Đánh giá một số các chỉ tiêu định lượng làm cơ sở phân tích thực trạng chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Khu công nghiệp Vietinbank Quế Võ (Trang 47 - 52)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2 Đánh giá khái quát thực trạng chất lượng dịch vụ cho vay đối với khách hàng

2.2.1 Đánh giá một số các chỉ tiêu định lượng làm cơ sở phân tích thực trạng chất

khách hàng

2.2.1 Đánh giá một số các chỉ tiêu định lượng làm cơ sở phân tích thựctrạng chất lượng dịch vụ cho vay trạng chất lượng dịch vụ cho vay

2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của VietinBank Quế Võ giai đoạn 2017 – 2019 2017 – 2019

(Đơn vị : Tỷ đồng, %)

Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng nguồn vốn 3,444 4,199 5,410

Theo loại tiền

- Nội tệ 2,493 72.4% 2,872 68.4% 3,360 62.1%

- Ngoại tệ (quy đổi) 950 27.6% 1,327 31.6% 2,050 37.9%

Theo thời gian

- Có Kỳ hạn 2,383 69.2% 2,834 67.5% 3,300 61.0%

- Khơng Kỳ hạn 1,061 30.8% 1,365 32.5% 2,110 39.0%

Theo đối tượng

- Dân cư 1,023 29.7% 1,146 27.3% 1,244 23.0%

- Tổ chức kinh tế 2,421 70.3% 3,052 72.7% 4,166 77.0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Quế Võ giai đoạn 2017 – 2019)

“Tổng lượng vốn huy động của VietinBank Quế Võ đều tăng qua các năm 2017 – 2019. Năm 2017, tổng nguồn vốn huy động là 3.444 tỷ đồng. Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.199 tỷ đồng, tăng 21,9% - tương ứng tăng 755 tỷ đồng so với năm 2017; năm 2019 đạt 5.410 tỷ đồng, tăng 28,8% - tương ứng tăng 1.211 tỷ đồng so với năm 2018. Tốc độ tăng này là khá cao qua các năm, đặc biệt là ở năm 2019. Với kết quả như vậy chứng tỏ được sự cố gắng cũng như nỗ lực của Chi nhánh trong việc tìm kiếm, chăm sóc, tiếp thị khách hàng, quảng bá sản phẩm và thu hút vốn tốt”

“Đi cùng với đó, nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ của Vietinbank Quế Võ cũng ngày càng tăng trưởng. Năm 2018, huy động vốn bằng VNĐ đạt 2.872 tỷ đồng (tương ứng tăng 379 tỷ đồng – tăng 15,2 %) so với năm 2017, năm 2019 tăng lên 5.410 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 17% - tăng 1.211 tỷ đồng) so với năm 2018. Về huy

động vốn bằng ngoại tệ quy đổi, năm 2018 đạt 1.327 tỷ đồng, tăng 376 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 39,6% so với năm 2017; năm 2019, ngoại tệ huy động đạt được là 2.050 tỷ đồng, tiếp tục tăng 724 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 54,5%. Trong đó, có thể thấy nguồn vốn ngoại tệ có sự tăng trưởng nhanh hơn nguồn vốn VNĐ, dẫn đến tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ/tổng nguồn vốn ngày càng lớn hơn, năm 2017 nguồn vốn VNĐ- ngoại tệ tương ứng là 72,4%-27,6%, đến năm 2019 tỷ trọng này là 62,1%-37,9%”

“Huy động vốn không kỳ hạn năm 2017 là 1.061 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên 1.365 tỷ đồng so với 2017, tức tăng 304 tỷ đồng, tương ứng 28,7%; năm 2019 tiếp tục tăng lên đạt 2.110 tỷ đồng, tăng 745 tỷ đồng – tỷ lệ tăng 54,6% so với năm 2018. Nguồn vốn này tăng chủ yếu là trong tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt. Về nguồn vốn huy động có kỳ hạn năm 2018 tăng 451 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,9% so với năm 2017; năm 2019 tiếp tục tăng lên đạt 3.300 tỷ đồng, tăng 466 tỷ đồng – tỷ lệ tăng 16,4% so với năm 2018.”

“Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2017 là 1.023 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên 1.146 tỷ đồng so với 2017, tức tăng 123 tỷ đồng, tương ứng 12,1%; năm 2019 tiếp tục tăng lên đạt 1.244 tỷ đồng, tăng 98 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,6% so với năm 2018. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh và nhanh qua các năm, năm 2018 tăng 632 tỷ đồng – tỷ lệ tăng 26,1%, năm 2019 đạt 4.166 tỷ đồng, tăng tới 1.113 tỷ đồng – tỷ lệ tăng 36,5%.”

