XHTN NHTM VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 123 - 126)

- Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay

c. Kết luận các giả thuyết

XHTN NHTM VN

KẾT LUẬN

Mục tiêu chính của luận văn này là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam thơng qua cách đặt giải thuyết và xây dựng và đánh giá thang đo lƣờng chúng. Để khẳng định sự tác động của các nhân tố này vào việc xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Mơ hình lý thuyết này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về xếp hạng tín nhiệm, các nhân tố tác động vào nó, cách thức nghiên cứu đo lƣờng nó trên thị trƣờng thế giới và nghiên cứu khám phá ở thị trƣờng Việt Nam.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để xây dựng, đo lƣờng các thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết, bao gồm hai bƣớc nghiên cứu chính: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu khám phá đƣợc thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu cịn nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thơng qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với kích thƣớc mẫu phỏng vấn n = 240. Cả hai nghiên cứu trên đều đƣợc thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh với đối tƣợng nghiên cứu chính là những cán bộ ngân hàng đã từng thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm, những ngƣời am hiểu hiểu về lĩnh vực xếp hạng. Kết quả phân tích chính thức đƣợc sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo lƣờng các nhân tố tác động tới việc xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại thông qua phƣơng pháp độ tin cậy Crobach alpha, phân tích nhân tố và kiểm định mơ hình lý thuyết thơng qua phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Các thang đo lƣờng những nhân tố tác động tới xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại sau khi đƣợc bổ sung, điều chỉnh đã đạt đƣợc chuẩn độ tin cậy cho phép. Điều này giúp cho các chủ thể trên thị trƣờng tài chính (Cơng ty xếp hạng tín nhiệm, ngân hàng nhà nƣớc, các nhân, tổ chức có liên quan, …) có thể sử dụng thang đo này để đo lƣờng các nhân tố tác động vào xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại, từ đó có kế hoạch theo dõi, kiểm sốt và điều chỉnh các nhân tố này tốt hơn, nhằm làm cho việc xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại phản ánh ngày càng tốt hơn thực trạng của ngân hàng thƣơng mại.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực đối với các chủ thể tham gia thị trƣờng tài chính và làm cơng tác xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại và những

cá nhân và tổ chức khác quan tâm đến vấn đề xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại.

Một trong những kết quả nghiên cứu này là chúng ta đã xác định đƣợc các nhân tố tác động đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại bao gồm các nhân tố tài chính và phi tài chính và mức độ quan trọng của từng nhân tố. Từ đó, các ngân hàng thƣơng mại có thể theo dõi kiểm sốt tình trạng của ngân hàng mình thơng qua các nhân tố này. Điều này rất quan trọng trong công tác lập chiến lƣợc kinh doanh.

Tuy nhiên, chúng ta cần lƣu ý rằng các nhân tố tác động tới xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam nêu trong đề tài này chỉ là đánh giá của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn tìm hiểu về vấn đề xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam nên chúng chỉ có giá trị tƣơng đối, chứ khơng phải là kim chỉ nam để áp dụng một cách cứng nhắc và máy móc mà phải kết hợp với khả năng tƣ duy, kinh nghiệm của ngƣời thực hiện xếp hạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)