Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 43)

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần May Khánh Hòa

2.1.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty

2.1.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, bao gồm năm thành viên chủ tịch, phó chủ tịch và ba ủy viên. Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông lập ra thông qua việc bầu các thành viên trong hội đồng.

Ban Kiểm soát

Do đại hội cổ đông lập ra, thay mặt cổ đơng kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty của hội đồng quản trị và ban giám đốc.

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, điều hành trực tiếp cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về kết quả điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông, quan hệ giao dịch với khách hàng, tổ

Đại hội cổ đơng CTCP May Khánh Hịa Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Bộ phận sản xuất Xưởng sản xuất chính Xưởng Diên Phú 1 Xưởng Diên Phú 2 Xưởng dịch vụ Bộ phận văn phòng Phòng Quản trị kinh doanh Kế tốn Hành chính Thống kê Phịng kế hoạch sản xuất Xuất nhập khẩu Kỹ thuật Ban kiểm soát

chức ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước những tổn thất do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả gây lãng phí tài sản, vốn theo quy định của pháp luật.

Bộ phận sản xuất

Gồm có hai bộ phận: xưởng sản xuất chính và xưởng dịch vụ.

Xưởng sản xuất là đơn vị cơ bản trong cơng ty, dựa trên góc độ quản lý thì các

phân xưởng sản xuất là một cấp quản lý trong doanh nghiệp làm nhiệm vụ quản lý hoạt động sản xuất, gồm có:

- Quản đốc phân xưởng: phụ trách chung

- Phó quản đốc phân xưởng: giúp việc cho quản đốc - Tổ trưởng: trực tiếp quản lý các tổ sản xuất

Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sau: - Trực tiếp tạo ra sản phẩm

- Đóng gói, nhập kho và bảo quản thành phẩm

Xưởng dịch vụ là xưởng sản xuất phụ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chính bao gồm các tổ cơ điện, tổ phục vụ, hệ thống kho.

Bộ phận văn phòng

Gồm có hai bộ phận: phịng quản trị kinh doanh và phòng kế hoạch sản xuất.

Phòng quản trị kinh doanh gồm có:

- Trưởng phịng: phụ trách chung - Phó phịng 1: quản lý nhân sự

- Phó phịng 2: phụ trách kinh doanh kiêm kế tốn tổng hợp

Phịng quản trị kinh doanh gồm có 3 bộ phận chức năng: bộ phận kế toán, bộ phận hành chính và bộ phận thống kê.

- Bộ phận kế toán thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức chỉ đạo hạch toán tổng hợp, đảm bảo công tác quản lý sử dụng nguồn vốn của công ty đạt hiệu quả tốt.

+ Tổ chức hạch tốn và lập các báo cáo tài chính chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, của các cổ đông và của nhà nước.

- Bộ phận hành chính nhân sự:

+ Theo dõi cơng tác an ninh, bảo vệ và phịng cháy, chữa cháy trong công ty. + Quản lý lao động, bảo hiểm xã hội, y tế và chăm lo đến đời sống tinh thần cho người lao động

+ Tổ chức cơng tác hành chính phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Bộ phận thống kê:

+ Được bố trí ở các phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình hoạt động sản xuất ở các phân xưởng.

+ Theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu, sản xuất và nhập kho thành phẩm.

+ Tính lương phải trả cho cơng nhân trực tiếp sản xuất.

Phịng kế hoạch sản xuất gồm có:

- Trưởng phòng: phụ trách chung và hoạt động xuất nhập khẩu - Phó phịng: phụ trách hoạt động sản xuất và kỹ thuật

Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lập kế hoạch nhằm khai thác triệt để các nguồn hàng, vật tư, nguyên vật liệu, sức lao động… phấn đấu thực hiện tốt các kế hoạch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phịng kế hoạch gồm có 2 bộ phận chức năng: bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận kỹ thuật.

- Bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Lập và quản lý kế hoạch xuất nhập khẩu ngắn hạn và dài hạn của công ty, đàm phán, theo dõi và quản lý hợp đồng

+ Điều độ sản xuất và tiến độ thực hiện hợp đồng, quản lý vật tư, kho hàng - Bộ phận kỹ thuật:

+ Thiết kế may mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế công đoạn, chuyền may, lập định mức nguyên phụ liệu và lao động.

+ Quản lý chất lượng, theo dõi, hướng dẫn cơng nghệ từ khâu cắt đến khâu may và hồn chỉnh sản phẩm

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy sản xuất tại Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa

Xưởng sản xuất chính

Là bộ phận trực tiếp sản xuất các sản phẩm chính của doanh nghiệp gồm có các tổ: tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành và tổ KCS.

- Tổ cắt: tiến hành cắt các nguyên phụ liệu tạo nên những bán thành phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định, cung cấp cho tổ may.

- Tổ may: sau khi tiếp nhận các bán thành phẩm từ tổ cắt chuyển sang, tiến hành kiểm tra chất lượng của các bán thành phẩm này và thực hiện các công đoạn may để tạo ra các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.

