Nhóm giải pháp đối với hệ thống khung pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 115 - 120)

- Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay

c. Kết luận các giả thuyết

3.2.2.5. Nhóm giải pháp đối với hệ thống khung pháp lý

Xếp hạng tín nhiệm đặc biệt là XHTN NHTM là một hoạt động hoàn toàn mới ở nƣớc ta. Do đó, việc xây dựng và hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trƣớc tiên phải mang tính chất tiền đề, là những cơ sở pháp lý cơ bản nhất để

hình thành và điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm, đồng thời định ra hƣớng đi đúng cho các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức liên quan trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Mặt khác, phải có sự dung hịa tính chất hấp dẫn về mặt kinh tế và tính an tồn pháp lý của hoạt động này. Có nhƣ vậy thì sự điều chỉnh của pháp luật mới có hiệu quả và thúc đẩy hoạt động xếp hạng tín nhiệm nói chung và hoạt động XHTN NHTM nói riêng phát triển. Chiến lƣợc xây dựng này vừa đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng, vừa phải thích hợp với sự phát triển lâu dài của hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Từ đó, những giải pháp cụ thể cần thực hiện khi triển khai xây dựng khung pháp lý cho hoạt động XHTN nhƣ sau:

Thứ nhất, Ban Luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức XHTN

Hiện nay, thị trƣờng tài chính Việt Nam đƣợc điều chỉnh bởi một số luật quan trọng nhƣ Luật Dân sự, Luật Chứng khốn, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và một số luật khác có liên quan. Tuy nhiên chƣa có Luật nào điều chỉnh hoạt động XHTN của các tổ chức XHTN. Nếu xét về tƣ cách pháp nhân thì các tổ chức XHTN tại Việt Nam với tƣ cách là một doanh nghiệp sẽ hoạt động theo luật doanh nghiệp nhƣng trong luật doanh nghiệp không đề cặp đến hoạt động XHTN. Nếu xét về đối tƣợng khách hàng thì việc xếp hạng tín nhiệm đối với các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán đƣợc thị trƣờng quan tâm nhiều hơn nhƣng Luật chứng khốn cũng khơng đề cặp đến các công ty XHTN cũng nhƣ hoạt động XHTN. Tƣơng tự, trong Luật các tổ chức tín dụng cũng khơng đề cặp đến hoạt động XHTN NHTM. Một loại hình doanh nghiệp với một hình thức hoạt động mới đƣợc hình thành nhƣng chƣa có luật điều chỉnh là một khoảng trống thiếu sót trong hệ thống pháp lý Việt Nam. Do đó, cần phải ban hành Luật quy định điều chỉnh hoạt động XHTN của các Công ty XHTN.

Tuy nhiên quan hệ xếp hạng tín nhiệm là một hoạt động hồn toàn mới đối với Việt Nam, các nhà làm luật khó có thể dự liệu hết những quan hệ phát sinh cũng nhƣ tính chất phức tạp của nó. Vì vậy, nếu ban hành luật thì việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế trong q trình thực thi sẽ khó khăn hơn do những thủ tục lập pháp phức tạp hơn. Trong khi đó, Nghị định do Chính phủ ban hành vừa đảm bảo hiệu lực pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến xếp hạng tín nhiệm, vừa có thể đƣợc sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời do thủ tục lập pháp đơn giản hơn nhiều so với luật.

Do đó, trƣớc tiên cần đƣa quy định về những vấn đề chung nhất trong hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm vào một chƣơng hoặc một phần trong Luật chứng khoán hoặc Luật doanh nghiệp bao gồm các nội dung tổng quát nhƣ: khái niệm, địa vị pháp lý, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm, ... còn những quan hệ cụ thể phát sinh sẽ đƣợc điều chỉnh trực tiếp bởi các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật. Nhƣ vậy Luật Chứng khoán hoặc Luật Doanh nghiệp sẽ đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Bên cạnh việc quy định những điều khoản chung nhất cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong Luật Chứng khoán hoặc Luật Doanh nghiệp, Chính phủ cần ban hành Nghị định để điều chỉnh chi tiết các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm. Cùng với quá trình phát triển của thị trƣờng xếp hạng tín nhiệm, khơng loại trừ khả năng sẽ ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên cơ sở tổng hợp, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế thi hành Nghị định này và nhu cầu phát triển của thị trƣờng xếp hạng.

Thứ hai, Ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm:

Trong Nghị định tƣơng lai về tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm cần có những quy định cụ thể đối với các vấn đề sau:

- Cơ sở pháp lý có liên quan;

- Các khái niệm về hoạt động xếp hạng tín nhiệm: Cần chú ý rằng đây là lĩnh vực mới đối với các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng và công chúng Việt Nam, cho nên địi hỏi việc giải thích các thuật ngữ, khái niệm phải ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ phù hợp với tƣ duy và trình độ hiểu biết của số đơng cơng chúng, tránh cầu kỳ, rƣờm rà, khó hiểu;

- Loại hình tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

- Điều kiện, trình tự thành lập và thủ tục cấp phép hoạt động đối với tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

- Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp và các vấn đề liên quan đến giấy phép hành nghề đối với nhân viên nghiệp vụ của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

- Nguyên tắc hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

- Phạm vi hoạt động và đối tƣợng xếp hạng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm; - Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

- Vấn đề công bố thơng tin của tổ chức xếp hạng tín nhiệm; - Chế độ tài chính, kế tốn của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

- Việc thanh tra, giám sát các hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;

Ngồi ra, cần phải ban hành kịp thời những văn bản hƣớng dẫn thực hiện Nghị định nhƣ Quy chế, Thơng tƣ…cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể xem đây là những điều kiện cơ bản để các quy định của Nghị định đi vào thực tiễn cuộc sống.

