Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 87 - 100)

- Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay

3.1.3.2. Nghiên cứu định lƣợng

Tùy mục tiêu nghiên cứu mà ngƣời thực hiện nghiên cứu có thể thực hiện nghiên cứu mơ tả, nghiên cứu nhân quả hay nghiên cứu khám phá và sử dụng kỹ thuật nhƣ quan sát, điều tra hay kinh nghiệm.

Vì nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện để khẳng định, kiểm tra lại kết quả nghiên cứu định tính, xác định các biến số và mối tƣơng quan giữa các biến số, lƣợng hóa tác động của các biến số trong mơ hình để xây dựng mơ hình yếu tố tác động đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng và đƣa ra mơ hình xếp hạng phù hợp nhất.

Do đó, đề tài sẽ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu mô tả và nghiên cứu nhân quả dựa trên số liệu từ bảng câu hỏi điều tra, khảo sát.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá về xếp hạng tín nhiệm NHTM tại VN

- Khám phá các biến số quan trọng (yếu tố) ảnh hƣởng đến XHTN NHTM

- Xác định mối quan hệ và tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến XHTN NHTM

- Kiểm đinh thang đo đƣợc xây dựng trong quá trình nghiên cứu.

Chọn mẫu và thu thập số liệu

- Chọn mẫu: là những ngƣời am hiểu về lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm.

- Thu thập số liệu: thực hiện phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi.

Do hạn chế về việc đi lại, nhân sự, kinh phí nên q trình nghiên cứu chỉ đƣợc thực hiện trên địa bàn TPHCM. Quá trình nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiên bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp và yêu cầu ngƣời cung cấp thông tin phải là ngƣời hiểu biết rõ nội dung phỏng vấn.

Bảng 3.11: Thông tin về kết quả chọn mẫu:

Các thông tin cá nhân Mẫu n = 240

Tần số Phần trăm Giới tính - Nam 167 69.6% - Nữ 73 30.4% Tuổi - <31 125 52.1% - 31 – 40 85 35.4% - 41 – 50 27 11.3% - > 50 3 1.3% Chức danh - Trƣởng/phó phịng 72 30.0% - Nhân viên 147 61.3% - Cán bộ quản lý cao cấp 18 7.5% - Khác 3 1.3% Phịng ban làm việc

Các thơng tin cá nhân Mẫu n = 240 Tần số Phần trăm - Tín dụng, Quan hệ khách hàng 182 75.8% - Quản lý tín dụng 26 10.8% - Quản lý rủi ro 27 11.3% - Khác 5 2.1%

Thâm niên công tác

- < 2 năm 40 16.7%

- 2 – 5 năm 80 33.3%

- > 5 năm 120 50.0%

Xây dựng thang đo lƣờng các vấn đề nghiên cứu

Thang đo là tập hợp các biến quan sát để cùng đo lƣờng một yếu tố (gọi là biến tiềm ẩn). Mặc khác thang đo cũng là công cụ dùng để quy ƣớc (mã hóa) các đơn vị phân tích theo biểu hiện của biến. Do đó, để đánh giá các yếu tố tác động đến XHTN NHTM cần phải xây dựng thang đo lƣờng. Dựa vào phần lý thuyết ở chƣơng 2, chƣơng 3 và kết quả phân tích định tính, ta xây dựng thang đo dựa trên thang đo quãng 5 mức độ để đo lƣờng.

Thang đo các chỉ tiêu tài chính

Bảng 3.12: Thang đo tác động của các chỉ số bảo đảm an toàn vốn Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố chỉ số bảo đảm an toàn vốn

CAR1 - Hệ số đảm bảo an toàn CAR CAR2 - Tỉ lệ vốn cấp 1

CAR3 - Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản CAR Chỉ số bảo đảm an toàn vốn

Bảng 3.13: Thang đo tác động các yếu tố chất lƣợng tài sản

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố Chất lƣợng tài sản

ASSET1 - Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ tín dụng

ASSET2 - Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng/ Nợ xấu ASSET3 - (Vốn CSH + dự phòng)/Nợ xấu

ASSET - Chất lƣợng tài sản

Bảng 3.14: Thang đo tác động các yếu tố chỉ số khả năng thanh khoản

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố khả năng thanh khoản

LIQUIDITY1 - Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản

LIQUIDITY2 - Tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay/Tổng nợ phải trả LIQUIDITY3 - Nguồn vốn ngắn hạn/dƣ nợ cho vay trung dài hạn LIQUIDITY4 - Tổng dƣ nợ ròng/huy động vốn