- Tổ hoàn thành: kiểm tra từng dây chuyền may, sau đó tiến hành tẩy rửa các hóa chất đã sử dụng trên sản phẩm, ủi, gấp và đóng gói thành phẩm

- Tổ KCS: quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng mẫu mã và các thông số kỹ thuật trước khi nhập kho. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn công nghệ cho công nhân từ khâu cắt đến khâu may và hoàn chỉnh sản phẩm.

Xưởng dịch vụ

Là bộ phận sản xuất phụ được tổ chức nhằm đảm bảo việc hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chính, gồm các tổ: tổ cơ điện, tổ phục vụ và hệ thống kho.

- Tổ cơ điện: lập lịch trình và theo dõi tình trạng trang thiết bị nhằm đảm bảo cho hệ Bộ phận sản xuất Xưởng sản xuất chính Xưởng Diên Phú 1 Tổ cắt Tổ may Tổ KCS Tổ hoàn thành Xưởng Diên Phú 2 Tổ cắt Tổ may Tổ KCS Tổ hoàn thành Xưởng dịch vụ Tổ cơ điện Tổ phục vụ Hệ thống kho

nhiệm vụ sắp xếp, thiết kế dây chuyền, trực tiếp sửa chữa, bảo quản, kiểm tra thường xuyên và lập sổ theo dõi máy móc thiết bị.

- Tổ phục vụ: thực hiện công tác vệ sinh, phục vụ đồ ăn, nước uống cho cơng nhân và tồn bộ nhân viên trong nhà máy.

- Hệ thống kho: được đặt trụ sở ngay tại nơi sản xuất dùng để chứa nguyên phụ liệu, thành phẩm và công cụ lao động. Làm nhiệm vụ cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên phụ liệu, thành phẩm và công cụ lao động cho các xưởng sản xuất chính.

2.1.1.4 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của cơng ty và phương hướng phát triển

2.1.1.4.1 Thuận lợi

Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của công ty, đặc biệt là khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao và giữ vững uy tín trên thị trường, tạo ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại.

Một số sản phẩm mới đã phát huy được hiệu quả đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa của thị trường.

Việc duy trì và áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001 là nền tảng để công ty nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Nguồn lao động giá trị rẻ so với các nước khác nên thuận lợi cho việc phát triển ngành may, chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ trong nước hiện là chiến lược đang được quan tâm của công ty.

Từ sau năm 1990 trở lại đây, rất nhiều máy móc thiết bị đã được đầu tư mới giúp cho công ty gia tăng đáng kể sản lượng sản xuất hàng năm.

2.1.1.4.2 Khó khăn

Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, điều này ảnh hưởng mạnh đến việc xuất khẩu và sản xuất của công ty. Mặt khác, các nguồn ngun liệu thơ nhập khẩu cũng ảnh hưởng khơng ít đến tình hình sản xuất của cơng ty.

Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt đã chi phối nhiều đến chiến lược phát triển thị trường cùng với các chính sách khác của cơng ty.

Nguồn vốn nhìn chung cịn hạn hẹp, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm hơn 30% tổng vốn kinh doanh, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Vì vậy, cũng tạo ra những khó khăn khơng nhỏ đối với q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty nhất là trong thời điểm hiện nay khi nguồn vốn vay ở ngân hàng đang ngày càng trở nên khó tiếp cận

Nguồn nhân lực ln trong tình trạng thiếu về số lượng và chưa đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Các thủ tục về xuất nhập khẩu còn nhiều phức tạp và gây nhiều ách tắc, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.1.4.3 Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới

- Lựa chọn và liên kết với một số khách hàng truyền thống, tạo sự ổn định cho sản xuất đồng thời chun mơn hóa từng phân xưởng để tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao, có khả năng thâm nhập vào các thị trường khó tính nhất. - Phát huy chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp trong các hợp đồng ký kết với nước

ngồi, hạn chế tình trạng ép giá khi gia công cho các đơn vị trong nước.

- Cải thiện tình trạng cơng nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chun mơn hóa từng giai đoạn sản xuất sản phẩm để ngày càng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Đầu tư mạnh trong công việc sáng tạo mẫu mã để dần thay thế phương thức may gia công bằng phương thức mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm đi vào hướng kinh doanh ngành may mặc. Đồng thời, cải thiện mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường.

- Tìm kiếm thêm những hợp đồng gia công hàng xuất khẩu và nguồn cung cấp nguyên vật liệu để tránh tình trạng ép giá.

- Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài chức năng gia công hàng may mặc, xây dựng thêm các cửa hàng, đại lý phân phối để thúc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa nhằm tích lũy lợi nhuận cao hơn.

