Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 63 - 65)

X 3= EBIT Lãi vay

KẾT LUẬN CHƢƠNG

2.1.4.1. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín nhiệm

Hiện nay ở Việt Nam có ba tổ chức XHTN trên thế giới hoạt động là S&P, Fitch và Moody thực hiện xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.

Một số NHTM lớn đã tiến hành đánh giá xếp hạng nhƣ Á châu, Quốc tế, Kỹ thƣơng, VCB, BIDV, VietinBank, MB, Sacombank, … đã đƣợc ba tổ chức này xếp hạng và cơng bố kết quả tín nhiệm tài chính. Các ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm trên cơ sở sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời, các chỉ số thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng và an toàn vốn ở mức hợp lý. Sử dụng kết quả xếp hạng Vietinbank của S&P làm ví dụ minh họa.

Ngày 6/6/2012, S&P đã nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của VietinBank từ ổn định lên tích cực, tiếp tục khẳng định xếp hạng tín nhiệm trái phiếu ngắn hạn và dài hạn của VietinBank ở mức B+/B.

Bảng 2.4: Ví dụ về kết quả xếp hạng của S&P đối với VietinBank

Issuer Credit Rating

Ratings Rating date Regulatory identifiers Last Credit Rating Action Foreign Long Term B+ 15 - Mar - 2012 EE 06 – Jun – 2012 Outlook Stable Foreign Short Term B 15 - Mar - 2012 EE Local Long Term B+ 15 - Mar - 2012 EE 06 – Jun – 2012 Outlook Stable Local Short Term B 15 - Mar - 2012 EE

Bảng đánh giá của S&P đối với VietinBank Nguồn:

Ngày 17/5 VietinBank đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế với lãi suất cố định 8,0 /năm, khơng có tài sản bảo đảm. Ngày 18/5 VietinBank nhận đƣợc chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore về việc niêm yết trái phiếu quốc tế của VietinBank.

Bên cạnh đó thì các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới cũng thƣờng đƣa ra các mức thay đổi xếp hạng đối với các ngân hàng do các tổ chức này đã thực hiện trƣớc đó nếu các ngân hàng có sự biến động tình hình hoạt động tốt hơn hay xấu đi. Ngày 28/9/2012 Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm của 8 ngân hàng: ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Công thƣơng (Vietinbank), ngân hàng Quân đội (MB), ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng Sài Gịn – Thƣơng tín (Sacombank), ngân hàng Kỹ thƣơng (Techcombank) và ngân hàng Quốc tế (VIB). Mức xếp hạng sức mạnh tài chính (BFSR) của 8 ngân hàng này đều ở mức E, tƣơng ứng với mức caa1 trên thang xếp hạng dài hạn giảm một bậc so với trƣớc đó (E+, tƣơng ứng với mức tín nhiệm dài hạn nằm trong khoảng B1 – B2 tùy từng ngân hàng) cho thấy khả năng các ngân hàng này cần sự hỗ trợ từ bên ngoài đã tăng lên. (Nguồn: Thanh Tùng- dân trí – ngày 29/9/2012 dựa trên kết quả công bố xếp hạng của Moody’s ngày 28/9/2012).

2.1.4.2. Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm

Ƣu điểm

- S&P, Fitch và Moody hiện là ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn nhất trên thế giới, đã thực hiện xếp hạng tín nhiệm ngân hàng trên hầu hết các quốc gia từ thị trƣờng phát triển đến thị trƣờng đang phát triển, là những nhà nghiên cứu thơng tin chun nghiệp và đƣợc phân tích một cách bài bản có hệ thống nên vấn đề năng lực, kỹ thuật, kinh nghiệm cũng nhƣ uy tín của họ đủ khả năng để thiết phục và đáp ứng các yều cầu của thị trƣờng tài chính Việt Nam.

- Thông qua việc xếp hạng của ba tổ chức này đối với các NHTM tại Việt Nam sẽ tạo cho thị trƣờng “làm quen” với các kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng đƣơc cơng bố. Từ đó tạo điều kiện để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam hoạt động và phát triển. - Trong thời buổi hội nhập, các NHTM muốn tiến xa thì phải có tầm nhìn và đánh giá xếp hạng tín nhiệm, do các tổ chức có uy tín thực hiện, là một trong những "tấm hộ chiếu" cho q trình quốc tế hóa thƣơng hiệu của ngân hàng. Ngoài ra, các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các tổ chức đầu tƣ quốc tế sẽ xem kết quả xếp hạng tín nhiệm của NHTM nhƣ một "bảo đảm" nhất định về khả năng thanh tốn, tạo điều kiện cho các NHTM có thể thực hiện những đợt phát hành trái phiếu ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế một cách thuận lợi hơn.

Hạn chế

- Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam có những đặc thù riêng, địi hỏi các tổ chức xếp hạng quốc tế phải am hiểu môi trƣờng kinh doanh đồng thời cũng phải am hiểu sâu sắc tập quán thị trƣờng Việt Nam. Từ đó mới có thể đƣa ra kết quả đánh giá xếp hạng sát với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)