Chỉ số tài chính của Navibank qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 62 - 63)

Chỉ số tài chính 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ khả năng chi trả 2.15 16.18 17.87 16.60

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8.87 19.47 16.94 18.83

NPL 2.45 2.24 2.92 4.00

ROA 1.06 1.27 1.07 0.51

ROE 19.88 18.20 8.22 3.67

DPS 11.00 11.00 5.38 -

(Nguồn: Navibank – Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 – 2012)

Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của Navibank chưa hiệu quả. Phần lớn lợi nhuận tập trung chủ yếu từ cho vay. Các khoản đầu tư góp vốn chưa mang lại hiệu quả do đa số đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập.

Công tác kế tốn tài chính cơ bản đã đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh

nhưng nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế trong cơng tác kế tốn quản trị thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản đúng thực trạng của các đơn vị kinh

doanh (phịng giao dịch); ngun tắc phân bổ chi phí cịn nhiều bất cập làm ảnh

hưởng đến kết quả kinh doanh hàng quý của các đơn vị… 2.3.2.4 Hệ thống thông tin

Sau khi triển khai thành công hệ thống core banking, Navibank đã có thể tích hợp và quản lý tập trung thông tin, xử lý giao dịch hoàn toàn tự động. Với hệ thống

này, các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an tồn, bảo mật; các báo cáo được xử lý tự động; thông tin được tập hợp kịp thời để phục vụ cho công tác điều

hành quản trị,.... Tuy vậy, do chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng các

giao dịch ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế nên việc triển khai ứng dụng tại Việt Nam có nhiều vấn đề chưa thực sự phù hợp. Ngoài ra, do hạ tầng kỹ thuật của

nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu truyền và xử lý, lưu trữ một khối lượng

thông tin quá lớn trong cùng một đơn vị thời gian nên thường xảy ra tình trạng

nghẽn đường truyền. Một vấn đề cần lưu ý khác là khả năng tuơng thích giữa

chương trình với người sử dụng. Khơng phải bàn cải về chất lượng của chương trình nhưng do hạn chế về nhận thức và khả năng thao tác vận hành của người sử dụng nên rất nhiều các ứng dụng của chương trình chưa được khai thác hoặc khai thác không triệt để. Điều này thật sự là một lãng phí lớn.

Tổ chức ln chuyển thơng tin nội bộ chưa tốt, thiếu khoa học, không kịp thời và

đầy đủ… làm hạn chế cơ sở dữ liệu cho việc ra các quyết định quản trị.

Công tác tổ chức quản lý quá trình thu thập, xử lý, phân tích thơng tin vĩ mơ (như tình hình kinh tế trong nước, tình hình kinh tế nước ngồi, chính trị, pháp luật…) có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị điều hành chính sách của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mực.

2.3.2.5 Kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Navibank bao gồm hệ thống các quy trình và quy chế hướng dẫn chi tiết từng nghiệp vụ cụ thể đồng thời được kiểm tra giám sát bởi

đội ngũ Kiểm soát viên trực thuộc Phịng Kiểm sốt nội bộ. Tuy vậy, do được “lập

trình” sẵn theo những quy trình và quy chế kiểm soát cụ thể nên bộ phận kiểm soát nội bộ vẫn tồn tại các yếu điểm sau:

– Do hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm mục đích phát hiện các sai

phạm dự kiến nên hệ thống này chắc chắn bị vơ hiệu hóa đối với các sai phạm hay các rủi ro bất thường chưa tiên liệu được.

– Nhân lực phục vụ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng.

– Trong điều kiện thực tế thường xuyên thay đổi, các quy trình, quy chế và các thủ tục kiểm sốt mau chóng trở thành bất cập, rườm rà, phản tác dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)