LIQUIDITY - Khả năng thanh khoản

Bảng 3.15: Thang đo tác động các yếu tố chỉ số hiệu quả hoạt động Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố hiệu quả hoạt động

HQHD1 - Lợi nhuận thuần/ Vốn chủ sở hữu bình quân HQHD2 - Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản

HQHD3 - Thu nhập lãi cận biên

HQHD4 - Chi phí hoạt động/ TN thuần từ hoạt động KD HQHD5 - Thu nhập ngoài lãi thuần/ Thu nhập thuần từ HĐKD

HQHD - Hiệu quả hoạt động

Bảng 3.16: Thang đo khái niệm chỉ số tài chính

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố đo lƣờng khái niệm chỉ số tài chính

TC1 - Chỉ số định lƣợng

TC2 - Chỉ số đƣợc tính tốn từ báo cáo tài chính TC3 - Chỉ số đánh giá hoạt động

TC4 - Chỉ số phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng TC - Chỉ số tài chính

Thang đo các chỉ tiêu phi tài chính

Bảng 3.17: Thang đo tác động các yếu tố môi trƣờng Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố mơi trƣờng

MT1 - Tốc độ Phát triển kinh tế

MT2 - Sự ổn định Yếu tố kinh tế vĩ mơ (kinh tế, chính trị, xã hội) MT3 - Tính ổn định, đầy đủ và hiệu lực của các qui định pháp lý

có liên quan

MT4 - Sự phát triển của thị trƣờng vốn MT5 - Triển vọng phát triển của ngành MT6 - Yêu cầu minh bạch của thông tin

MT - Yếu tố môi trƣờng

Bảng 3.18: Thang đo tác động các yếu tố năng lực quản trị điều hành Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố Năng lực quản trị điều hành

NLLD1 - Trình độ học vấn NLLD2 - Số năm kinh nghiệm

NLLD3 - Năng lực điều hành, quản lý

NLLD4 - Tính năng động, nhạy bén thị rƣờng

NLLD5 - Xây dựng mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh NLLD6 - Tính ổn định và kế thừa của các vị trí lãnh đạo chủ

NLLD - Năng lực quản trị điều hành

Bảng 3.19: Thang đo tác động các yếu tố hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản lý rủi ro

KS1 - Nhận thức của ban lãnh đạo về rủi ro và quản lý rủi ro KS2 - Quy trình nghiệp vụ đƣợc ban hành

KS3 - Bộ phận kiểm tra độc lập đƣợc thành lập và hoạt động thƣờng xuyên KS4 - Mức độ phân tách trách nhiệm

KS5 - Rủi ro tín dụng KS6 - Rủi ro thanh khoản KS7 - Rủi ro thị trƣờng KS8 - Rủi ro hoạt động

KS - Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro

Bảng 3.20: Thang đo tác động các yếu tố vị thế cạnh tranh, uy tín và năng lực kinh doanh

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố vị thế cạnh tranh, uy tín và năng lực kinh doanh

VTCT1 - Số năm hoạt động VTCT2 - Thƣơng hiệu VTCT3 - Thị phần tín dụng VTCT4 - Thị phần huy động VTCT5 - Thị phần dịch vụ, sản phẩm VTCT6 - Các giải thƣởng nhận đƣợc VTCT7 - Danh mục sản phẩm, dịch vụ VTCT8 - Mạng lƣới và địa bàn hoạt động

VTCT - Vị thế cạnh tranh, uy tín và năng lực kinh doanh

Bảng 3.21: Thang đo tác động các yếu tố hệ thống công nghệ

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố Hệ thống cơng nghệ

HTCN1 - Tính hiện đại của cơng nghệ HTCN2 - Phạm vi và hiệu quả công nghệ HTCN3 - Hệ thống thông tin quản lý

HTCN - Hệ thống công nghệ

Bảng 3.22: Thang đo tác động các yếu tố nhân sự

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố nhân sự

NS2 - Chính sách đào tạo, phát triển nhân viên NS3 - Điều kiện làm việc

NS4 - Văn hóa cơng ty, đồn kết nội bộ NS5 - Trình độ chun mơn, kinh nghiệm

NS - Nhân sự

Bảng 3.23: Thang đo tác động các yếu tố các yếu tố hoạt động

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố hoạt động

HD1 - Tuân thủ các qui định pháp luật

HD2 - Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay HD3 - Triển vọng phát triển của NH