2.1.1.4.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua

Đvt: đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu 79.348.384.972 105.783.507.378 184.976.636.540 183.644.948.624

Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 64.352.432.131 89.373.573.418 157.977.377.057 152.425.307.358 2 Giá vốn hàng bán 72.793.815.240 93.704.256.392 159.105.101.486 171.006.308.683

3 Lãi gộp 6.554.569.732 12.079.250.986 25.871.535.054 12.638.639.941

4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.917.276.149 7.724.013.063 21.660.570.894 9.274.026.551 5 Hàng tồn kho 19.163.099.138 18.032.721.393 36.157.447.830 32.164.778.714 6 Tài sản ngắn hạn 35.167.918.668 41.956.463.257 81.277.484.312 87.033.657.713 7 Tài sản cố định hữu hình 10.921.039.003 13.581.488.238 23.149.485.907 24.219.384.105 8 Tổng tài sản 49.228.656.310 55.779.676.340 110.855.143.233 116.653.080.716 9 Vốn chủ sở hữu 15.397.083.294 19.540.428.311 38.129.829.998 54.158.155.449 10 Số vòng quay tổng tài sản 1,61 1,90 1,67 1,57 11 Số vòng quay tài sản ngắn hạn 2,26 2,52 2,28 2,11

12 Số vịng quay tài sản cố định hữu hình 7,26 7,79 7,99 7,58

13 Số vòng quay hàng tồn kho 4,14 5,87 5,12 5,71

14 Tỷ lệ lãi gộp 8,26% 11,42% 13,99% 6,88%

15 ROS 4,94% 7,30% 11,71% 5,05%

16 ROA 7,96% 13,85% 19,54% 7,95%

Đơn vị tính: đồng

Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng của Công ty cổ phần May Khánh Hịa qua các năm

từ năm 2009 – 2012

Tình hình kinh doanh của cơng ty từ những năm 2011 trở về trước khá khả quan, giá trị tài sản, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng trưởng rất nhanh; trong đó, doanh thu tăng bình quân 52,68%, lợi nhuận tăng bình quân 135,15% và giá trị tài sản tăng bình quân 5,01%.

Tuy nhiên, sang năm 2012 tình kinh doanh đã trở nên xấu đi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong năm này, mặc dù giá trị tài sản của cơng ty có tăng 5,23% từ 110.855.143.233 đồng lên mức 116.653.080.716 đồng, và doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp để cố gắng duy trì mức doanh số bán hàng do vậy doanh thu đã giảm không đáng kể chỉ 0,72% nhưng lợi nhuận thì đã bị giảm khá nhiều 57,18% do sự gia tăng của giá vốn và chi phí hoạt động.

,0 20000000000,0 40000000000,0 60000000000,0 80000000000,0 100000000000,0 120000000000,0 140000000000,0 160000000000,0 180000000000,0 200000000000,0

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Lợi nhuận Tổng tài sản

Đơn vị tính: đồng

Hình 2.2: Biểu đồ vốn chủ sở hữu của Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa qua các

năm từ năm 2009 – 2012

Tổng vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, bình quân đạt 50,63% gần gấp 5 lần mức tăng của tổng tài sản (11,05%). Điều này cho thấy, công ty đang ngày càng tự chủ hơn về mặt tài chính mặc dù vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của công ty vẫn chưa cao, mức cao nhất cũng chỉ chiếm 46,43% trong năm 2012.

Hình 2.3: Biểu đồ hiệu suất sử dụng tài sản của Cơng ty cổ phần May Khánh Hịa qua

các năm từ năm 2009 – 2012 ,0 10000000000,0 20000000000,0 30000000000,0 40000000000,0 50000000000,0 60000000000,0

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

002 002 002 002 002 003 002 002 007 008 008 008 004 006 005 006 000 001 002 003 004 005 006 007 008 009

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số vòng quay tổng tài sản Số vòng quay tài sản ngắn hạn Số vịng quay TSCĐ hữu hình Số vịng quay hàng tồn kho

Hiệu suất sử dụng tài sản nhìn chung khá ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở đi, các hệ số này đang có xu hướng giảm dần. Mặc dù mỗi năm công ty đều gia tăng đầu tư vào tài sản cố định nhưng khả năng sử dụng vốn chưa thực sự tốt.

Hình 2.4: Biểu đồ khả năng sinh lời của Công ty cổ phần May Khánh Hòa qua các

năm từ năm 2009 – 2012

Khả năng sinh lời từ những năm 2011 trở về trước khá tốt và tăng trưởng đều qua từng năm nhưng sang năm 2012 đã bị sụt giảm đáng kể cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty đang khá khó khăn và phải đối mặt với nhiều thách thức.

Nhìn chung, năm 2012 vừa qua khơng phải là một năm kinh doanh thành cơng của cơng ty. Để có thể cải thiện tình hình kinh doanh địi hỏi trong những năm tới cơng ty cần phải có những chiến lược phù hợp nhằm gia tăng mức tăng trưởng doanh thu và cải thiện các hệ số vịng quay. Bên cạnh đó, cơng ty cần phải có các biện pháp kiểm sốt tốt hơn chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất để giảm giá thành sản phẩm từ đó giảm giá vốn và nâng cao tỷ lệ lãi gộp, đặc biệt cần tăng cường quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động để có thể cải thiện mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và gia tăng tỷ lệ lãi thuần của đơn vị 005% 007% 012% 005% 008% 014% 020% 008% 025% 040% 057% 017% 000% 010% 020% 030% 040% 050% 060%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)