“Như vậy có thể thấy được, các tổ chức kinh tế, cụ thể là các Doanh nghiệp và cả bộ phận dân cư đều có số dư tiền gửi tăng lên tại Chi nhánh. Đó là động thái cho thấy các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như tiếp cận các nguồn cho vay và thu nhập của người dân ngày được nâng cao nên tiền nhàn rỗi, dòng tiền hoạt động kinh doanh luân chuyển qua vào ngân hàng cũng dần tăng lên.”

2.2.1.2 Hoạt động cho vay

Vietinbank từ lâu đã có thế mạnh và bề dầy kinh nghiệm trong cho vay đối với khách hàng trong nền kinh tế, do đó, Vietinbank KCN Quế Võ cũng chú trọng phát triển hoạt động cho vay, nhất là cho vay các doanh nghiệp, phù hợp với định hướng thành lập chi nhánh ban đầu.

Trong giới hạn và cơ cấu chỉ tiêu cho vay được giao, Vietinbank Quế Võ đã triển khai đồng bộ, linh hoạt các biện pháp theo chỉ đạo từ Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, áp dụng kịp thời các cơ chế khuyến khích trong hoạt động cho vay, khai thác tối đa nhu cầu từ nền khách hàng hiện có, tập trung vào các đối tượng có hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm phát triển khách hàng mới tiềm năng, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi; Về cơ bản, hoạt động cho vay của chi nhánh trong nhiều năm đạt kết quả khá tích cực với quy mơ tăng trưởng tốt, chất lượng được đảm bảo, theo đúng định hướng của Vietinbank.”

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động cho vay giai đoạn từ 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ 3,616 3,840 4,538 Theo kỳ hạn 9 - Ngắn hạn 2,958 81.8% 3,053 79.5% 3,580 78.9% - Trung dài hạn 658 18.2% 787 20.5% 957 21.1% Theo đồng tiền - VNĐ 2,506 69.3% 2,527 65.8% 2,591 57.1% - Ngoại tệ 1,110 30.7% 1,313 34.2% 1,947 42.9%

Theo đối tượng

- KH cá nhân 1,027 28.4% 1,033 26.9% 1,071 23.6%

- KH doanh nghiệp 2,589 71.6% 2,807 73.1% 3,467 76.4%

Theo tài sản bảo đảm

- Có bảo đảm đầy đủ bằng tài sản 2,304 63.7% 2,358 61.4% 2,704 59.6%

- Không bảo đảm bằng tài sản 1,313 36.3% 1,482 38.6% 1,833 40.4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017-2018 của Vietinbank Quế Võ)

“Năm 2017, tổng dư nợ đạt 3.840 tỷ đồng tăng 224 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 6,2% so với năm 2018; năm 2019 dư nợ tăng lên, đạt 4.538 tỷ đồng, tăng 698 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,2% so với năm 2018. Tổng dư nợ tăng lên qua các năm cho thấy sự nỗ lực của Ban giám đốc, các cán bộ cho vay trong chi nhánh trong việc tìm kiếm các khách hàng tốt để tài trợ vốn. Bên cạnh đó, cịn thể hiện được chính sách của VietinBank nói chung và Chi nhánh nói riêng đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.”

“Theo kỳ hạn, có thể thấy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh là phần lớn, dư nợ trung dài hạn tuy đang dần có sự cải thiện nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn

do với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2018 là 3.053 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2017, đến năm 2019 đạt 3.580 tỷ đồng tăng 527 tỷ đồng – tỷ lệ tăng 17,3% so với năm 2018. Nợ trung dài hạn năm 2018 đạt 787 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 đạt 957 tỷ đồng, tăng 170 tỷ đồng – tương ứng tăng 21,6% so với năm 2019. Tỷ trọng nợ trung dài hạn/nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ có cải thiện dần qua các năm, nhưng vẫn còn thấp so với nợ ngắn hạn, cụ thể lần lượt các năm 2017 đến 2019 tỷ lệ này là: 18,2%/81,8%; 20,5%/79,5%; 21,1%/78,9%”

“Qua những diễn biến trên ta có thể thấy rằng, cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn chưa tương xứng với nguồn vốn huy động, chưa thực sự tận dụng được hiệu quả nguồn vốn huy động. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh khá cao, điều này có thể đảm bảo được khả năng an toàn, giảm bớt rủi ro cho vay khi thu hồi vốn nhanh hơn, tuy nhiên lại khiến lợi nhuận của Chi nhánh chưa cao, đồng thời chưa phát huy được vai trị chính trong việc tài trợ các dự án khi mà các doanh nghiệp đầu tư mới vào các KCN trong thời gian vừa qua rất nhiều, và đều có nhu cầu vay vốn trung dài hạn để xây dựng và thực hiện dự án.”