HD - Hoạt động

Bảng 3.24: Thang đo khái niệm yếu tố phi tài chính

Ký hiệu biến Nhóm các yếu tố đo lƣờng khái niệm chỉ số phi tài chính

PTC1 - Các yếu tố từ môi trƣờng vi mô và vĩ mô

PTC2 - Các yếu tố khơng thể hiện trên báo cáo tài chính

PTC3 - Các yếu tố có khả năng dự báo xu hƣớng phát triển của NHTM? PTC - Chỉ số phi tài chính

Kết quả phân tích hồi quy

Phần mềm thống kê SPSS phiên bản 18 for windows đƣợc sử dụng nhƣ là một cơng cụ chính để thực hiện các phân tích thống kê.

Tính đáng tin cậy và giá trị hiệu dụng của thang đo

Ngoại trừ các dữ liệu về nhân khẩu học và thông tin cá nhân của đáp viên đƣợc đo lƣờng bằng thang đo định danh, mỗi biến quan sát trong phân tích của nghiên cứu này đều dùng thang đo Liket 5 mức độ. Điều kiện quan trọng nhất của một thang đo lƣờng thích hợp đó là giá trị hiệu dụng. Nghĩa là thang đo đƣợc thiết kế phải đo đƣợc những gì mà nó định đo. Một điều quan trọng khác đó là thang đo lƣờng phải nhất qn, nghĩa là khi nó đƣợc lặp lại thì sẽ dẫn đến cùng một kết quả. Sự nhất quán này đƣợc gọi là tính đáng tin cậy. Trƣớc khi thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm, tính đánh tin cậy và giá trị hiệu dụng của thang đo cần phải đƣợc đánh giá để đảm bảo rằng các biến quan sát sử dụng trong mơ hình là thích hợp.

Phép phân tích nhân tố và tính tin cậy đƣợc sử dụng để đánh giá sự nhất quán nội tại của mỗi khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, phép phân tích nhân tố của mỗi khái niệm nghiên cứu đƣợc xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ

của thang đo. Giá trị phân biệt mô tả mức độ mà một thang đo (biến quan sát) không giống với những thang đo (biến quan sát) khác mà về mặt lý thuyết chúng không nên giống nhau. Giá trị phân biệt đƣợc đánh giá bằng cách xem xét ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập và phụ thuộc và chọn ra những biến mà hệ số tƣơng quan giữa chúng thấp. Một hệ số tƣơng quan tuyệt đối lớn (0,85) chỉ ra một hiện tƣợng đa cộng tuyến, nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo lƣờng cùng một thứ (John và Benet-Martinez, 2000). Vì thế hệ số tƣơng quan của các khái niệm nghiên cứu trong đề tài này nên nhỏ hơn 0,85 để đạt đƣợc yêu cầu về giá trị phân biệt. Mức độ thích hợp của tƣơng quan nội tại giữa các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng hệ số Kaiser-Myer- Olkin (KMO) đo lƣờng sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett’s. Sự rút trích các nhân tố đại diện bằng các biến quan sát đƣợc thực hiện bằng phân tích nhân tố chính với phép quay Varimax. Các thành phần với giá trị Eigen lớn hơn và tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 0,50 đƣợc xem nhƣ những nhân tố đại diện các biến. Thứ hai, các thang đo khoảng đại diện cho các khái niệm nghiên cứu trong dự án nghiên cứu này đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp truyền thống (nghĩa là sử dụng các trị trung bình và độ lệch chuẩn trong thống kê mô tả). Phƣơng pháp nhất quán nội tại sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để thể hiện tính đáng tin cậy của thang đo khi hệ số alpha lớn hơn 0,7 (Nunnally và Berstein, 1994). Nếu tất cả các hệ số tải nhân tố lớn hơn hệ số quy ƣớc 0,50 thì các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ (Hair & ctg, 2006). Nhƣ vậy, tất cả hệ số Cronbach’s alpha trong nghiên cứu này nếu lớn hơn 0,7 thì sẽ đƣợc chấp nhận. Những nhân tố không đáp ứng điều kiện Cronbach’s alpha, hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và các tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ đối với các phân tích xa hơn.

Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA (xem Phụ lục 4, trang 218) và phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha đƣợc thực hiện (xem Phụ Lục 3, trang 230).

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha

Kết quả tính tốn Cronbach alpha của các thang đo bốn thành phần riêng biệt của các yếu tố tài chính và bảy thành phần riên biệt của các yếu tố phi tài chính đƣợc thể hiện trong Bảng 4.29. Các thang đo của các yếu tố tài chính thể hiện bằng 15 biến quan sát, và thang đo của các yếu tố phi tài chính đƣợc thể hiện bằng 39 biến quan sát.

Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha tƣơng đối tốt. Cụ thể, Cronbach alpha của hệ số an toàn vốn là 0.791; của chất lƣợng tài sản là 0.858; của khả năng thanh khoản là 0.863; của hiệu quả hoạt động là 0.849; của môi trƣờng hoạt động là 0.775; của năng lực quản trị điều hành là 0.730; của khả năng kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro là 0.954; của vị thế cạnh tranh là 0.762; của hệ thống công nghệ là 0.765; của nhân sự là 0.846; của các yếu tố hoạt động là 0.696; của các yếu tố tài chính là 0.879 và của các yếu tố phi tài chính là 0.831. Hơn nữa các hệ số tƣơng quan biến tổng đều cao. Đa phần các hệ số này lớn hơn 0,45, trừ biến MT_4 = 0.032, NLLD_1= 0.278, NLLD_2 = 0.359, VTCT_1=0.063, VTCT_6=0.023. Alpha nếu loại biến của các thành phần này đều tốt trừ các biến có tƣơng quan biến tổng khơng tốt ở trên cịn có thêm biến NS_3=0.858 và NS_4=0.860 trong khi giá trị Alpha của thành phần này chỉ là 0.846. Nếu loại các biến này thì hệ số Cronbach alpha sẽ tăng lên. Tiến hành loại bỏ các biến quan sát không nằm trong thang đo lƣờng dựa trên giá trị Cronbach Alpha (MT4, NLLD1, NLLD2, VTCT1, VTCT6, NS3 và NS4), ta đƣợc bảng sau:

Bảng 3.25: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu sau khi loại bỏ biến rác

Khái niệm nghiên cứu Hệ số Cronbach alpha

Hệ số an toàn vốn (CAR) 0.791

Chất lƣợng tài sản (ASSET) 0.858

Khả năng thanh khoản (LIQUIDITY) 0.863

Hiệu quả hoạt động (EFECT) 0.849

Môi trƣờng hoạt động (MT) 0.853

Năng lực quản trị điều hành (NLLD) 0.818 Kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro (KS) 0.954

Vị thế cạnh tranh (VTCT) 0.883 Hệ thống công nghệ (HTCN) 0.765 Nhân sự (NS) 0.900 Yếu tố hoạt động (HD) 0.696 Tài chính (TC) 0.879 Phi tài chính (PTC) 0.831

Cụ thể, Cronbach alpha của hệ số an toàn vốn là 0.791; của chất lƣợng tài sản là 0.858; của khả năng thanh khoản là 0.863; của hiệu quả hoạt động là 0.849; của môi trƣờng hoạt động là 0.853; của năng lực quản trị điều hành là 0.818; của khả năng kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro là 0.954; của vị thế cạnh tranh là 0.883; của hệ thống công nghệ là 0.765; của nhân sự là 0.900; của các yếu tố khác là 0.696; của các yếu tố tài chính là 0.879 và của các yếu tố phi tài chính là 0.831. Lúc này tƣơng quan

biến tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.30, các biến thành phần đều có hệ số Cronbach Alpha thõa mãn yêu cầu cho nên các biến đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu đƣợc sử dụng trong phân tích EFA kế tiếp.

Kết quả phân tích nhân tố EFA

Sau khi dùng giá trị Cronbach Alpha loại bảy biến (MT4, NLLD1, NLLD2, VTCT1, VTCT6, NS3 và NS4) khơng nằm trong thang đo lƣờng thì kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo các nhân tố quan trọng trong yếu tố tài chính và các nhân tố quan trọng trong yếu tố phi tài chính cho thấy có 4 nhân tố đƣợc trích tại giá trị Eigen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)