Thực trạng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng tại Việt Nam 1 Hệ thống khung pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 49 - 51)

X 3= EBIT Lãi vay

KẾT LUẬN CHƢƠNG

2.1. Thực trạng xếp hạng tín nhiệm ngân hàng tại Việt Nam 1 Hệ thống khung pháp lý

2.1.1. Hệ thống khung pháp lý

Hoạt động xếp hạng tín nhiệm gắn liền với hoạt động của Cơng ty xếp hạng tín nhiệm, do đó muốn hoạt động xếp hạng tín nhiệm phát triển thì các cơng ty xếp hạng tín nhiệm cũng phải phát triển theo. Có nghĩa là các cơng ty xếp hạng phải có uy tín và đủ năng lực, là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã đƣợc cấp phép, có chính sách và cơ chế hoạt động độc lập và minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý có liên quan của cơ quan quản lý nhà nƣớc và hiệu quả phân loại qua thời gian đã đƣợc xác nhận (những cơng ty mới thành lập có thể đánh giá dựa trên phƣơng pháp và quy trình phân loại). Muốn vậy, thì một tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đƣợc điều tiết bởi Luật riêng về lĩnh vực hoạt động của nó, do đó, phải có luật các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Trên thế giới, luật các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đƣợc ban hành bởi SEBI vào năm 1999, SEBI là một trong số ít các nhà làm luật đầu tiên trên thế giới ban hành các quy định hiệu quả và chuyên sâu về các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, trong khi Châu Âu là khu vực có thị trƣờng tài chính phát triển thì chỉ mới chính thức ban hành luật về các tổ chức xếp hạng tín nhiệm vào tháng 9/2009.

Mặc dù ở Việt Nam vấn đề xếp hạng tín nhiệm bắt đầu hình thành từ năm 1996 với Quyết định số 299/1996/QĐ-NHNN ngày 13/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về quy chế phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, đến nay đã có một vài quy định của NHNN và của Bộ tài chính quy định về việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và NHTM nhƣng những quy định chỉ mang tính ràng buộc đối với hệ thống ngân hàng trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng và kiểm sốt của NHNN đối với NHTM. Chƣa có luật xếp hạng tín nhiệm hay những qui định hay thể chế rõ ràng để điều tiết hoạt động của các cơng ty xếp hạng tín nhiệm ngồi hoạt động xếp hạng của NHTM và NHNN.

Có thể điểm qua các quy định chung về xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam để điều tiết hoạt động XHTN của NHTM và NHNN:

 Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

 Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của NHNN quy định xếp loại ngân hàng thƣơng mại cổ phần và thay thế Quyết định số 400/2004/QĐ- NHNN ngày 16/4/2004 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

Theo đó, việc xếp loại NHTM CP dựa trên 5 tiêu chí cơ bản:

- Chỉ tiêu số 1: Vốn tự có. Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu -3 điểm

- Chỉ tiêu số 2: Chất lƣợng tài sản. Mức điểm tối đa 35 điểm, tối thiểu 0 điểm

- Chỉ tiêu số 3: Năng lực quản trị. Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm

- Chỉ tiêu số 4: Kết quả hoạt động kinh doanh. Mức điểm tối đa 20 điểm, tối thiểu 0 điểm

- Chỉ tiêu số 5: Khả năng thanh khoản. Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm

Tổng số điểm của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc tính là tổng cộng số điểm của 5 chỉ tiêu này, kết quả xếp loại:

- NHTM CP xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên và có điểm số của từng chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, và 9 Quy định này không thấp hơn 65% số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.

- NHTM CP xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm số của từng chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, và 9 Quy định này không thấp hơn 50 số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 điểm nhƣng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 50 đến dƣới 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

- NHTM CP xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm số của từng chỉ tiêu quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 9 Quy định này không thấp hơn 45 số điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhƣng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu từ trên 45 đến dƣới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

- NHTM CP xếp loại D có tổng số điểm dƣới 50 điểm; hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhƣng có điểm số của ít nhất một chỉ tiêu thấp hơn 45 số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

Thứ nhất, về mặt pháp lý, với việc ban hành một số quy định liên quan đến XHTN bao gồm cả XHTN doanh nghiệp và XHTN NHTM cho thấy cơ quan nhà nƣớc đã nhìn nhận sự tồn tại và vai trị của XHTN.

Thứ hai, vấn đề XHTN NHTM CP đã đƣợc NHNN quan tâm nhiều hơn. Với việc ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 của NHNN quy định định kỳ hàng năm chậm nhất là ngày 10 tháng 5, các NHTM CP phải gửi kết quả xếp loại cho NHNN cho thấy việc XHTN NHTM CP là yêu cầu ràng buộc mang tính pháp lý đối với tổ chức tín dụng, phải thực hiện định kỳ, không phải là những quy định chung chung, mang tính tham khảo.

2.1.1.2. Hạn chế

Thứ nhất, hệ thống khung pháp lý về XHTN cũng chỉ dừng lại là các quy định của NHNN, của Bộ tài chính để quản lý và kiểm sốt tình hình hoạt động của các Công ty nhà nƣớc và các NHTM CP với một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhất định, chƣa đề cập đến xếp hạng NHTM NN. Phạm vi điều chỉnh hạn hẹp, khơng mang tính phổ biến nhƣ những quy định của một văn bản luật.

Thứ hai, chƣa có văn bản luật điều chỉnh hoạt động chung của thị trƣờng XHTN cũng nhƣ điều chỉnh hoạt động của các tổ chức XHTN bao gồm cả điều kiện thành lập, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể xếp hạng và đƣợc xếp hạng, …nhƣ Luật các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)