2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI ĐTPT CỦA NGÂN SÁCH TPHCM
2.1. Phân tích nhu cầu vốn ĐTPT của ngân sách TPHCM
Với vai trị trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, cửa ngõ giao thơng quan trọng của các tỉnh, thành phía nam, từ nhiều năm qua, hạ tầng kỹ thuật - xã hội của TPHCM không chỉ phục vụ cho nhân dân thành phố mà còn đảm nhiệm vai trò phục vụ cho một bộ phận nhân dân các tỉnh thành lân cận. Do đó, TPHCM cần lượng vốn đầu tư rất lớn để đáp ứng nhu cầu ĐTPT hạ tầng đô thị và để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ổn định.
Tuy vậy, khả năng cân đối vốn đối với nhiều dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn TPHCM đang gặp khơng ít khó khăn bởi 2 ngun nhân. Thứ nhất, nhu cầu vốn đầu tư của TPHCM rất lớn nhưng ngân sách điều tiết cho TPHCM lại quá thấp, chưa tương xứng với đóng góp của TPHCM cho thu ngân sách. Thứ hai, việc điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư so với dự toán của các dự án quá cao, dẫn đến không thể đáp ứng đủ vốn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
Về nhu cầu vốn xây dựng hạ tầng tại TPHCM, tại hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn 2025, UBND TPHCM cho biết tổng số tiền để TPHCM phát triển theo quy hoạch này lên đến 470 tỷ USD. Ngân sách chỉ đáp ứng được 10%, phần còn lại phải huy động từ các nguồn vốn khác trong xã hội.
Riêng giai đoạn 2009 – 2013, theo Sở KH&ĐT TPHCM, nhu cầu vốn ĐTPT của NSNN hàng năm của các đơn vị rất lớn, lên đến khoảng 35,000 - 40,000 tỷ đồng. Nguồn vốn cho ĐTPT của ngân sách TPHCM chủ yếu cân đối từ nguồn thu thuế, mà thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn này giảm do bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến khả năng cân đối ngân sách thành phố cho chi ĐTPT cũng bị hạn chế, không ổn định, chỉ đáp ứng được khoảng 13,000 - 18,000 tỷ đồng. Bảng 2.1 cho thấy ngoại trừ năm 2010 ngân sách TPHCM đáp ứng được 53.9%, còn lại các năm khác trong giai đoạn 2009 – 2013 mức đáp ứng chỉ dưới 40%. Tuy
này đạt 47.8%. Số liệu cũng cho thấy nhu cầu ĐTPT của ngân sách TPHCM luôn tăng qua các năm, nhưng mức chi của ngân sách TPHCM từ năm 2011 bị cắt giảm theo chủ trương của Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Sự phát triển ngược chiều này càng làm tình trạng thiếu vốn trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án, cơng trình và từ đó làm giảm hiệu quả đầu tư.
Trái ngược với nhu cầu ngày càng cao về ĐTPT của TPHCM, tỷ lệ điều tiết từ tổng thu ngân sách trên địa bàn để lại cho thành phố ngày càng giảm. Từ mức 33% năm 2003 đã giảm còn 29% trong thời kỳ ổn định ngân sách 2004 – 2006, còn 26% trong thời kỳ ổn định 2007 – 2010 và chỉ còn 23% trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015. Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (chiếm tỷ trọng hơn 40% tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố) phải thực hiện điều tiết toàn bộ 100% về ngân sách Trung ương theo quy định của Luật NSNN.
