Nhược điểm của mơ hình TOC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 31 - 33)

1.1 Tổng quan về lý thuyết nguồn lực bị giới hạn (Theory of Constraint s TOC)

1.1.6 Nhược điểm của mơ hình TOC

Nhược điểm của TOC là kém hiệu quả trong những quyết định dài hạn. Trong ngắn hạn, khi xác định kết cấu sản phẩm tối ưu, TOC chỉ quan tâm đến những chi phí biến đổi hồn tồn, bỏ qua những chi phí hỗn hợp và cố định để tập trung vấn đề xác định

kết cấu sản phẩm tối ưu thông qua chỉ tiêu thông lượng (throughput) trên một đơn vị

nguồn lực bị giới hạn. TOC đã bám vào một giả định là trong ngắn hạn các nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được xem như không thay đổi. Tuy nhiên, điều này lại tỏ ra không phù hợp trong dài hạn bởi:

- Cơng suất của doanh nghiệp có thể thay đổi, các nguồn lực có thể tăng hoặc giảm trong dài hạn. Khi đó, các phương trình giới hạn trong mơ hình hồi quy sẽ phải thay đổi, giới hạn có thể bị chuyển từ nguồn lực này sang nguồn lực khác.

- Biến phí và giá bán của từng loại sản phẩm trong hàm mục tiêu cũng có thể thay đổi trong dài hạn dẫn đến thông lượng (throughput) của chúng thay đổi

Bên cạnh đó, Merwe (2008) cho rằng TOC quá chú trọng việc tối đa hóa hiệu quả của các nguồn lực bị giới hạn mà khơng quan tâm đến chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực không bị giới hạn dẫn đến việc sử dụng bất cẩn các nguồn lực này. Do đó, TOC có khuynh hướng lựa chọn những phương án sản xuất chỉ tối ưu trong hiện tại mà kém tối ưu trong tương lai. Ví dụ, cơng ty XYZ nhận được hai đơn đặt hàng với yêu cầu về hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng sử dụng một loại máy móc để sản xuất. Máy này hiện đang dư thừa công suất nhưng do hạn chế về nhân công nên doanh nghiệp không thể đồng thời đáp ứng được yêu cầu của cả hai đơn đặt hàng mà chỉ có thể sản xuất cho một đơn hàng. Giờ công lao động để sản xuất hai đơn hàng này là như nhau nhưng giá bán, chi phí biến đổi và giờ máy của mỗi đơn hàng là khác nhau và được cho ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thông tin về giá bán, chi phí biến đổi và giờ máy của 2 đơn hàng

Đơn hàng Đơn hàng 1 Đơn hàng 2

Giá bán $20.000 $20.000

Chi phí biến đổi (nguyên vật liệu,

nhân công theo sản phẩm…) $499 $699

Giờ máy 1.000 h 100h

Theo TOC thì doanh nghiệp nên chọn đơn hàng 1 vì đơn hàng 1 có T (throughput) = 20.000 – 499 = 19.501, cịn đơn hàng 2 có T = 20.000 – 699 = 19.301. Như vậy, cùng

số giờ công như nhau (tức là cùng đơn vị nguồn lực bị giới hạn) nhưng đơn hàng 1 tạo ra thông lượng (throughput) lớn hơn do vậy nên chọn đơn hàng 1. Tuy nhiên, đơn hàng 1 lại đòi hỏi số giờ máy nhiều hơn gấp 10 lần đơn hàng 2 mà kết quả thu được chỉ cao hơn có $200, do đó lựa chọn đơn hàng 1 sẽ khiến cho doanh nghiệp tiêu tốn nhiều gấp 10 lần công suất máy so với đơn hàng 2, điều này có thể làm cho khả năng sản xuất trong tương lai của doanh nghiệp bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)