Xác định phƣơng pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 72 - 74)

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay Triển vọng phát triển của NH

3.1.1.2 Xác định phƣơng pháp nghiên cứu:

Hầu hết các lý thuyết về nghiên cứu đều phân loại các phƣơng pháp một các riêng biệt để ngƣời thực hiện nghiên cứu có thể phân biệt và sử dụng phù hợp với vấn đề và điều kiện nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tế, ít có một nghiên cứu nào chỉ sử dụng một phƣơng pháp và một công cụ nghiên cứu riêng biệt mà có thể thực hiện đƣợc. Do đó, ngƣời thực hiện nghiên cứu cần sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phƣơng pháp để có thể đạt đƣợc kết quả nghiên cứu tốt nhất. Có nhiều cách phân loại và định nghĩa các phƣơng pháp nghiên cứu một cách khác nhau, bên cạnh việc sử dụng phƣơng pháp quy nạp và suy diễn trong phân tích một vấn đề, có 3 phƣơng pháp nghiên cứu chính thƣờng đƣợc sử dụng là nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lƣợng và nghiên cứu kết hợp.

Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính thƣờng đi đối với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, dựa trên nguyên tắc quy nạp (nghiên cứu trƣớc, lý thuyết sau), trong đó dữ liệu thu thập ở dạng định tính và sử dụng kỹ thuật chính là thảo luận (thảo luận tay đơi và thảo luận nhóm) và các kỹ thuật diễn dịch [Nghiên cứu thị trƣờng, Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2009].

Nghiên cứu định lƣợng:

Nghiên cứu định lƣợng gắn liền với việc kiểm chứng các lý thuyết khoa học dựa trên nguyên tắc suy diễn (lý thuyết rồi đến nghiên cứu).

Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng thể hiện ở các điểm khác biệt chính sau:

- Nghiên cứu định tính thƣờng quan tâm đến việc nghiên cứu sâu và các khả năng khác nhau của các khái niệm nghiên cứu trong khi nghiên cứu định lƣợng giới hạn bởi các quy luật thống kê và các công thức.

- Nghiên cứu định tính nhấn mạnh vào các nghiên cứu sâu, không theo một cấu trúc nhất định nên thích hợp cho việc nghiên cứu để phát triển mở rộng các vấn đề nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu định tính thƣờng đƣợc báo cáo bằng các nhận định, phân tích, trong khi các con số là kết quả của nghiên cứu định lƣợng

Hiện nay, khi thực hiện nghiên cứu này thì bản thân tác giả chƣa tìm đƣợc mơ hình nghiên cứu cụ thể nào về nhân tố tác động và mức ảnh hƣởng của nhân tố đến việc xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc công bố nên khung lý thuyết của đề tài chủ yếu dựa vào việc tổng hợp khái quát hóa lại các lý thuyết và mơ hình về xếp hạng tín nhiệm và các vấn đề liên quan trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại.

Do đó, trong q trình nghiên cứu của đề tài cần phải thực hiện các nghiên cứu định tính để điều chỉnh và xác định các biến số của mơ hình nhằm xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Dựa trên kết quả mơ hình lý thuyết đƣợc xây dựng, bằng cách sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để kiểm tra đánh giá giả thuyết đã nghiên cứu trƣớc đó để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phƣơng pháp biện luận, suy diễn, quy nạp, so sánh, phân tích, đánh giá, …để các lập luận đƣợc tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ và đạt đƣợc kết quả nghiên cứu tốt nhất. Chính vì vậy mặc dù những nghiên cứu của đề tài còn ở mức độ đơn giản những cũng đảm độ tin cậy cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)