Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 74)

2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI ĐTPT CỦA NGÂN SÁCH TPHCM

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

 Về khung pháp lý:

- Hệ thống văn bản pháp luật chưa rõ ràng, hoàn thiện, thống nhất, hay thay đổi, chưa phân định rõ trách nhiệm và thiếu chế tài nghiêm minh.

- Giai đoạn 2009 - 2013, Luật Đầu tư cơng và Luật Tổ chức chính quyền địa phương chưa được ban hành gây khó khăn cho việc quản lý ĐTPT.

 Về cơ chế, chính sách:

- Chính sách đặc thù dành riêng cho TPHCM chưa phù hợp, phân bổ ngân sách không tương xứng dẫn đến tình trạng vốn khơng đủ đáp ứng nhu cầu ĐTPT.

- Chính sách giá đền bù khơng rõ ràng, đồng nhất và chính sách tái định cư chưa tốt dẫn tới công tác GPMB chậm trễ, làm chậm tiến độ các dự án.

- Kế hoạch đầu tư, dự tốn vốn đầu tư và bố trí vốn đã được lập từ trước nên nhiều dự án đang triển khai thiếu đồng bộ với chủ trương tái cơ cấu đầu tư cơng nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung được ban hành sau này.

 Về quy trình đầu tư:

- Thiếu phân tích, dự báo về thị trường khi thực hiện cơng tác quy hoạch. - Định hướng đầu tư chưa thống nhất, thứ tự ưu tiên trong định hướng đầu tư chưa rõ ràng, tồn tại cùng lúc quá nhiều mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm.

- Nhu cầu đầu tư được tổng hợp từ dưới lên nên nảy sinh tính cục bộ, khiến danh mục đầu tư đề xuất ngày càng dài và dự toán đầu tư ngày càng vượt xa ngân sách, dẫn đến không thể cân đối vốn đồng thời khiến chi ĐTPT của NSNN dàn trải.

- Trình độ năng lực yếu kém của chủ đầu tư, của đơn vị tư vấn lập dự án khiến dự tốn khơng dự tính được đầy đủ chi phí, khi thi công phát sinh nhiều hạng mục dẫn đến tăng vốn đầu tư.

 Về giám sát đầu tư:

- Việc thẩm định, giám sát và đánh giá kết quả đều do chủ đầu tư thực hiện khiến hoạt động này kém hiệu lực, mang tính hình thức.

- Cơ chế giám sát của HĐND các cấp và của người dân chịu tác động trực tiếp chỉ mang tính hình thức, khơng phát huy hiệu lực.

- Nguồn lực dành cho hoạt động kiểm toán và đánh giá dự án rất hạn chế dẫn đến hiệu quả và hiệu lực hai hoạt động này còn kém.

Kết luận chương 2

Chương này đi sâu tìm hiểu thực trạng chi ĐTPT của ngân sách TPHCM giai đoạn 2009 – 2013 để từ đó phân tích hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của hoạt động ĐTPT của ngân sách TPHCM giai đoạn này; đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi ĐTPT của ngân sách TPHCM, tìm hiểu thực trạng quản lý chi ĐTPT của ngân sách TPHCM, từ đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân gây ra những hạn chế trong chi ĐTPT của ngân sách TPHCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả chi đầu tư phát triển của ngân sách thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)