Thứ ba, đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức

xếp hạng tín nhiệm:

Để tạo ra một khung pháp lý hồn chỉnh cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam khơng thể chỉ giới hạn trong khuôn khổ xây dựng những văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực này, mà phải có sự đồng bộ hố các quy định pháp luật liên quan đến chúng.

Đối với Luật chứng khốn:

Trƣớc hết, đó là pháp luật về chứng khốn và thị trƣờng chứng khốn nói chung. Hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ tổ chức và cá nhân cũng nhƣ toàn bộ thị trƣờng chứng khốn. Từ đó, cần dự liệu khả năng phát sinh các quan hệ và xung đột lợi ích để chỉnh sửa kịp thời những quy định về công bố thông tin, giao dịch nội gián, xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, giám sát... trong hoạt động xếp hạng tín nhiệm.

Mặt khác Luật chứng khốn cần có quy định hỗ trợ để hoạt động xếp hạng tín nhiệm phát triển bằng cách đƣa ra những quy định yều cầu XHTN NHTM bắt buộc khi phát hành chứng khoán trên thị trƣờng vốn.

Đối với pháp luật về kế tốn:

Cần có những quy định để khuyến khích đối với đối tƣợng đƣợc xếp hạng hoặc có chứng khốn đƣợc xếp hạng và đối với tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhƣ các quy

định chuyên biệt về kế toán, kiểm toán áp dụng cho tổ chức XHTN đặc biệt là các ƣu đãi về thuế đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức XHTN phát triển.

Đối với pháp luật dân sự và kinh tế

Luật dân sự và luật kinh tế có thể xem xét bổ sung thêm những quy định về hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trong các loại hình hợp đồng kinh tế, dân sự đang tồn tại. Theo đó, quy định rõ chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ các bên, trách nhiệm khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh. Song song đó, Pháp lệnh hiện hành về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cần bổ sung những quy định thừa nhận các tranh chấp phát sinh từ hoạt động xếp hạng tín nhiệm là các tranh chấp về kinh tế và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa kinh tế hoặc Trọng tài kinh tế.

Luật các tổ chức tín dụng:

Luật các tổ chức tín dụng cần quy định rõ các NHTM phải thực hiện XHTN định kỳ, đột xuất và khi phát hành chứng khoán trên thị trƣờng vốn. Có nhƣ vậy thì các NHTM mới thực hiện và chấp nhận đƣợc đánh giá bởi các tổ chức tín nhiệm mặc dù khơng phải vì mục đích phục vụ cho các sự vụ phát sinh của ngân hàng. Nhƣ vậy, thì hoạt động XHTN NHTM mới có điều kiện phát triển dựa trên nhu cầu tăng lên của thị trƣờng.

Mặc khác, Luật các tổ chức tín dụng cần phải quy định rõ ràng thống nhất về các vấn đề sau đây:

+ Công bố thông tin: Các mốc thời điểm công bố thông tin, những thông tin cần cơng bố và các tổ chức tín dụng cần phải đảm bảo tính đúng đắn về chất lƣợng thơng tin công bố và đảm bảo chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những thông tin sai sự thật.

+ Chuẩn mực kế toán áp dụng: Cần đƣa ra những chuẩn mực kế toán ngân hàng áp dụng thống nhất trong cả nƣớc và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều sự khác biệt so với chuẩn mực kế tốn quốc tế dẫn đến kết quả tính tốn và đánh giá các chỉ tiêu về mặt tài chính của một ngân hàng có sự khác biệt nhiều giữa chế độ kế toán trong nƣớc so với chế độ kế toán quốc tế.

+ Thống nhất trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM: Ban hành hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn tại NHTM thống nhất trong cả hệ thống, tránh trình trạng mỗi ngân hàng đƣa ra những chỉ tiêu xếp hạng dựa trên quan điểm rủi ro của ngân hàng mình dẫn đến không thống nhất trong các xếp hạng và phân loại nợ đối với cùng một khách hàng vay vốn nhƣng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Từ đó làm cho việc phân loại nợ các NHTM sẽ thống nhất với nhau.

Nhƣ vậy, qua trình bày trên, khung pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam sẽ bao gồm việc đƣa vào nội dung trong Luật về Chứng khoán hoặc Luật doanh nghiệp và ban hành Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức xếp hạng tín nhiệm kết hợp đồng thời với việc đồng bộ hoá các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động này. Hƣớng xây dựng nhƣ vậy, một mặt đáp ứng đƣợc những nhu cầu thực tế của việc hình thành một khung pháp lý hoạt động xếp hạng tín nhiệm, đảm bảo đƣợc tính đồng bộ với các ngành luật có liên quan, mặt khác vẫn tuân thủ đúng các nguyên tắc lập pháp để tạo điều kiện thực thi có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)