Thực trạng hoạt động dịch vụ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam( vietcombank ) (Trang 53 - 56)

2. 1– Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

2.2 – Thực trạng dịch vụ xuất nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn 2008-2012.

2.2.2.3- Thực trạng hoạt động dịch vụ khác

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng của VCB khá đa dạng và luôn được các doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh các hoạt động bảo lãnh trong nước, VCB được phép thực hiện bảo lãnh nước ngồi. Với uy tín cao trên thị trường, VCB có nhiều lợi thế cho hoạt động này phát triển ngày càng cao, đặc biệt là khi áp dụng các loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp XNK.

Xét số dư bảo lãnh trong thời gian qua, theo bảng 2.3, số dư bảo lãnh tăng lên qua mỗi năm (tính vào thời điểm cuối mỗi năm) trong đó tỷ trọng số dư bảo lãnh nước ngoài so với tổng số dư bảo lãnh giao động từ 36% đến gần 44%.

Bảng 2.3 – Số dư bảo lãnh của Vietcombank giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số dư bảo lãnh 11.331.636 13.338.765 15.630.554 15.384.088 17.353.819 Số dư bảo lãnh nước ngoài 4.079.650 4.952.683 6.805.543 6.724.385 7.602.708 Tỷ trọng 36,01% 37,13% 43,54% 43,71% 43,81%

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank qua các năm)

Từ bảng trên cho thấy hoạt động bảo lãnh tại VCB có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2011. Năm 2011, số dư bảo lãnh tính vào thời điểm cuối năm đã có dấu hiệu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, số dư bảo lãnh nước ngồi cũng có dấu hiệu giảm: từ 6.805.543 triệu đồng năm 2010 giảm xuống còn 6.724.385 triệu đồng năm 2011. Năm 2012, số dư bảo lãnh trong đó có số dư bảo lãnh nước ngồi tăng trở lại. Xét về tỷ trọng số dư bảo lãnh nước ngoài so với số dư bảo lãnh, tỷ trọng này tăng rất ít trong hai năm 2011 và 2012.

Về hoạt động ngoại hối và công cụ ngoại hối phái sinh, xét về tổng thể, VCB chủ yếu mua bán ngoại tệ giao ngay và cung cấp các công cụ phái sinh phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ một số ít là cung cấp cho khách vãng lai cho nhu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngồi. Do vậy, phân tích tổng thể từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng cho thấy được sự thay đổi về việc cung ứng ngoại tệ của VCB cho các doanh nghiệp XNK trong thời gian qua.

Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: tỷ USD

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Doanh số mua bán ngoại tệ 46,1 39,5 35,2 34,5 24,1 Tốc độ tăng trưởng 76% -14,3% -10,9% -1,99% -30,1%

(nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm) Nhận thấy, doanh số mua bán ngoại tệ giảm dần qua các năm từ 2008-2012 . Năm 2009 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 39,5 Tỷ USD, giảm 14,3% so với năm 2008. Năm 2010 doanh số mua bán ngoại tệ giảm 10,9% so với 2009, chỉ đạt 35,2 tỷ USD. Nguyên nhân giảm doanh số mua bán ngoại tệ trong hai năm 2009 và 2010 là do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Nguồn cung ứng ngoại tệ khan hiếm kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB gây khó khăn cho VCB trong việc thực hiện các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế. Năm 2011, VCB vẫn duy trì được nguồn cung ứng ngoại tệ cho khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 đạt 34,5 tỷ USD, chỉ giảm 1,99% so với 2010. Năm 2012, doanh số mua bán ngoại tệ giảm mạnh nhất kể từ 2008, chỉ đạt 24,1 tỷ USD, giảm 30,1% so với 2011. Nhận thấy, năm 2012, mức độ khan hiếm ngoại tệ khơng là ngun nhân chính, so với ba năm trước đó,nguồn ngoại tệ vẫn đủ khả năng cung ứng cho nhu cầu khách hàng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do một phần vì kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp XNK đã cắt giảm chi tiêu, sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay thế cho hàng nhập khẩu; một phần do VCB chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác trong nước. Chính vì vậy mà doanh số mua bán ngoại tệ của VCB suy giảm mạnh trong 2012.

Tóm lại, ngồi hoạt động tài trợ XNK và thanh toán XNK, VCB đang dần cố gắng hồn thiện mình trong các mảng dịch vụ khác liên quan đến hoạt động XNK của doanh nghiệp. Mặc dù có sự suy giảm nhiều về số lượng trong những năm gần đây, sự

hoàn thiện các mảng dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp XNK là cần thiết cho sự phát triển bền vững cuau VCB trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam( vietcombank ) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)