2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI ĐTPT CỦA NGÂN SÁCH TPHCM
2.5.4.2. Những tồn tạ
Về xây dựng danh mục dự án, dự toán, phân bổ dự toán chi ĐTPT:
- Nhu cầu đầu tư được tổng hợp từ dưới lên cùng với việc chú trọng gia tăng quy mô vốn đầu tư khiến danh mục đầu tư ngày càng dài và dự toán đầu tư thường vượt xa khả năng ngân sách.
- Dự toán chưa gắn với nguồn lực nên nhiều dự án đã được quyết định nhưng khơng bố trí được vốn dẫn đến khơng thể triển khai hoặc triển khai chậm trễ.
- Thứ tự ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm chưa được xác định tốt.
- Vốn tạm ứng chi phí đền bù GPMB do Ban đền bù GPMB (đơn vị được thuê để tổ chức đền bù) nắm giữ nên dễ phát sinh tiêu cực.
- Công tác đấu thầu không đảm bảo về chất lượng, việc chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu có giá thấp mà khơng quan tâm đến chất lượng cịn xảy ra phổ biến.
- Theo số liệu từ KBNN, hầu hết chủ đầu tư và nhà thầu triển khai dự án chậm tiến độ so với kế hoạch.
Về kiểm soát thanh tốn:
- Chưa có biện pháp để các chủ đầu tư phải cân bằng khối lượng đề nghị thanh toán hàng tháng trong năm nên phần lớn các dự án đầu năm thi công chậm, chỉ tập trung thi công nước rút vào cuối năm để kịp lấy vốn từ ngân sách. Theo thống kê của KBNN trung bình tháng 12 hàng năm khối lượng đã thực hiện gửi đến KBNN chiếm đến 36% giá trị khối lượng thực hiện của cả năm. Thời hạn kiểm soát thanh toán của KBNN chỉ đến hết ngày 31/1 năm sau, do đó cán bộ thanh tốn phải tăng cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động trong ngày, điều này tất yếu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát thanh toán tại KBNN.
- Việc tạm ứng chưa gắn với ràng buộc thi hành nghĩa vụ của nhà thầu, mức tạm ứng cao tạo ra các hệ lụy: nhà thầu chiếm dụng vốn NSNN, nhà thầu khơng tích cực triển khai thi cơng, mức tạm ứng vượt quá xa khối lượng thực hiện dẫn đến việc đánh giá kết quả giải ngân khơng đúng với tình hình hoạt động ĐTPT.