Bảng 2.2: Tỷ lệ đáp ứng vốn ĐTPT của ngân sách TPHCM (Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Nhu cầu vốn ĐTPT của ngân sách TPHCM
Kế hoạch hoạch/nhu cầu Tỷ lệ kế Giải ngân ngân/nhu cTỷ lệ giải ầu 2009 35,000 13,265.10 37.9% 11,085.1 31.7% 2010 33,666 18,134.80 53.9% 16,094.8 47.8% 2011 41,887 14,342.50 34.2% 13,063.2 31.2% 2012 39,789 16,218.50 40.8% 15,039.4 37.8% 2013 45,000 15,195.80 33.8% 13,764.9 30.6%
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở KH&ĐT TPHCM)
Theo số liệu Niên giám thống kê của Cục Thống kê TPHCM và Tổng cục Thống kê, mặc dù trong giai đoạn 2009 – 2013, tổng thu NSNN trên địa bàn TPHCM luôn chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng thu ngân sách cả nước, nhưng tổng chi ĐTPT của ngân sách TPHCM chỉ chiếm khoảng 7% tổng chi ĐTPT của NSNN của cả nước, và tổng chi ngân sách địa phương được hưởng theo tỷ lệ điều tiết chỉ chiếm tỷ trọng 4,23% tổng chi cả nước. Trong giai đoạn 2011 – 2013, theo Sở KH&ĐT TPHCM, TPHCM đã phải cắt giảm 7,346 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách đối với nhiều dự án, tương ứng với 12.12% tổng vốn ngân sách chi cho ĐTPT của thành phố. Cụ thể, năm 2011, đã điều chỉnh giảm 2,552.141 tỷ đồng; năm 2012, đã
điều chỉnh giảm 2,287.208 tỷ đồng và năm 2013 đã điều chỉnh giảm 2,507.220 tỷ đồng. Sự cắt giảm này đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm, qua đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả chi ĐTPT của ngân sách TPHCM. Mặt khác, việc cắt giảm chưa gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư gây ra tình trạng nhiều cơng trình đang xây dựng dở dang bỗng hụt vốn, phải ngừng thi cơng, gây lãng phí và tác động tiêu cực đến đời sống người dân cũng như ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, một trong những nút thắt trong chi ĐTPT của ngân sách TPHCM là việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư quá lớn ở hầu hết các dự án, dẫn đến mất cân đối về nguồn vốn từ đó gây khó khăn cho việc tiếp tục triển khai.Ngược lại, các dự án do thiếu vốn nên chậm tiến độ, lại càng phát sinh thêm kinh phí, đội giá lên cao do trượt giá. Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn thiếu vốn – chậm tiến độ - tăng chi phí, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM.
Trước lo ngại về thực trạng thu ít, chi nhiều, TPHCM đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với TPHCM theo hướng nâng mức huy động vốn, tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các nguồn thu có sự phân chia giữa thành phố và Trung ương, và phân cấp nhiều hơn trong quản lý tài chính, tăng tính tự chủ cho TPHCM về ngân sách. Nghị định 61/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 19/6/2014 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 124 trong đó nâng mức dư nợ của thành phố lên khá cao so với Nghị định 124. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ điều tiết, phân cấp nhiều hơn và tăng tính tự chủ cho TPHCM khó có thể được chấp thuận trong tương lai gần.
Trước tình hình đó, để giải quyết bài tốn cân đối nguồn vốn, TPHCM thực hiện tăng cường xã hội hóa để bổ sung nguồn lực cho ĐTPT, đẩy mạnh kêu gọi các nguồn vốn từ nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt ưu tiên doanh nghiệp tư nhân trong nước, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng của thành phố.
Ngồi ra TPHCM cịn bù đắp khoản thiếu hụt bằng việc sử dụng nguồn vốn bằng tài sản dôi dư từ bất động sản, các nguồn thu từ đất, nỗ lực tăng thu ngân sách để cân đối tiền thưởng thu vượt ngân sách cho chi ĐTPT, chủ động thực hiện các biện pháp huy động vốn bằng nhiều hình thức,… nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các cơng trình trọng điểm, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để tránh các nguy cơ về nợ công, TPHCM thực hiện huy động vốn theo nguyên tắc 1:1, tức chỉ huy động tối đa bằng vốn ngân sách tự có và cơ chế huy động, vay vốn của thành phố đều được sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài chính.