“Dư nợ cho vay theo cơ cấu đồng tiền tại Chi nhánh đều có xu hướng tăng. Dư nợ bằng VNĐ năm 2017 là 2.506 tỷ đồng, năm 2018 đạt 2.527tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 0,8%. Sang năm 2019, dư nợ VNĐ tiếp tục tăng, đạt 2.591 tỷ đồng, tăng 64 tỷ đồng với tỷ lệ 2,5% so với năm 2018. Tuy dư nợ VNĐ tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn nhiều so với dư nợ bằng ngoại tệ (toàn bộ là usd). Năm 2017 dư nợ ngoại tệ là 1.110 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,7% tổng dư nợ, năm 2018 đạt 1.313 tỷ đồng, tăng 203 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18,3%. Sang năm 2019, dư nợ ngoại tệ tiếp tục tăng, đạt 2.591 tỷ đồng, tăng 633tỷ đồng với tỷ lệ 48,2%. Dư nợ ngoại tệ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ VNĐ dẫn tỷ trọng dư nợ ngoại tệ/VND trong tổng dư nợ ngày càng lớn hơn, lần lượt trong 3 năm 2017, 2018, 2019 là 30,7%/69,3%; 34,2%/65,8%; 42,9%/57,1%. Dư nợ cho vay bằng Ngoại tệ tại Chi nhánh tăng mạnh năm 2019 chủ yếu là ở đối tượng KHDN FDI, phù hợp với định hướng chi nhánh trọng điểm FDI.”

“Đối tượng cho vay của VietinBank Quế Võ bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân trong đó tập trung nhiều hơn vào phân khúc khách

hàng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng năm 2017 đạt 1.027 tỷ đồng, năm 2018 đạt 1.033 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng (tăng 0,6%) so với năm 2017; năm 2019 đạt 1.071 tỷ đồng tăng 38 tỷ đồng so với năm 2018 (tương đương tăng 3,7%). Dư nợ cho vay đối với KHDN năm 2018 đạt 2.807 tỷ đồng, tăng 218 tỷ đồng (tương ứng tăng 8,4%) so với năm 2017, năm 2019 dư đạt 3.467 tỷ đồng, tăng 660 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 23,5% so với năm trước.”

“Dư nợ khách hàng cá nhân tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ khách hàng doanh nghiệp, dẫn đến tỷ trọng dư nợ KH doanh nghiệp ngày càng lớn hơn trong tổng dư nợ, trong 3 năm từ 2017-2019, tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp/tổng dư nợ lần lượt từ 71,6% - 76,4% . Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của chi nhánh tương đối tốt.”

“Biện pháp cho vay khơng có TSĐB đang có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng khơng nhỏ trong cơ cấu cho vay của VietinBank Quế Võ. Đồng nghĩa với tỷ trọng dư nợ có TSĐB có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2017 tỷ lệ dư nợ khơng có TSĐB trên tổng dư nợ là 36,3% nhưng đến năm 2018 tỷ lệ này đã tăng lên 38,6% và đến năm 2019 tăng tới 40,4%. Điều này do nhiều khách hàng doanh nghiệp, nhất là khách hàng FDI quy mơ lớn có xu hướng cho vay khơng có TSĐB hoặc sử dụng biện pháp bảo đảm bổ sung.”

2.2.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn

Dư nợ cho vay, nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm đều có mức tăng trưởng mạnh. Đó một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ Chi nhánh KCN Quế Võ đang có sự phát triển tốt. Nhưng liệu so với tổng nguồn vốn Chi nhánh huy động được, mức dư nợ như thế đã thực sư là mức hợp lí hay chưa? Ta xét hiệu suất sử dụng vốn vay khách hàng (phản ánh hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay KH) sau:”

Bảng 2.6. Hiệu suất sử dụng vốn của Vietinbank Quế Võ năm 2017 - 2019

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ cho vay 3,616 3,840 4,538

Tổng vốn huy động 3,444 4,199 5,410

Hệ số sử dụng vốn vay (%) 105.0% 91.5% 83.9%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017-2019 của Vietinbank Quế Võ)

“Hệ số sử dụng vốn vay của Vietinbank Quế Võ năm 2017 là 105%, giảm xuống còn 91,5% năm 2018 và tiêp tục giảm xuống là 83,9% năm 2019. Hệ số sử dụng vốn trong 3 năm 2017-2019 giảm dần từ mức 105% đến 83,9%. Chi nhánh huy động nguồn vốn tăng trưởng tốt, trong khi dư nợ tuy có tăng nhưng hiệu suất sử dụng vốn giảm đi, cho thấy chi nhánh tương đối cẩn trọng trong việc thẩm định cho vay.”

2.2.1.4 Tỷ lệ nợ quá hạn

Chi nhánh đang có số dư nợ quá hạn năm 2017 là 65,3 tỷ đồng, năm 2018 là 55 tỷ đồng, 2019 là 58 tỷ đồng. Nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần từ năm 2017 đến 2019 là 1,8%, 1,4% và 2019 giảm còn 1,3%. Tỷ lệ giảm thực chất do tăng dư nợ, còn số dư nợ quá hạn không giảm nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Khu công nghiệp Vietinbank Quế Võ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w