Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank từ 2008-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam( vietcombank ) (Trang 50 - 53)

2. 1– Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

2.2 – Thực trạng dịch vụ xuất nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn 2008-2012.

2.2.2.2- Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank từ 2008-

2008-2012.

Qua hơn 5 năm hoạt động, hoạt động kinh doanh nói chung và thanh tốn XNK nói riêng của VCB đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần phát triển vị thế của VCB cũng như đóng góp đáng kể vào sự thành công của khách hàng. Doanh số thanh toán XNK phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà một trong những tác nhân chính là sự biến đổi không ngừng của thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng trong đó có cả lĩnh vực thanh toán quốc tế. Giai đoạn 2008-2012, doanh số thanh tốn XNK của VCB có tăng, tuy nhiên, thị phần thanh tốn XNK có sự suy giảm đáng kể.

Bảng 2.2: Tình hình thanh tốn XNK của Vietcombank từ 2008 đến 2012.

Đơn vị: tỷ USD

chỉ tiêu

Doanh số TT XNK Doanh số TT XK Doanh số TT NK

Giá trị Tốc độ tăng trưởng (*) Thị phần (**) Giá trị Tốc độ tăng trưởng (*) Thị phần (**) Giá trị Tốc độ tăng trưởng (*) Thị phần (**) 2008 32,50 23,5% 22,7% 16,83 18,3% 26,8% 15,67 28,9% 19,4% 2009 25,62 -23,8% 20,4% 12,46 -28,7% 22% 13,15 -14,5% 19,1% 2010 30,89 20,5% 19,9% 16,41 31,7% 22,9% 14,48 10% 17,2% 2011 38,80 25,5% 19,2% 21,71 32,3% 22,6% 17,09 18% 16% 2012 38,81 0,09% 17% 22,64 4,32% 19,75% 16,16 -5,28% 14,14%

(nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank, Ghi chú: (*) năm sau so với năm trước;(**) thị phần so với kim ngạch XNK, kim ngạch XK, kim ngạch NK)

Dựa vào số liệu bảng 2.2, nhìn chung kim ngạch XNK cả nước tăng qua các năm kéo theo doanh số thanh toán XNK qua VCB tăng trừ năm 2009. Tuy nhiên, tốc

độ tăng trưởng năm sau so với năm trước của doanh số thanh tốn XNK khơng ổn định và thị phần thanh toán XNK so với kim ngạch XNK cả nước cũng bị suy giảm.

Năm 2008 là năm đầu tiên VCB hoạt động với tư cách là NHTM cổ phần và là năm đầy biến động khi chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tình hình XNK cả nước trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp do sự thay đổi mạnh về giá cả của các măt hàng XNK cũng như sự thay đổi bất thường trong cung cầu hàng hóa thị trường thế giới bởi suy thối kinh tế tồn cầu. Mặc dù vậy, VCB đã phát huy tốt vai trị đầu mối thanh tốn xuất nhập khẩu.

Năm 2009, trong bối cảnh chung - hoạt động XNK cả nước bị sụt giảm do chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu – hoạt động thanh tốn của VCB cũng khơng tránh khỏi sự sụt giảm. Doanh số thanh tốn XNK của tồn hệ thống VCB đạt 25,62 tỷ USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Doanh số thanh toán XK đạt 12,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhâp khẩu đạt 13,15 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2008. Theo biểu đồ 2.2, tốc độ tăng trưởng của doanh số thanh toán XNK giảm mạnh nhất so với cả chặng đường từ 2008-2012. Tuy nhiên, Dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác, VCB vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán XNK: thị phần thanh toán XNK

chiếm 20,4% tổng kim ngạch XNK của cả nước năm 2009; trong đó doanh số thanh tốn XK chiếm 22% thị phần cả nước và doanh số thanh toán NK chiếm 19,1%.

Năm 2010 về cơ bản, thị phần được duy trì và doanh số thanh tốn XNK tăng lên đáng kể đạt gần 31 tỷ USD và tăng 20,5% so với năm 2009. Doanh số thanh toán XK năm 2010 qua VCB đạt 16,4 tỷ USD, tăng 31,7% so với năm 2009, chiếm 23% thị phần thanh toán xuất khẩu. doanh số thanh toán nhập khẩu đạt gần 14,5 tỷ USD, tăng 10% so với 2009 và chiếm thị phần hơn 17% so với tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Nhờ vào việc cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh vừa và nhỏ tại hội sở chính thay vì xử lý phân tán như trước đây, hiệu quả tài trợ hoạt động thương mại được nâng lên góp phần làm tăng doanh số XNK.

Chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, năm 2011, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức như: lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thị trường tài chính-tiền tệ bất ổn…Việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của nhà nước đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thanh tốn XNK nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, sản phấm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, đồng thời, VCB triển khai các chương trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh tốn tới khách hàng thơng qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, hoạt động thanh toán XNK của VCB vẫn duy trì được đà tăng trưởng và giữ vị trí đứng đầu. Năm 2011, doanh số thanh toán XNK qua VCB đạt 38,8 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch XNK cả nước. Đặc biệt doanh số thanh toán xuất khẩu qua VCB tăng mạnh (32,3%) so với năm trước, chiếm 22,6 % thị phần cả nước. Biểu đồ 2.2 cho thấy VCB vẫn duy trì được đà tăng trưởng về doanh số thanh toán XNK.

Năm 2012, doanh số thanh toán XNK và thị phần của VCB đều sụt giảm. Cụ thể, doanh số thanh toán XNK của VCB năm này chỉ tăng nhẹ 0,09% so với năm trước,

chiếm thị phần 17% trong tổng kim ngạch XNK cả nước. Doanh số thanh toán XK đạt 22,64 tỷ USD, chỉ tăng 4,32% so với năm 2011 và chiếm thị phần 19,75% so với tổng kim ngạch XK cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán NK giảm 5,28% so với năm trước, chỉ đạt 16,16 tỷ USD. Thị phần thanh toán XNK của VCB sụt giảm mạnh trong năm 2012 do:

- Chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách giá, sự phối hợp bán chéo sản phẩm của VCB chưa linh hoạt theo diễn biến thị trường.

- Chính sách khách hàng, việc quản lý danh mục khách hàng thanh toán XNK chưa được thực hiện tốt.

- XNK của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước giảm mạnh (- 3,5%). Tăng trưởng kim ngạch XNK của cả nước là nhờ vào sự tăng trưởng của các doanh nhiệp FDI (29,8%), trong khi các doanh nghiệp FDI không phải là nhóm khách hàng chủ lực của VCB.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng về chính sách khách hàng, về lãi suất, tỷ giá. Cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng TMCP hàng đầu và các ngân hàng nước ngoài mạnh về tiềm lực ngoại tệ, giá vốn rẻ, với những chính sách rất linh hoạt, mềm dẻo, lãi suất và phí thấp.

Vậy, trong năm năm kể từ khi cổ phần hóa, thị phần thanh tốn XNK của VCB có chiều hướng giảm dần và giảm mạnh vào năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam( vietcombank ) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)