quy hoạch sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước của UBND tỉnh Khánh Hòa theo quyết định số 1191/QĐ-UBND ngày 16/06/1994, xí nghiệp được đổi tên thành Cơng ty May Khánh Hịa. Đến ngày 14/08/1995, căn cứ vào quyết định số 500/QĐ-CP của chính phủ, Cơng ty May Khánh Hịa và Xí nghiệp May Nha Trang được sáp nhập và lấy tên là Cơng ty May Khánh Hịa. Tên đối ngoại là Khanh Hoa Garment Company.

Để phù hợp với cơ cấu quản lý mới, Công ty May Khánh Hòa đã thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, lấy tên là Cơng ty Cổ phần May Khánh Hịa theo quyết định số 108/2002/QĐ-UBND ngày 25/09/2002 của UBND tỉnh Khánh Hịa. Tên giao dịch: Cơng ty Cổ phần May Khánh Hòa. Tên đối ngoại: Khanh Hoa Garment Joint – Stock Company.

Q trình phát triển của cơng ty có thể tóm tắt qua các giai đoạn sau:

Ngày 19/05/1987, Xí nghiệp May Phú Khánh chính thức đi vào hoạt động với quy mô ban đầu gồm:

- Diện tích mặt bằng: 2.982 m2 gồm một xưởng may và một xưởng cắt. - Số công nhân viên: 270 người

- Tổng vốn đầu tư: 18.861.000 đồng (trong đó: thiết bị 13.161.000 đồng và vốn xây dựng cơ bản 5.700.000 đồng)

- Số lượng máy móc thiết bị: 60 máy dệt kim, 12 máy vắt sổ, 10 máy chuyên dùng công suất 500.000 sản phẩm Chemise/năm

- Địa điểm: 312 Dã Tượng, Nha Trang.

Giai đoạn này mặt hàng chủ yếu là sản phẩm nội địa, đây là giai đoạn xí nghiệp bước đầu đào tạo cơng nhân để tiến hành sản xuất. Sản lượng sản xuất của xí nghiệp chủ yếu được xây dựng trên cơ sở chỉ tiêu Nhà nước giao cho. Đầu mối cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm thông qua Liên hiệp May Việt Nam. Khách hàng chủ yếu là Công ty May mặc Dệt kim Trung Ương, Công ty bảo hộ lao động Việt Nam, Công ty cơng nghệ phẩm cấp II. Thị trường chính và chủ yếu là các nước Xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Đơng Âu. Trong hai năm 1987 – 1988, vì đầu ra tương đối ổn định và chắc chắn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp dần đi vào ổn định.

Năm 1989, thị trường tiêu thụ ở Đông Âu và Liên Xơ gặp nhiều khó khăn nên hoạt động của ngành may mặc nói chung và cơng ty nói riêng lâm vào bế tắc, sản xuất trì trệ, mất phương hướng, cơng nhân khơng có việc làm. Để thốt khỏi tình trạng này, cơng ty buộc phải tìm kiếm thị trường mới. Cuối năm 1989, công ty bắt đầu sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường khu vực II, hình thức gia cơng là chính và bắt đầu chuyển hướng thị trường từ đó cho đến nay.

Giai đoạn 1992 – 1995

Từ khi tổ chức lại sản xuất, xí nghiệp đã tiến hành đầu tư thêm các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, công tác nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được công ty nâng lên hàng đầu để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian giao hàng của khách hàng. Mặt khác, ban lãnh đạo công ty luôn nêu cao chủ trương tìm kiếm thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cơng ty. Nhờ đó, quan hệ kinh tế giữa

cơng ty và những doanh nghiệp lớn trong ngành bắt đầu được mở rộng và uy tín của cơng ty bắt đầu được nâng lên. Thông qua các doanh nghiệp lớn, cơng ty bắt đầu có quan hệ với các doanh nghiệp nước ngồi và tìm được nhiều hợp đồng sản xuất, gia công mới. Đến giữa năm 1992, xí nghiệp liên kết với cơng ty SORIM của Hàn Quốc đầu tư mở rộng một xưởng may với diện tích là 2.804 m2, cơng suất 1.000 sản phẩm/năm và đi vào sản xuất từ tháng 07/1992 với quy mô 5 dây chuyền sản xuất, 200 máy, 2 xưởng may, 1 xưởng cơ điện, 1 xưởng cắt.

- Số lượng lao động: 300 người

- Tổng vốn đầu tư: 2.900.000.000 đồng

- Năng suất bình quân: 1.500.000 sản phẩm quy chuẩn/năm - Địa điểm: 12 Lê Thánh Tôn – Nha Trang

Tháng 03/1992, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được khởi công đến 07/1992 hồn thành và chính thức đi vào hoạt động. Năm 1993, quy mơ xí nghiệp được nâng lên 7 dây chuyền sản xuất, công suất 2.000.000 sản phẩm quy chuẩn/năm. Tuy nhiên, việc hợp tác với SORIM chỉ kéo dài đến năm 1993 thì cơng ty này bị phá sản. Xí nghiệp bắt đầu thâm nhập vào thị trường EU, được thực hiện theo Hiệp định buôn bán giữa Việt Nam với EU từ ngày 01/01/1993. Tháng 01/1994, được sự phê chuẩn của UBND tỉnh và Sở cơng nghiệp, Xí nghiệp May Khánh Hịa được phát triển thành Cơng ty May Khánh Hòa chuyên sản xuất các mặt hàng áo Jacket, đồ bộ thể thao, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị trường mới. Ngày 03/02/1994, Mỹ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, đây là giai đoạn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và Cơng ty May Khánh Hịa nói riêng.

Giai đoạn 1995 đến nay

Đây là giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành may mặc Việt Nam. Tại Khánh Hịa, một số cơng ty mới ra đời nhưng sớm lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến phá sản, một số doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng thua lỗ kéo dài. Trước tình hình ngành may mặc biến động, thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 500/QĐ-UBND của UBND tỉnh và Sở công nghiệp, công ty đã sáp nhập với Xí nghiệp May Nha Trang và lấy tên là Cơng ty May Khánh Hịa.

Ngày 25/09/2002, theo Quyết định số 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hịa, cơng ty đã tiến hành cổ phần hóa chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với tên gọi là Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa. Lúc đầu, cơng ty có 2 xưởng: xưởng II và xưởng III, đến năm 2007 có thêm xưởng Diên Phú. Nhưng đến tháng 08/2010, cơng ty tổ chức lại chỉ cịn 2 xưởng: xưởng Diên Phú 1 và xưởng Diên Phú 2.

- Tên giao dịch: Cơng ty Cổ phần May Khánh Hịa

- Cơ sở sản xuất kinh doanh: Số 04 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang Khu công nghiệp Diên Phú

- Quy mô: công suất 3.000.000.000 sản phẩm/năm, lao động 730 người - Ngành nghề kinh doanh:

+ Sản xuất và gia công quần áo xuất khẩu

+ Kinh doanh nguyên vật liệu, thiết bị ngành may. + Vốn điều lệ: 15.468.000.000 đồng

+ Cổ phần: 77.340 cổ phần, mệnh giá 100.000đ/CP

Trong 3 năm 2002, 2003, 2004 vốn nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ, nhưng từ năm 2005 đến nay, tồn bộ 100% là vốn cổ đơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)