3. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI ĐTPT CỦA NGÂN SÁCH TPHCM
3.2.2.2. Về quản lý các khâu chi ĐTPT của NSNN
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các bước từ lập dự án, thẩm định, đấu thầu, theo dõi, giám sát, báo cáo đến nghiệm thu dự án hồn thành. Nâng cao trình độ xây dựng, phân tích, thẩm định và quản lý dự án của cán bộ các cấp. Thực hiện giám sát ngay từ khâu lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật, quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Lập dự án:
Nâng cao chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án đầu tư; thuê các tư vấn giỏi, tư vấn nước ngoài để hỗ trợ trong các khâu tư vấn dự án, tư vấn thiết kế, lập tổng dự toán. Nghiên cứu, khảo sát kỹ trước khi quyết định đầu tư.
Đối chiếu chi phí của dự án đang xem xét với các dự án khác trong nước và quốc tế để đảm bảo chi phí khơng bị phóng đại. Trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kể về chi phí thì phải u cầu chủ đầu tư giải trình chi tiết.
Tính tốn đầy đủ các yếu tố và điều kiện khai thác, sử dụng để có thể vận hành, đưa cơng trình vào sử dụng ngay sau khi hồn thành.
Có dự tốn đầy đủ chi phí thường xuyên cho hoạt động vận hành cũng như bảo trì, bảo dưỡng dự án khi đi vào hoạt động.
Xem xét, lựa chọn chủ đầu tư trên cơ sở hiệu quả và chất lượng các dự án đã thực hiện trong quá khứ.
Thẩm định dự án:
Áp dụng thống nhất các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án. Áp dụng cơ chế đánh giá kết quả thẩm định khác nhau với ba nhóm dự án. Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mơ đặc biệt thì thành lập hội đồng thẩm định độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mơ thấp hơn nhưng vượt qua một ngưỡng nào đó thì thực hiện đánh giá lại kết quả thẩm định một cách độc lập. Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết.
Nâng cao năng lực của các cơ quan thẩm định dự án, đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định dự án, đảm bảo tính minh bạch, chính xác của việc thẩm định, tránh để xáy ra tình trạng đối phó, ngụy tạo, sai lệch kết quả trong thẩm định.
Đấu thầu:Khắc phục tình trạng đấu thầu giả, xét thầu thiếu trong sáng, cơ chế xin cho, thay vào đó là hình thức đầu thầu cơng khai, cạnh tranh, minh bạch và có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài. Đơn giản hóa thủ tục đấu thầu nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng Luật Đấu thầu.
Triển khai thực hiện:
Thực hiện tốt GPMB để đảm bảo tiến độ xây dựng. Có chính sách giá đền bù thỏa đáng, thống nhất và rõ ràng, cũng như thực hiện tốt chính sách tái định cư.
Khắc phục tình trạng điều chỉnh dự án để tránh gây xáo trộn hệ thống quản lý đầu tư NSNN bằng cách:
- Siết chặt khả năng điều chỉnh tiến độ, dự toán và phương án tài chính, quy rõ trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân là nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án để buộc chủ đầu tư phải tính tốn căn cơ ngay từ trước khi thực hiện dự án.
- Những dự án đề nghị điều chỉnh cần có luận chứng chi tiết được cơ quan có thẩm quyền đánh giá và chấp thuận.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân và bố trí nguồn vốn, những trục trặc phát sinh để có biện pháp khắc phục sớm.
Theo dõi, giám sát, báo cáo:
Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra dựa trên kết quả nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư theo quy hoạch đầu tư đã đề ra, phối hợp sự tham gia của các bên hữu quan đối với các dự án ĐTPT để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý chi ĐTPT của NSNN.
Tăng cường công khai, minh bạch để nâng cao vai trò giám sát cộng đồng đối với ĐTPT bằng nguồn vốn nhà nước, từ đó góp phần chống thất thốt, lãng phí, tiêu cực và tham nhũng.
Nghiệm thu dự án hoàn thành, vận hành dự án:
Nâng cao hiệu lực của hoạt động đánh giá, kiểm toán sau dự án, thực hiện đánh giá với mọi dự án. Đối với những dự án đặc biệt quan trọng cần có một hội đồng đánh giá độc lập, có thể chính là hội đồng thẩm định độc lập ban đầu; đối với những dự án quan trọng thì hội đồng đánh giá có thể là hội đồng kiểm tra bản thẩm định dự án ban đầu.
Xây dựng tiêu chí, cách thức đánh giá và đánh giá dựa trên kết quả dự án đem lại cho người dân, sự thay đổi trước và sau khi có dự án, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của dự án.
So sánh các dự án vừa hoàn thành với các dự án khác (trong nước và quốc tế) về một số phương diện quan trọng như chi phí, tiến độ, chất lượng, khả năng cung ứng dịch vụ sau khi hoàn thành,…
Kết luận chương 3
Dựa trên mục tiêu và định hướng chi ĐTPT của ngân sách TPHCM đến năm 2020, cũng như căn cứ vào các hạn chế và nguyên nhân đã nêu ở chương 2, tác giả đề xuất một số biện pháp đối với Nhà nước và các nhà quản lý TPHCM nhằm nâng
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn 2009 – 2013, chi ĐTPT của ngân sách TPHCM tuy đã có nhiều cải thiện, thể hiện một số ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đã tồn tại từ lâu mà vẫn chưa khắc phục được, làm giảm hiệu quả đầu tư và kìm hãm sự phát triển tổng thể của TPHCM. Hiệu quả chi ĐTPT của ngân sách TPHCM phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng chủ yếu bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố chủ quan của những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động ĐTPT của NSNN.
Định hướng chi ĐTPT của ngân sách TPHCM đến năm 2020 phải bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời để đàm bảo tính khả thi cao, cần phải dựa trên sự tổng kết đúc rút thực tiễn chi ĐTPT trong thời gian qua.
Hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả chi ĐTPT của ngân sách TPHCM phải được đặt trong bối cảnh cụ thể, mơ hình kinh tế chung, đảm bảo khắc phục yếu kém, tồn tại, khuyết điểm làm giảm hiệu quả chi ĐTPT của ngân sách TPHCM trong giai đoạn 2009 - 2013. Mặt khác hệ thống giải pháp này phải phát huy ưu điểm đã đạt được để nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu đặt ra.
Điều quan trọng là phải có sự triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để nâng cao hiệu quả chi ĐTPT của ngân sách TPHCM, góp phần cùng các nguồn vốn khác trong toàn xã hội đem lại hiệu quả chi ĐTPT, đẩy mạnh phát triển đất nước nói chung và TPHCM nói riêng.