2.3 .1– Phân tích đối thủ cạnh tranh
2.3.3. 2 Điểm yếu (Weakness)
VCB luôn đi đầu trong lĩnh vực thanh toán XNK, tuy nhiên, VCB thiếu chiến lược dài hạn cụ thể trong hoạt động này. Bên cạnh đó, theo phân tích thực trạng, thị phần thanh tốn XNK của VCB có xu hướng giảm. Đây là điểm bất lợi mà VCB phải đối mặt khi đưa gói dịch vụ đến với khách hàng.
Mơ hình tổ chức của VCB cịn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý (chiều ngang), thiếu tính tập trung theo chức năng (chiều dọc) nên chưa cho phép thống nhất quản lý và thực hiện đồng bộ hóa chính sách khách hàng và sản phẩm. Điều này gây khó khăn khi triển khai và thực hiện sản phẩm mới của ngân hàng.
Trong giai đoạn cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, VCB đã có những quan tâm thích đáng đến cơng tác khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm trong phương châm hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên công tác khách hàng quan tâm chưa đúng mức và chưa hợp lý. VCB chưa thực hiện đồng bộ phân loại khách hàng , đánh giá khách hàng tiềm năng, chấm điểm khách hàng để có chính sách phù hợp. Chương trình hỗ trợ cơng tác khách hàng cũng như quản lý danh mục khách hàng nói chung và khách hàng thanh tốn XNK nói riêng chưa được thực hiện tốt.
Hoạt động quảng bá và marketing của VCB chưa thực sự tốt làm cho khách hàng không được cung ứng đầy đủ nhu cầu mà họ cần, từ đó khách hàng dễ thay đổi nơi giao dịch khi họ thấy thuận tiện. Xuất phát từ nhận thức nhiệm vụ quảng bá các dịch vụ thuộc về bộ phận làm nhiện vụ marketing nên việc quảng bá cịn bó hẹp chưa phát huy được lợi thế về mạng lưới và con người. Trong giai đoạn 2008-2012, VCB đã chưa thực sự xây dựng được một kế hoạch quảng bá thống nhất và chưa có chiến dịch quảng bá theo quy mô lớn mà chủ yếu là theo thời vụ, đơn lẻ và chưa hiệu quả. Hơn nữa, cán bộ phòng tiếp thị và các phịng ban liên quan chưa có sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp, thiếu cơ chế đồng bộ, chưa có cơ chế khuyến khích nhân viên trong hoạt động quảng bá và tiếp thị. Do vậy, khả năng bán chéo sản phẩm ở VCB còn kém. Do đó, các sản phẩm dịch vụ XNK ở VCB được khách hàng sử dụng đơn lẻ và rời rạc
Về quy trình thủ tục, VCB chưa tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng khi khách hàng phải giao dịch nhiều cửa, qua nhiều phòng ban để thực hiện các giao dịch của mình làm kéo dài thời gian giao dịch của khách hàng. Chẳng hạn, nhiều chi nhánh cấp 2 ở địa bàn Tp. Hồ Chí Minh khơng thực hiện nghiệp vụ TTQT trực tiếp mà gián tiếp thông qua chi nhánh đầu mối là chi nhánh VCB Hồ Chí Minh. Việc mở L/C cho khách hàng ở các chi nhánh cấp 2 này sẽ diễn ra chậm hơn những chi nhánh được thực hiện nghiệp vụ TTQT trực tiếp, vì các chi nhánh cấp 2 này sẽ nhận hồ sơ rồi chuyển lên chi nhánh đầu mối xử lý, chi nhánh đầu mối sau khi tiếp nhận xử lý xong lại gửi về chi nhánh dưới mình để chi nhánh này thơng báo lại cho khách. Việc này gây mất thời gian và làm chậm quá trình thực hiện cơng việc của khách. Thêm vào đó, các phịng ban phối hợp chưa thực sự đồng bộ, gây khó khăn cho khách hàng giao dịch, làm chậm tiến độ công việc của khách…gián tiếp làm giảm khả năng cung cấp thêm sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
VCB luôn là ngân hàng đi đầu về công nghệ hiện đại, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng XNK khi mà họ phải đến
trực tiếp ngân hàng nhiều lần. Chất lượng đường truyền chưa ổn định làm cho việc ứng dụng sản phẩm dịch vụ chưa cao.
Từ những tồn tại trên, việc ứng dụng dịch vụ XNKTG vào trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của VCB chưa được thực thi một cách hiệu quả. Trong khi đó, lượng khách hàng XNK của VCB ngày một suy giảm và đang có chiều hướng chuyển sang các NHTM khác có nhiều dịch vụ và tiện ích hơn. Nhằm giữ chân khách hàng cũng như lôi kéo được các khách hàng tiềm năng, việc ứng dụng dịch vụ XNKTG vào hoạt động thực tiễn là cần thiết để VCB vừa giữ được thế mạnh của mình về ngoại thương, vừa góp phần duy trì được ngơi vị NHTM số một ở Việt Nam hiện nay.