3.4 Những giải pháp cần thực hiện để tổ chức vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác
3.4.2 Nhóm giải pháp liên quan đến kỹ thuật
Để có thể vận dụng mơ hình TOC vào cơng tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại công ty, điều đầu tiên nhất là các nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu phải nắm rõ được nhu cầu về số giờ lao động của công nhân cũng như số lượng từng loại máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất được số lượng từng loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng trong các đơn đặt hàng. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi bộ phận kỹ thuật lập bản thiết kế chuyền cho từng sản phẩm. Do vậy, đòi hỏi các bản thiết kế chuyền cần phải được lập ngay từ khi nhận được bản kê chi tiết mẫu mã và các thông số kỹ thuật của từng sản phẩm trong các đơn đặt hàng của khách hàng.
Hiện tại, ở doanh nghiệp công tác lựa chọn sản phẩm và giao dịch, đàm phán với khách hàng về số lượng từng loại sản phẩm để nhận gia cơng do một mình bộ phận xuất nhập khẩu thuộc phịng kế hoạch tại cơng ty đảm nhận. Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, khách hàng sẽ gửi cho doanh nghiệp sản phẩm mẫu để tiến hành gia công. Lúc này, sản phẩm mẫu cùng bản kê chi tiết mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm mới được đưa sang bộ phận kỹ thuật để làm cơ sở lập bản thiết kế chuyền.
Như vậy, có thể thấy rằng tại doanh nghiệp công tác xác định kết cấu sản phẩm sản xuất chỉ do bộ phận xuất nhập khẩu thực hiện, còn bộ phận kỹ thuật chỉ làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo những loại sản phẩm cùng số lượng từng loại do bộ phận xuất nhập khẩu gửi sang do vậy, bản thiết kế chuyền chỉ được lập cho những sản phẩm doanh nghiệp đã nhận gia công sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng. Mục đích của bản thiết kế chuyền chỉ để phục vụ cho hoạt động tổ chức sản xuất và làm cơ sở để tính lương trả cho cơng nhân trực tiếp tham gia trong từng dây chuyền chứ không phục vụ cho việc ước tính thời gian sản xuất hay lựa chọn sản phẩm.
Điều này là không phù hợp vì chỉ đến khi lập bản thiết kế chuyền, doanh nghiệp mới có thể ước tính một cách chính xác và đầy đủ thời gian cần thiết để sản xuất được số lượng từng loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng cũng như các loại máy móc, thiết bị cần có để phục vụ cho việc sản xuất. Từ đó mới có thể đưa ra quyết định lựa chọn đơn hàng và số lượng sản phẩm cần giao dịch, đàm phán với khách hàng trong từng đơn hàng
một cách tốt nhất. Do vậy, bộ phận kỹ thuật cần lập những bản thiết kế chuyền ngay từ khi nhận được bản kê chi tiết mẫu mã và các thông số kỹ thuật của từng sản phẩm trong các đơn đặt hàng của khách hàng để chuyển sang cho bộ phận xuất nhập khẩu. Sau đó, khi nhận sản phẩm mẫu từ khách hàng gửi sang thì tiến hành điều chỉnh lại nếu cần thiết.
Dựa trên các bản thiết kế chuyền này, bộ phận xuất nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán nhu cầu về số giờ lao động của cơng nhân và số lượng từng loại máy móc, thiết bị cần thiết để sản xuất từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trên cơ sở đó, tiến hành so sánh với mức cơng suất hiện có của từng loại nguồn lực để xác định những nguồn lực đang bị giới hạn trong doanh nghiệp nhằm tìm ra các biện pháp khai thác, điều chỉnh thích hợp. Từ đó, tiến hành thiết lập mơ hình TOC để xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu làm cơ sở cho việc lựa chọn đơn hàng và giao dịch, đàm phán với khách hàng về số lượng của từng loại sản phẩm nhận gia công.
Điều này địi hỏi phải có sự tham gia của bộ phận kỹ thuật và bộ phận sản xuất cùng với bộ phận xuất nhập khẩu ngay từ khâu chọn lọc đơn hàng và xác định kết cấu sản phẩm sản xuất, được thể hiện trong sơ đồ 3.1. Trong đó, bộ phận xuất nhập khẩu sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra mail hàng ngày và tổng hợp các đơn hàng của khách hàng để xác định nhu cầu thị trường; bộ phận kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thiết kế chuyền cho những loại sản phẩm do khách hàng yêu cầu và chuyển cho bộ phận xuất nhập khẩu để tính tốn nhu cầu cơng suất của từng loại nguồn lực cần cho q trình sản xuất; cịn bộ phận sản xuất sẽ tiến hành tổng hợp cơng suất hiện có của từng loại máy móc, thiết bị cũng như số giờ lao động của công nhân để làm cơ sở cho bộ phận xuất nhập khẩu có thể xác định được những nguồn lực nào đang bị giới hạn nhằm đưa ra được những biện pháp phù hợp để khai thác, nới lỏng các nguồn lực này cũng như tìm ra kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu để tối đa hóa được thơng lượng (throughput) của doanh nghiệp và tận dụng được tối đa
Sơ đồ 3.1: Quy trình xác định kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu tại Công ty cổ phần May
Khánh Hòa